Doanh nghiệp ngành Giấy cần chính sách hợp lý  

15/05/2010 14:51
15-05-2010 14:51:41+07:00

Doanh nghiệp ngành Giấy cần chính sách hợp lý  

Phóng viên Báo Công Thương phỏng vấn ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội giấy và Bột giấy Việt Nam về vấn đề này.

Thưa ông, thời gian qua, giá bán giấy sản xuất nội địa tăng khá nhanh, có loại tăng giá tới 35%. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá, trong khi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu thì giá nguyên liệu tăng khá mạnh (giá bột giấy tăng 1,5 lần, giấy đã qua sử dụng tăng 6 lần so với cùng kỳ năm trước) với mức tăng bình quân khoảng 6%/tháng (tính từ tháng 4/2009 đến nay). Đến thời điểm hiện tại đã lên tới 900 USD /tấn. Thực tế, giá bán giấy không chỉ tăng ở Việt Nam mà ở khắp Châu Á (trừ Nhật Bản). Dự báo, thời gian tới, giá nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cùng với các vật tư khác (hóa chất, năng lượng, phụ tùng). Đó là chưa kể tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khá nhiều, chi phí lao động tăng thêm do từ 1/5/2010 áp dụng lương cơ bản mới. Tỉ giá đồng đô la tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất vì các doanh nghiệp phải nhập khẩu không chỉ nguyên liệu mà còn nhập khẩu hầu hết vật tư (hóa chất, phụ tùng thay thế, chăn, lưới…). Tình trạng cắt điện luân phiên thời gian gần đây cũng làm sản lượng giảm 10-15% và tăng chi phí khi đưa dây chuyền sản xuất hoạt động trở lại. Theo tính toán, so với đầu năm 2010, chi phí sản xuất giấy tăng từ 20-45% tùy từng chủng loại giấy. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm hiện nay mới tăng từ 14-35% và vẫn thấp hơn giá bán giấy nhập khẩu từ 700.000 – 1.000.000 đồng/tấn. Thực tế, dù đã tăng giá nhưng chỉ một số nhà sản xuất có lãi nhờ chủ động được một phần nguyên liệu, trong khi số đông hòa vốn hoặc lỗ chút ít và có một số cơ sở phải tạm ngừng sản xuất.Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tính đúng, đủ mọi chi phí để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, có khả năng tích lũy để tái đầu tư.

Theo ông đâu là giải pháp hạn chế việc tăng giá giấy?

- Giải pháp hữu hiệu nhất là giảm lỗ cho doanh nghiệp qua chính sách thu gom tái chế giấy đã qua sử dụng. Dự báo, năm 2010, cả nước sẽ sử dụng 2,46 triệu tấn giấy, trong đó giấy sản xuất trong nước đạt 1,555 triệu tấn, lượng giấy còn lại được nhập khẩu từ nhiều nước lên tới 1,0401 triệu tấn. Để có lượng sản phẩm này, ngành giấy sẽ sử dụng 1,35 triệu tấn giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, tissue… Hiện nay, thuế nhập khẩu giấy đã qua sử dụng là 0%, vì vậy khi nhập khẩu giấy loại, người nhập khẩu chỉ phải nộp thuế GTGT. Trong khi đó có tới 59% được thu gom trong nước (khoảng 800.000 tấn). Nếu lượng giấy này không được tái chế thì chi phí để chôn lấp sẽ lên tới 240 tỉ đồng. Như vậy, chỉ riêng việc tái chế giấy loại, năm 2010 các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm cho Nhà nước 240 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm 2010, các doanh nghiệp tái chế giấy phải nộp thuế GTGT là 520 tỉ đồng. Nếu các doanh nghiệp tái chế giấy được nhà nước hoàn lại chi phí chôn lấp (240 tỉ đồng) như ở một số nước trong khu vực thì tiền thuế GTGT trên thực tế sẽ chỉ còn 280 tỉ đồng, tức 53,84% của 520 tỉ (tương ứng với mức thuế GTGT 5% đối với giấy được làm từ giấy đã qua sử dụng). Theo quy định, nếu sản xuất từ giấy loại thu gom trong nước sẽ được khấu trừ GTGT với điều kiện phải có hóa đơn GTGT. Trường hợp người bán không có hóa đơn GTGT, để được cơ quan thuế công nhận chi phí mua giấy, doanh nghiệp thu mua phải đóng hộ 3% thuế thu nhập cho người bán lẻ và nộp thuế giá trị gia tăng. Đây là vấn đề rất bất cập vì hầu hết những người thu gom giấy loại là đội ngũ “đồng nát” thì làm sao họ có được hóa đơn GTGT giao cho người mua.

Vì vậy mới có tình trạng, nếu dùng giấy loại thu gom nội địa để tái sản xuất giấy thì sẽ phải chịu thuế GTGT là 860.000 đồng/tấn giấy sản phẩm, còn nếu nhập khẩu giấy loại về sản xuất thì chỉ phải chịu thuế GTGT 400.000 đồng/tấn sản phẩm. Vì vậy, các công ty lớn đều dùng giấy đã qua sử dụng nhập khẩu là chính. Đó cũng là lý do tỉ lệ nhập khẩu giấy đã qua sử dụng ngày càng tăng. Trong khi đó, các công ty nhỏ, ít vốn, lượng dùng không lớn nên phải dùng hoàn toàn giấy thu gom trong nước để sản xuất và phải chịu mức thuế gấp đôi công ty lớn cho một đơn vị sản phẩm bán ra, thế là đã khó lại càng khó thêm. Hơn nữa, việc giấy loại được nhập khẩu nhiều cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng tỷ trọng nhập siêu.

Theo ông, ngành giấy có thể hạn chế nhập khẩu từ chính sách thuế?

- Theo dự báo, giá trị nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng giấy và sản xuất giấy của Việt Nam năm 2010 là 1,6 tỉ USD. Trong đó, sản xuất giấy trong nước mới đạt 54%, nhập khẩu giấy chiếm 46%. Tỉ trọng giấy sản xuất trong nước mỗi năm một thấp hơn là một tín hiệu đáng báo động, trong khi Việt Nam có đủ tài nguyên, nhân lực phát triển sản xuất giấy. Nếu được quan tâm đúng mức thì lượng giấy thu gom để tái sản xuất giấy không phải chỉ ở mức 32% trong năm 2010, bởi vì ở các nước trong khu vực tỉ lệ này là 60-65%. Nói cách khác, nếu đẩy mạnh được sản xuất bột giấy và giấy trong nước, thu gom được nhiều giấy loại hơn thì năm 2010, Việt Nam chỉ cần gần 1,1 tỉ USD cho nhu cầu tiêu dùng giấy, giảm trên 0,5 tỉ USD.

Giải pháp căn bản và lâu dài là Nhà nước cần có chính sách phát triển nguyên liệu giấy (gỗ), phát triển sản xuất giấy và bột giấy, chính sách thu gom, cung ứng và tái chế giấy đã qua sử dụng. Nói cách khác, doanh nghiệp không xin Nhà nước vốn mà chỉ xin chính sách hợp lý và thỏa đáng để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trước mắt đề nghị Nhà nước coi chuỗi thu gom giấy đã qua sử dụng; phân loại, đóng bánh, phân phối giấy thu gom; tái chế giấy là loại hình kinh doanh và tiêu dùng không chịu thuế.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Loan (thực hiện)

báo công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98