Một góc nhìn về SAFI và đợt phát hành thêm

10/01/2008 08:10
10-01-2008 08:10:55+07:00

Một góc nhìn về SAFI và đợt phát hành thêm

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trong ngắn hạn. Trong khi sắp diễn ra rất nhiều đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của những đại gia lớn như Incombank, Sabeco, Habeco, Mobifone…cùng với hàng loạt các công ty niêm yết phát hành thêm tăng vốn nhằm phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh trong năm 2008, thì cung tiền trong nền kinh tế sẽ khá hạn chế và chỉ tập trung vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cao.

Trong bối cảnh không thuận lợi như vậy, việc phát hành thêm của SAFI cũng gây ra không ít lo ngại khi lượng cung cổ phiếu tăng lên sẽ tác động làm giảm giá. Cùng với xu hướng chung của thị trường, giá của SFI đã giảm liên tục từ khi chốt quyền, ở mức 148,000 đồng vào ngày 20/11/2007 xuống 110,000 đồng vào thời điểm hiện nay, mức thấp nhất từ khi SFI lên sàn vào cuối năm 2006. Tuy nhiên đây chỉ là một tác động trong ngắn hạn, và chúng ta cần xem xét trong dài hạn các dự án sau khi tăng vốn của SAFI nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.

Tổng số cổ phần phát hành thêm của SAFI là 2 triệu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 20 tỷ, nâng tổng vốn điều lệ lên 31.385 tỷ đồng. Trước tiên, ngày 22/11 vừa qua, SAFI đã thực hiện việc đăng ký cuối cùng để chốt quyền mua đối với cổ đông hiện hữu (CĐHH). Số lượng phân phối cho CĐHH là 1,138,500 cổ phiếu (CP) theo tỷ lệ 1:1, mỗi cổ đông sở hữu 1 CP nhận 1 quyền mua, mỗi quyền được mua 1 CP với giá 33,000 đồng.

Tiếp đó là phát hành cho CBCNV 56,925 CP tương đương 5% vốn điều lệ với giá bằng giá phát hành cho CĐHH. Đợt cuối, SAFI sẽ đấu giá công khai 804,575 cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài với giá khởi điểm 100,000 đồng/CP vào ngày 16/01 sắp tới.

Đôi nét về SAFI

Doanh thu các dịch vụ chính của SAFI

Đvị: nghìn VNĐ

2004

2005

2006

6/2007

DV Đại lý vận tải đường biển

11,035,872

12,203,811

13,486,000

7,534,000

% Tổng doanh thu

24.04%

24.05%

19.23%

22.54%

DV Đại lý vận tải đường không

15,147,506

18,132,310

16,776,000

7,196,000

% Tổng doanh thu

33.00%

35.73%

23.92%

21.53%

Đại lý tàu biển

3,727,576

2,622,164

3,607,000

2,437,000

% Tổng doanh thu

8.12%

5.17%

5.14%

7.29%

Giao nhận hàng hóa và kho bãi

15,995,417

17,784,911

36,273,000

16,259,000

% Tổng doanh thu

34.84%

35.05%

51.71%

48.64%

Tổng

45,906,371

50,743,196

70,142,000

33,426,000

Nguồn: SAFI

SAFI, tên đầy đủ là Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI, trước đây là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Tháng 5/1998, SAFI là đơn vị đầu tiên của Vinalines mạnh dạn đi theo con đường cổ phần hóa. Trong suốt thời gian 15 năm từ khi thành lập, SAFI luôn đi theo một định hướng rõ ràng trong lĩnh vực hoạt động của mình, đó là dịch vụ Đại lý vận tải đa phương thức, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, giao nhận hàng hóa và kho bãi (hay Logistics).

Logistics là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng doanh thu hiện nay của SAFI. Mảng đại lý vận tải đa phương thức chiếm hơn 40% tổng doanh thu, trong đó quá nửa là dịch vụ vận tải đường không. Đại lý tàu biển là một ngành truyền thống nhưng do phải chia sẻ thị trường và xu hướng chung là các hãng tàu lớn tự tách ra hoạt động độc lập nên chỉ còn chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 5% tổng doanh thu.

Chiến lược phát triển dài hạn của công ty vẫn tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi và tiếp vận để phát triển dịch vụ trọng tâm là Logistics. Thêm vào đó, SAFI không ngừng thắt chặt quan hệ với các đại lý nước ngoài để duy trì nguồn hàng hiện tại, tạo nền tảng để gia tăng chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển dịch vụ trên các thị trường mới.

Chỉ số về khả năng tăng trưởng

Đvị: triệu VNĐ

2005

2006

2007 (E)

Tăng trưởng 2006 so với 2005(%)

Tăng trưởng 2007(E) so với 2006(%)

Tổng TS

185,336

141,330

193,000

-23.74%

36.56%

Vốn đìều lệ

11,385

11,385

22,770

0.00%

100.00%

Doanh thu thuần

63,184

88,993

98,724

40.85%

10.93%

Lợi nhuận thuần

10,256

13,922

23,160

35.75%

66.35%

EPS (VNĐ)

9,007

12,228

10,171

35.76%

-16.82%

Nguồn: Vietstock và Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2005, 2006

Vốn điều lệ của SAFI tính đến thời điểm hiện nay đạt 22.77 tỷ nhưng tổng tài sản năm 2007 ước tính lên đến hơn 190 tỷ, doanh thu toàn công ty năm 2007 đạt khoảng 99 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006. Lợi nhuận năm nay ước tính cũng tăng 66.35% so với năm trước, chủ yếu từ hai liên doanh, đặc biệt từ liên doanh với Yusen (Nhật Bản)-chuyên về đại lý vận tải đường không. Năm 2007 Yusen ước tính sẽ đóng góp 12.7 tỷ trong tổng lợi nhuận của SAFI.

Tuy lợi nhuận tăng cao nhưng chỉ tiêu EPS ước tính cho năm 2007 lại giảm 16.82%, chỉ còn 10,171 đồng so với 12,228 đồng của năm 2006. Nguyên nhân là do cuối năm 2007 SAFI đã hoàn thành đợt 1 của việc tăng vốn, nâng vốn điều lệ lên gấp đôi trong khi số vốn tăng thêm chưa được đưa vào đầu tư1.

Chỉ số về khả năng sinh lời

Đvị: triệu VNĐ

2005

2006

2007(E)

LN sau thuế/ DTT

16.23%

15.64%

23.46%

ROE

38.28%

37.13%

29.42%

ROA

5.53%

9.85%

12.00%

Nguồn: Vietstock

Các chỉ số tài chính của SAFI tương đối khả quan. Do mức lợi nhuận tăng đột biến từ liên doanh Yusen nên chỉ số LNST/DTT và ROA năm 2007 dự tính sẽ cao hơn năm 2006. Tuy vậy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có thể bị giảm do lượng vốn vừa phát hành thêm vào cuối năm qua chưa phát huy hiệu quả. Tuy nhiên với những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn phát hành thêm này thì kỳ vọng tỷ số ROE này sẽ có sự tăng trưởng trong tương lai.

So sánh với một số công ty cùng ngành

Công ty

 

VĐL (trđ)

D.T.Thuần (trđ)

LN sau thuế (trđ)

EPS (đồng)

ROE (%)

2005

2006

2005

2006

2005

2006

2005

2006

2005

2006

 SFI

    11,385

    11,385

       63,184

       88,993

    10,255

    13,922

  9,007

  12,228

38.28%

37.13%

 MHC

    67,056

    67,056

     162,115

     223,880

    16,212

    15,704

  2,418

    2,342

16.18%

15.06%

 TMS

    42,900

    42,900

     128,751

     128,245

    17,454

    15,918

  4,920

    3,710

21.70%

18.18%

 GMD

  207,141

  345,230

  1,103,477

  1,211,978

  135,980

  156,108

  6,567

    4,522

23.99%

24.99%

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Qua bảng so sánh trên có thể thấy hiệu quả hoạt động của SAFI rất cao, lợi nhuận năm 2005 gần bằng VĐL, sang năm 2006 đã vượt hơn và làm cho tỷ suất sinh lời trên VCSH cao hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. Tuy nhiên có được tỷ suất lợi nhuận nổi trội như vậy cũng do SAFI có những đặc thù riêng. Nhóm công ty còn lại cũng có tỷ suất sinh lời tương đối cao nhưng không bằng SAFI vì phải đầu tư vốn vào tài sản cố định và cơ sở hạ tầng để phát triển một số mảng hoạt động khác như khai thác cảng, bất động sản…

Với đợt phát hành thêm vừa qua, chỉ số PE của SAFI hiện vào khoảng 11.6. Chỉ số trên được xác định dựa trên giá SFI vào thời điểm cuối năm 2007 là 118,000 đồng và EPS đã được điều chỉnh cho đợt phát hành thêm với tỷ lệ 1:1 cho CĐHH là 10,171 đồng. Chỉ số này có khác biệt lớn so với số liệu được Sở giao dịch công bố là PE = 29.84, do số liệu Sở giao dịch công bố là EPS chưa bao gồm lợi nhuận từ các bên liên doanh.

Các dự án sử dụng vốn từ đợt phát hành thêm

Dự kiến số tiền thu được từ đợt phát hành tăng vốn khoảng 120 tỷ đồng và sẽ tập trung vào 3 dự án lớn: mở rộng kho hàng CFS ở Quận 7 (khoảng 3.6 tỷ), đầu tư tổ hợp kho hàng và văn phòng cho thuê ở Đà Nẵng (khoảng 17.5 tỷ), và xây dựng cao ốc văn phòng tại 209 Nguyễn Văn Thủ (khoảng 86.5 tỷ). Phần còn lại sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho giai đoạn 2008-2010.

Hai trong số 3 dự án của SAFI đều là đầu tư cơ sở vật chất để củng cố và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Đây là một hướng đi đúng đắn và nhất quán của Ban lãnh đạo công ty. Theo số liệu ước tính, chi phí cho Logistics tại Việt Nam vào khoảng 15-20% GDP, trong đó chủ yếu là từ chi phí kho bãi. Với một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh mẽ, tốc độ tăng GDP trung bình hơn 8% trong thời gian qua, đồng thời kim ngạch XNK cũng tăng trên 20% mỗi năm, thì nhu cầu cho ngành Logistics là rất lớn, và việc đầu tư để có một cơ sở hạ tầng đầy đủ nhằm phát triển dịch vụ này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.

Với hệ thống hai kho hiện tại ở Gia Lâm, Hà Nội (khoảng 4,500 m2) và ở Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (10,000 m2), kết hợp với việc đầu tư xây thêm kho trên diện tích hiện có tại Q.7 và đầu tư kho tại KCN Đà Nẵng (9500 m2), công ty có thể thiết lập một hệ thống cung cấp dịch vụ Logistics khép kín và xuyên suốt cả nước. Đặc biệt cả hai dự án này đã khởi công và dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong năm 2008.

Tính đến thời điểm hiện nay, các kho ở Hà Nội và TP.HCM hoạt động khá hiệu quả, và kho hàng sắp hoàn thành ở Đà Nẵng cũng hứa hẹn một thị trường lớn, đặc biệt khi SAFI đã được các nhà thầu Dung Quất chỉ định cung cấp dịch vụ vận chuyển thiết bị nhà máy về Việt Nam và cung cấp dịch vụ khai quan giao nhận cho khách hàng Nhật Bản. Do vậy có thể nói SAFI có một cơ sở vật chất vững vàng và hứa hẹn hiệu quả kinh doanh cao từ những nền tảng đó.

Những diễn biến gần đây về giá dầu kết hợp với những bất ổn của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới nên xu hướng tăng trưởng chung của toàn cầu sẽ giảm sút. Điều này ít nhiều sẽ gây ra tác động đến các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với những ngành mang tính hội nhập và toàn cầu hoá cao như vận tải quốc tế và Logistics. Đứng trước xu thế chung, Ban lãnh đạo SAFI đã có giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tạo ra một nguồn tiền ổn định và lâu dài đồng thời phát huy nguồn lực đất đai của công ty, đó là đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng tại số 209 Nguyễn Văn Thủ, Q.3. Với hiệu quả khai thác của các cao ốc văn phòng đến thời điểm này là gần như 100% và nhu cầu vẫn còn đang tăng cao, dự án này sẽ tạo ra doanh thu ổn định trong tương lai nhằm tối đa hoá lợi ích cho cổ đông công ty.

Với xu thế hội nhập và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, SAFI cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn do việc phải chia sẻ thị trường. Tuy nhiên với tiềm lực khá mạnh, thị trường ổn định và những định hướng phát triển chiến lược, SAFI vẫn có thể vững vàng tiến bước.

Lời kết

Nhìn chung, với tình hình hoạt động hiện tại cùng những triển vọng phát triển trong tương lai thì SAFI là một địa chỉ đáng tin cậy để đầu tư. Với những dự án phát triển nhất quán với mục tiêu phát triển của công ty, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường và nền kinh tế, SAFI sẽ góp phần đảm bảo và gia tăng giá trị đầu tư lâu dài cho các cổ đông.

1 Tuy việc tăng vốn được hoàn thành vào cuối tháng 12/2007, nhưng xét đến tính thận trọng trong việc tính toán các chỉ số của SAFI thì việc tính cả lượng CP đã phát hành thêm để xác định EPS cho năm 2007 là một điều cần thiết.

Phạm Ngọc Hà - Phòng Phân tích

Vietstock



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98