Ngành xây dựng: Khó khăn còn ở phía trước

13/03/2009 18:25
13-03-2009 18:25:53+07:00

Ngành xây dựng: Khó khăn còn ở phía trước

(Vietstock) - Ngành xây dựng và ngành bất động sản luôn có mối tương quan chặt chẽ. Chính vì vậy, tình hình ảm đạm của ngành bất động sản trong thời gian qua đã khiến cho ngành xây dựng trở nên điêu đứng. Kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty niêm yết phản ánh khá rõ thực tế này.

Năm 2008, năm của khó khăn

Năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, kính, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản.

Bước sang năm 2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng cũng chẳng mấy sáng sủa khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước suy giảm, thị trường bất động sản vẫn chưa thoái khỏi tình trạng ảm đạm. Đây là điều không có gì lạ vì ở các nước trên thế giới như Mỹ, Anh…, ngành xây dựng cũng đang vật lộn để sinh tồn do nhu cầu xây dựng nhà cửa giảm sút.

Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty niêm yết. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.

Nguồn: VietstockFinance

Trong khi hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, chúng tôi nhận thấy rủi ro tài chính của ngành xây dựng khá cao do tỷ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu là 2.9 lần, cao hơn mức 1.35 của toàn thị trường. Thậm chí một số công ty có tỷ mức độ đòn bẩy rất cao như: SDS (11.1 lần); VCG (11.1 lần): SDJ (6.7 lần); VMC (6.5); STL (6.3 lần); SC5 (5.72 lần). Việc sử dụng nhiều nợ cộng thêm tỷ số thanh toán giảm từ 1.36 lần vào năm 2007 xuống còn 1.26 lần vào năm 2008 có thể gây nên những lo ngại về khả năng thanh toán của ngành.

Nguồn: VietstockFinance

Giá cổ phiếu của ngành xây dựng sụt giảm mạnh trong năm 2008 và hiện nay giá trị giao dịch thị trường đã lớn hơn so với giá trị sổ sách (P/B<1). Theo thống kê, 82% cổ phiếu trong ngành xây dựng đang giao dịch dưới giá trị sổ sách. Với mức giá giảm thấp như hiện nay, chỉ số P/E bình quân của ngành chỉ bằng 4.8x, với EPS tương ứng là 2,484 đồng/cổ phiếu.

Những công ty có kết quả kinh doanh đáng chú ý

Dựa trên kết quả kinh doanh năm 2008 và triển vọng trong năm 2009,  các công ty sau đây có thể là những gợi ý cho xu hướng đầu tư năm 2009:

REE: REE là tâm điểm của thị trường trong thời gian qua khi có mức thua lỗ lên tới 152 tỷ đồng trong năm 2008. Nguyên nhân là do công ty này đã trích lập dự phòng 467,13 tỷ đồng cho khoản mục đầu tư tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chính của REE vẫn đang khá tốt khi doanh thu tăng trưởng 17.4% so với năm 2007; tỉ suất lãi gộp là 28.6%. Hơn nữa, liên tục từ quý III/2008 đến nay công ty vẫn làm ăn có lãi. Theo thông tin công bố từ phía công ty, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của REE trong tháng 1/2009 lần lượt là 58.72 tỷ đồng và 20.7 tỷ đồng.

Trong năm 2009, các dòng thu của REE dự báo sẽ trở nên tốt hơn so với năm ngoái do  REE đã đưa vào sử dụng các toàn nhà Etown 3 và Etown 4 từ cuối quý III/2008. Năm 2008, mảng cho thuê văn phòng là mảng đóng góp nhiều nhất trong hoạt động của công ty với 134 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nên tôi kỳ vọng các mảng này sẽ tăng lợi nhuận cho công ty. Đối với mảng cơ điện M&E, REE cũng đã ký được các hợp đồng với tổng giá trị 1,200 tỷ đồng. 

Lợi thế khác của REE là có lượng tiền mặt lên đến 352 tỷ đồng, do đó có thể đảm bảo cho hoạt động của công ty mà không phải huy động thêm vốn từ bên ngoài. Về hoạt động đầu tư tài chính, REE ít có khả năng chịu thêm các khoản lỗ do thị trường chứng khoán dự báo sẽ không có nhiều biến động mạnh như năm 2008.

SD7: Trong ngành xây dựng, có thể nói SD7 là công ty có kết quả kinh doanh nổi bật  nhất khi có duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên cao trong bối cảnh một kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất lần lượt là 1.79 lần và 1.46 lần, đứng đầu ngành xây dựng. Các chỉ tiêu sinh lợi của SD7 cũng rất khả qua với chỉ số  ROEA là 14.1% và ROAA là 5.8%. Tuy nhiên, vấn đề của công ty là sự gia tăng của giá vốn hàng bán 2.1 lần so với năm 2007 nên tỉ suất lợi nhuận gộp của công ty đã giảm từ 18% từ năm 2007 xuống còn 9% trong năm 2008. Với dự án chủ lực hiện nay của công ty là thi công công trình thủy điện Sơn La, dự báo SD7 vẫn có khả năng duy được lợi nhuận cao trong năm 2009. Cổ phiếu SD7 cũng khá hấp dẫn so với toàn thị trường khi có mức P/E 5.8x lần và P/B là 0.7x.

Trương Minh Huy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98