Giải cứu Vinashin và vị thế "hạng hai" trong WTO

21/07/2010 06:27
21-07-2010 06:27:41+07:00

Giải cứu Vinashin và vị thế "hạng hai" trong WTO

Nhìn cách giải cứu Vinashin đang khiến dư luận bàn tán, có lẽ, chúng ta không trách được một số ý kiến vẫn coi Việt Nam ở vị thế "hạng hai" trong cuộc chơi WTO.

Nền kinh tế phi thị trường

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm 2007. Một trong những cam kết khi gia nhập WTO được nhắc đến nhiều và thường xuyên, đó là việc chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong thời hạn 12 năm kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31/12/2018. Hệ quả trực tiếp của thỏa thuận này đó là sự bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào việc điều tra chống bán phá giá cũng như áp dụng các biện pháp đối kháng.

Một cách rộng hơn, áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường cho Việt Nam cũng như việc nhìn nhận Việt Nam như một "công dân hạng hai" trong sân chơi của WTO.

Sự nhìn nhận này tạo cơ hội cho các quốc gia đối xử bất bình đẳng với Việt Nam nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam trong một sân chơi được tổ chức với nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các quốc gia.

WTO không có một quy chế pháp lý chung dành cho nền kinh tế phi thị trường, trong đó quy định về các tiêu chí của nền kinh tế phi thị trường cũng như việc đối xử với nền kinh tế phi thị trường đó. Các quốc gia, trong pham vi pháp luật của quốc gia mình và phù hợp với nguyên tắc của WTO, có những quy định riêng cho nó. Tuy vậy, nhìn chung, pháp luật của EU, Mỹ và một số quốc gia khác đều coi sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp hay giá cả, chi phí của sản phẩm là một trong những yếu tố cơ bản để coi đó là nền kinh tế phi thị trường.

Nói cách khác, nền kinh tế thị trường yêu cầu nhà nước chỉ đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, đưa ra luật chơi cho các doanh nghiệp và bảo đảm cho luật chơi đó được vận hành tốt, tạo ra một sân chơi canh tranh công bằng cho tất cả doanh nghiệp tham gia.

Các doanh nghiệp được tùy ý quyết định tham gia hay rời bỏ sân chơi tùy thuộc vào khả năng, năng lực và hiệu quả hoạt động của mình. Ở một khía cạnh nào đó, việc bảo đảm một doanh nghiệp không đủ năng lực được rời bỏ sân chơi cũng quan trọng như là việc gia nhập của doanh nghiệp khác.

Việc nhà nước can thiệp không để doanh nghiệp rời bỏ sân chơi không chỉ mang lại yếu tố rủi ro cho nhà nước với vai trò là chủ thể can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, mà còn đưa ra những ảnh hưởng đối với những doanh nghiệp khác ở các mức độ khác nhau, như rủi ro cho các nhà đầu tư trực tiếp khác, hay là bằng chứng để những quốc gia khác tiếp tục áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Giải cứu Vinashin

Tính đến tháng 7/2010, Vinashin có tổng tài sản ước 90.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 9.000 tỉ đồng là vốn chủ sở hữu. Tổng số nợ của Vinashin trên 80.000 tỉ đồng, gấp trên 10 vốn chủ sở hữu. Hơn 5.000 lao động không có việc làm. Lương và bảo hiểm xã hội chưa trả lên đến 234 tỷ đồng.

Theo Luật Phá sản doanh nghiệp mà phạm vi áp dụng của nó là tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Điều 3 quy định: "Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản".

Sẽ là thiếu các bằng chứng để chứng minh rằng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ bằng những con số nợ nêu trên của Vinashin. Áp dụng Luật Phá sản để tính toán cho từng trường hợp cụ thể không phải là việc làm đơn giản, đặc biệt là không đơn giản đối với một doanh nghiệp quy mô và tầm cỡ như Vinashin với sự đầu tư rộng khắp cho nhiều dự án và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, Quyết định số 926/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu lại Vinashin đã giải cứu Vinashin thoát khỏi tình trạng phải đưa ra để "phẫu thuật" theo Luật Phá sản doanh nghiệp.

Từ ngày 1/7, Vinashin lại được nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, và hứa tiếp tục phát hành trái phiếu, cho vay thực hiện các dự án cấp thiết, cơ cấu lại nợ trong nước đã đến hạn; cấp vốn vay hỗ trợ phục vụ một số dự án còn dở dang[1].

Các công việc triển khai thực hiện Quyết định của TTCP mới đang bắt đầu được thực hiện, kết quả và hiệu quả ra sao sẽ còn phải chờ thời gian để đánh giá. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng sẽ vẫn tiếp tục tồn tại một Vinashin như chính tên gọi của nó.

Và CP một lần nữa lại ra tay giải cứu Vinashin như những lần đã từng bảo đảm cho doanh nghiệp đi vay trong những dự án mở rộng hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trước đó.

Nỗ lực và chấp nhận quy chế nền kinh tế phi thị trường

Cam kết 12 năm, không muộn hơn 31/12/2018, của việc áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường, tuy vậy, Hiệp định về việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng mở ra một cơ hội cho Việt Nam trong việc đạt thỏa thuận riêng biệt với các quốc gia về việc thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để đạt được những thỏa thuận này với các quốc gia thành viên.

Cho đến nay, theo thống kê của Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại của VCCI, tính đến tháng 5/2010, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về việc thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường với 22 quốc gia trên thế giới.

Con số 22/155 thành viên của WTO thực sự là đáng khiêm tốn, và càng khiêm tốn khi một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... vẫn đang bỏ ngỏ việc thừa nhận và vẫn áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường cho Việt Nam.

Trong khi các doanh nghiệp khác của Việt Nam đang cố gắng nỗ lực để đi chứng minh rằng họ hoạt động dưới điều kiện của nền kinh tế thị trường trong các điều tra chống bán phá giá, nếu không, đổi lại họ sẽ bị áp mức thuế cao hơn nhiều lần so với thông thường thì cách giải cứu Vinashin sẽ tạo nên những hiệu ứng lan tỏa.

Khoan nói đến những rủi ro có thể đến cho những nhà đầu tư trực tiếp của Vinashin, nhưng trong thời gian trước mắt, cách giải cứu Vinashin như vừa rồi có thể sẽ khiến ai đó xem động thái này là một trong những bằng chứng về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, mà không một doanh nghiệp nào của Việt Nam khi bị khởi kiện và điều tra chống bán phá giá có thể phản bác. Đó là một trong những lý do người ta xếp mình vào nhóm "công dân hạng hai" trong WTO.

Trần Thu Hương

TUẦN VIỆT NAM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98