Lãnh đạo Hải Phòng: “Chúng tôi đã cảnh báo Vinashin từ trước”

12/07/2010 10:15
12-07-2010 10:15:41+07:00

Lãnh đạo Hải Phòng: “Chúng tôi đã cảnh báo Vinashin từ trước”

TS. Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, vừa có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh những bất ổn trong hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và quyết định tái cơ cấu tập đoàn này.

Ông Đan Đức Hiệp nói:

- Có thể sẽ có nhiều người bất ngờ trước việc Chính phủ quyết định tái cơ cấu Vinashin. Tuy nhiên, với Hải Phòng, mấy năm gần đây chúng tôi cũng đã có những phán đoán về viễn cảnh này rồi.

Việc Chính phủ quyết định tái cơ cấu Vinashin như vừa qua thì cũng không có gì là quá “sốc” đối với chúng tôi, bởi  tỷ trọng công nghiệp đóng tàu chỉ chiếm khoảng 15% GDP của Hải Phòng.

Hơn nữa, với lĩnh vực chính là đóng tàu của Vinashin trên địa bàn, chẳng hạn những doanh nghiệp đóng tàu thuộc Vinashin như Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng... thì vẫn đang hoạt động tốt. Còn với những ngành nghề khác thì tỷ trọng không lớn lắm.

Có thể chỉ một vài khu công nghiệp do Vinashin đầu tư tại Hải Phòng bị ảnh hưởng, nên chúng tôi cũng đang tìm hướng xử lý để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

Nhưng là địa phương có nhiều dự án của Vinashin trên địa bàn, lãnh đạo Hải Phòng có đưa ra cảnh báo khi nhận thấy chiến lược đầu tư của tập đoàn này bất ổn?

Nói là cảnh báo toàn diện thì cũng không hẳn bởi Hải Phòng chỉ là địa phương, trong khi Vinashin là một tập đoàn của Chính phủ. Nhưng một số dự án khu công nghiệp, khu đô thị của Vinashin trên địa bàn chúng tôi thì chúng tôi đã cảnh báo họ từ nhiều năm trước.

Khi đó, chúng tôi đã đưa ra lời khuyên là không nên triển khai vì e ngại tính hiệu quả.

Vậy thái độ tiếp thu cảnh báo của Vinashin khi đó như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi trao đổi một cách chân thành, thẳng thắn, phân tích cho họ thấy kết cục của những dự án đó. Ở chừng mực nào đó, chúng tôi cũng đã có một số hạn chế đầu tư của họ để đến khi họ đủ mạnh những lĩnh vực đó thì mới nên triển khai.

Chúng tôi khuyên Vinashin chỉ nên tập trung vào lĩnh vực đóng tàu, sản xuất thiết bị để làm sao nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thì tốt hơn, đó mới là thế mạnh của họ.

Còn những định hướng của Vinashin ra ngoài ngành như du lịch, phát triển đô thị thì nhiều khi chúng tôi cũng không thể can thiệp sâu được.

Khi đó, Hải Phòng có báo cáo lên Chính phủ về tình hình của Vinashin không?

Thực tế, mấy năm trước đây, chúng tôi đã có trao đổi với một số cơ quan quản lý Vinashin và chính bản thân tập đoàn này.

Khi đó chúng tôi cũng đã phân tích kỹ năng lực của Vinashin, điều kiện của chúng tôi... để họ tiên lượng được khả năng. Tuy nhiên, với những gì xảy ra vừa qua thì chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc.

Vậy giờ đây, thành phố tính sao khi hàng chục nghìn lao động địa phương mất việc vì Vinashin gặp khó?

Tôi cho rằng, đối với công nghiệp đóng tàu thì lao động không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Hiện họ vẫn có những hợp đồng đóng tàu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, với những khó khăn hiện nay của Vinashin thì thu nhập và đời sống của người lao động không được cao như những năm trước.

Còn những doanh nghiệp đóng tàu khác thuộc Vinashin thì hiện đã chuyển sang lắp máy, chế tạo động cơ, thiết bị trên tàu chứ không chỉ đơn thuẩn đóng vỏ tàu. Lao động tại các doanh nghiệp này không bị ảnh hưởng lớn lắm.

Hơn nữa, những doanh nghiệp đóng tàu thuộc Vinashin như Bạch Đằng, Phà Rừng... thì họ đã có truyền thống từ 30 – 50 năm nay nên họ vẫn có những hợp đồng, đơn hàng. Có thể lợi nhuận giảm sút nhưng người lao động vẫn có việc làm. Chỉ có những dự án mới thành lập hoặc ở những lĩnh vực ngoài ngành của Vinashin thì có thể bị ảnh hưởng lớn hơn

Riêng việc nợ lương, nợ bảo hiểm thì thành phố sẽ phối hợp và yêu cầu doanh nghiệp thuộc Vinashin thực hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để chuyển đổi công nhân sang các doanh nghiệp khác.

Có nhiều khu công nghiệp thành phố giao đất cho Vinashin nhưng để “cỏ mọc” từ nhiều năm nay thì sao?

Hiện chúng tôi đã và đang tiến hành rà soát lại tất cả các khu công nghiệp của Vinashin và làm việc với họ để tìm hướng giải quyết. Với những khu không có khả thi thì chúng tôi đã cho dừng lại. và đang tìm nhà đầu tư khác có năng lực để giao cho họ.

Còn những nhà máy đóng tàu đang hoạt động mà gặp khó khăn, thành phố sẽ giúp để duy trì các hợp đồng. Một số dự án nhà máy đóng tàu hiện đang giải phóng mặt bằng thì chúng tôi vẫn cho triển khai để hoàn thiện mặt bằng. Nếu tới đây họ vẫn tiếp tục đầu tư thì không sao, còn nếu không thì chúng tôi sẽ thu hồi và chuyển giao cho chủ mới.

Hiện chúng tôi đã có quyết định thu hồi một số khu công nghiệp rộng 150-200 ha ở Tiên Lãng, Đình Vũ... đã giao cho Vinashin trước đây và đang làm việc với một số tập đoàn, tổng công ty khác để giao cho chủ mới.

Với việc Vinashin lâm vào khó khăn liệu có ảnh hưởng đến công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng?

Thực ra, thương hiệu Vinashin chỉ mới xuất hiện mấy năm trở lại đây. Còn những thương hiệu như Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu... đã tồn tại hàng chục năm nay. Khách hàng đến với Vinashin nhưng thực tế là đến với những doanh nghiệp thành viên này.

Vậy, Hải Phòng rút ra bài học gì từ thất bại của Vinashin, thưa ông?

Tôi cho rằng, trục trặc của Vinashin hiện nay là do tập đoàn này đã đầu tư ra bên ngoài lĩnh vực chính quá nhiều. Còn ở Hải Phòng thì Vinashin vẫn đầu tư đúng với lĩnh vực chính của họ.

Từ vụ việc của Vinashin có thể thấy, quản lý vốn nhà nước và vốn đầu tư phải chặt chẽ hơn. Nếu giao quyền cho họ lớn quá, nhất là khi không khống chế được đầu tư thì khó mà có hiệu quả.

Đặc biệt, với những ngành ngoài lĩnh vực chính, khi họ không có kinh nghiệm, thương hiệu vừa không có chuyên môn quản lý thì chắc chắn sẽ thất bại.

Hiện thành phố đã chủ động rà soát lại các dự án của Vinashin trên địa bàn để có một cơ chế, đối sách thích ứng, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới thành phố và người lao động.

Từ Nguyên

tbktvn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98