Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Liệu đã cấp thiết hay chưa?

10/06/2010 11:26
10-06-2010 11:26:34+07:00

Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Liệu đã cấp thiết hay chưa?

“Đề nghị dừng dự án này”, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, bày tỏ quan điểm chính thức của ông về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam mà Chính phủ đang thuyết phục Quốc hội thông qua. Ông Thuận và những người cùng quan điểm e ngại dự án đầu tư lớn trong thời điểm này có thể bị đe dọa bởi nạn tham nhũng và làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam.

Đã cấp thiết hay chưa?

Quốc hội thảo luận tại hội trường sôi nổi về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam trị giá 56 tỉ đô la, khi mà cùng thời điểm, trên báo chí, tràn ngập hình ảnh những người dân nghèo, kể cả trẻ em ở huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) hàng ngày phải đu dây cáp để vượt sông Pôkô vì cầu treo đã bị lũ cuốn trôi và việc xây một cây cầu khác, trị giá chừng 1,5 tỉ đồng lại đang phải trông chờ vào những tấm lòng thiện nguyện.

Bà Lê Thị Dung (đại biểu tỉnh An Giang) mang những tâm tư mang tính so sánh ấy lên nghị trường Quốc hội khi thảo luận về việc có cần thiết phải đầu tư dự án này không và đầu tư thời điểm nào là phù hợp: “Những con đường nông thôn, những hình ảnh thương tâm như đắm đò, đu dây qua sông, trường học chưa đạt mức chuẩn tối thiểu và những vấn đề thương tâm khác, chúng ta thấy thiết yếu phải đầu tư nhưng còn chưa làm được”. Do vậy, theo bà, phải làm rõ đối tượng phục vụ của đường sắt cao tốc là ai? Đó có phải là nhu cầu bức thiết của đại đa số người dân khiến Quốc hội phải thông qua chủ trương đầu tư ngay hay không?

Và bà cũng như ông Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cho rằng câu trả lời là không. Bà hỏi, lý do nào mà đại đa số dân chúng vẫn phải chọn phương tiện vận tải đường dài là xe khách Bắc-Nam và đối mặt với rất nhiều vất vả, rủi ro trên đường: “Đó là vì dân ta còn nghèo”, bà tự trả lời. Còn ông Việt cho rằng nền kinh tế còn tồn đọng bao nhiêu dự án hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt cần được nâng cấp và đang thiếu vốn, xây dựng dở dang kéo dài.

Theo ông, đó là lý do khiến dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam ở thời điểm này chưa tạo được sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp dân cư. Ông Việt đề nghị cần tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề nổi lên hiện nay gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ thiết thực hơn việc nhất thiết phải thực hiện ngay một “giấc mơ đẹp” như dự án đường sắt cao tốc. Bởi đây là một dự án mà Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, khi đề nghị dừng thông qua (ít nhất ở thời điểm này) đã dẫn lại lời của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB), cho rằng phải cẩn thận với việc “trèo cao ngã đau” và WB không tham gia dự án lớn này.

E ngại nạn tham nhũng đe dọa

Dù rất ủng hộ tư duy chiến lược nhìn xa của Chính phủ và những người lập dự án, nhưng người đứng đầu Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẳng thắn bày tỏ sự quan ngại về vấn nạn tham nhũng sẽ có “đất” nếu dự án này được thông qua. Ông Thuận hỏi: “Có ai dám khẳng định trong dự án này không có tham nhũng, lãng phí và nếu có thì bao nhiêu phần trăm trong 56 tỉ đô la ấy rơi vào nạn này”.

Trong khi đó, ông Lê Văn Học (Lâm Đồng) chỉ ra vấn đề chi phí cho tư vấn đầu tư xây dựng công trình hết 9% (3,830 tỉ đô), 2,5% cho quản lý xây dựng (1,057 tỉ đô) , tính ra hết 11,5% dự án là quá lớn và bất hợp lý. Trong khi đó, ông Học tra cứu lại trong dự án thủy điện Lai Châu thì tỷ lệ này chỉ là 4,7% và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chỉ hơn 1% như một so sánh đáng suy nghĩ vì theo ông, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia xây dựng, công trình có tổng mức đầu tư càng lớn thì tỷ lệ dành cho tư vấn và quản lý càng ít đi chứ không phải cao hơn và tỷ lệ trung bình ở các dự án lớn, cấp quốc gia các chi phí này cộng lại chừng 4-5% tổng mức đầu tư dự án mới là phù hợp.

Ông Học và ông Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng tư vấn lập báo cáo đầu tư là liên doanh Việt Nam - Nhật Bản, tư vấn thẩm tra báo cáo đầu tư cũng là tư vấn Nhật Bản - Việt Nam là chưa khách quan và không ổn vì không thể để các công ty cùng đến từ Nhật Bản vừa lập báo cáo vừa thẩm tra báo cáo, tính toán và cung cấp số liệu dự án. Sau đó, có thể cũng chính phía Nhật Bản cho vay vốn đầu tư.

Ông Thuận rời hội trường với một trăn trở không có lời đáp: “Tại sao đất nước ta hàng chục năm nay đang có rất nhiều vấn đề nhưng Chính phủ trình ra Quốc hội những dự án kinh tế thì dường như có suy nghĩ hôm nay, ngày hôm sau đã đệ trình Quốc hội quyết định”. Trong khi đó, giáo dục, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu thì chỉ nằm lại trên các trang kế hoạch.

Tranh luận: Mục đích và phương pháp

Các buổi thảo luận tại Hội trường Quốc hội là nhằm để các đại biểu bày tỏ quan điểm của cử tri do họ đại diện, đồng thời thuyết phục các đại biểu khác, cử tri khác bằng các lý lẽ chặt chẽ với mục đích sau cùng: quyết định của Quốc hội sẽ đại diện cho ý nguyện của đông đảo người dân.

Đáng tiếc, trong phiên thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, những ý kiến ủng hộ dự án đã dùng phương pháp tranh luận dựa vào cảm tính là chính. Chẳng hạn, một đại biểu cho rằng, những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao... Rất dễ thấy lỗ hổng trong lập luận này bởi: cứ tạm cho rằng mọi nước có đường sắt cao tốc đều có chỉ số thông minh cao, điều đó không có nghĩa Việt Nam (cũng cứ tạm cho là có chỉ số IQ cao) là phải xây đường sắt cao tốc. Bởi người ta có thể dùng lập luận tương tự để nói rằng những nước có chỉ số IQ cao này đều đã có mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh, ít nước nào đi vay tiền để xây đường sắt, ở những nước này tỷ lệ đường sắt cao tốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong hệ thống đường sắt nước họ... Thế tại sao Việt Nam không tạo ra những “thuộc tính” này cho xứng với tỷ lệ IQ cao?

“Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ; có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức” là một lập luận khác của một đại biểu khác. Để đi đến với “những nàng tiên đang ngủ” này, đâu nhất thiết phải đi bằng đường sắt cao tốc? Phải chăng sẽ khó đánh thức các nàng nếu đến bằng đường bộ, đường hàng không hay thậm chí đường thủy?

Sự cảm tính này còn thể hiện ở cách kêu gọi lòng tự hào không đúng chỗ. Nhiều đại biểu cho rằng con tàu cao tốc xây ở Việt Nam sẽ “như biểu tượng của nền kinh tế phát triển, văn minh” mà trước sau con cháu cũng làm. Tại sao lại phải gán cho đường sắt cao tốc cái chức năng làm biểu tượng cho nền kinh tế phát triển? Tại sao đó không là những công trình khác, hình ảnh khác như không còn người nghèo, không còn cảnh nhà tranh vách đất? Nó cũng thể hiện ở tầm nhìn gói gọn trong lợi ích địa phương khi có đại biểu đòi phải xây mỗi tỉnh hai ga tàu, tỉnh nào cũng muốn đường sắt cao tốc này chạy qua.

Những lập luận khác mới nghe qua rất thuyết phục như, “vay để chi tiêu, để ăn thì mới sợ, còn để phát triển tạo việc làm thì tại sao ta lại sợ; dự án này là dự án phát triển, vay đầu tư là cần thiết, nhất là trong lúc người cho vay vẫn tin tưởng ở chúng ta, cam kết cho chúng ta vay...” Vấn đề không phải là chúng ta không nên vay tiền, vấn đề là vay để đầu tư vào chỗ nào cho có lợi nhất cho toàn cục. Những phát biểu không muốn liên can đến dự án này của Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp châu Âu, hay các nước như Pháp, Đức lẽ ra phải là lời cảnh tỉnh cho những suy nghĩ “người ta vẫn cam kết cho chúng ta vay tiền” này. - N.V.P

Ngọc Lan

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98