Muốn xin cơ chế đặc biệt

14/07/2010 17:21
14-07-2010 17:21:23+07:00

Muốn xin cơ chế đặc biệt

Việc tái cơ cấu hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với món nợ 80.000 tỷ đồng đang thu hút được sự quan tâm của dư luận bởi không đơn thuần là việc nhận những tài sản, con người mà còn là những dự án dang dở và những khoản nợ khổng lồ.

Đánh giá của các chuyên gia kinh tế cho rằng, quá trình tái cơ cấu Vinashin sẽ mang lại không ít khó khăn cho các DN lĩnh trọng trách “nhận nợ” của đơn vị này. Theo quyết định của Thủ tướng, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) sẽ tiếp nhận 7 doanh nghiệp và dự án, chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và khai thác cảng. Tổng tải trọng đội tàu được chuyển giao sang Vinalines là 1,2 triệu tấn. Với khối “tài sản” khổng lồ này, Vinalines đang rất lo lắng bởi 7 DN và dự án này còn kèm theo tới 15 công ty con trực thuộc và 4 dự án con.

Đáng lưu ý là thông tin sơ bộ cho thấy Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin- một trong những doanh nghiệp được chuyển sang Vinalines có 5 - 6 con tàu bị bắt giữ tại cảng nước ngoài. Tuổi của đội tàu Vinashin cao, mua giá đắt và có thể giá trị thực con tàu thấp hơn giá trị sổ sách. Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn đã công nhận với báo giới về việc sẽ ít nhiều có những gánh nặng đối với Vinalines khi phải nhận chuyển giao một số dự án của Vinashin về đơn vị mình. Tuy nhiên, theo ông Muôn, chuyển giao về hàng hải là đúng hướng tập trung nguồn lực để có một tập đoàn viễn dương mạnh, khai thác lợi thế từ kinh tế biển”.

Ông Trần Hữu Chiều, Phó Tổng Giám đốc Vinalines cho biết: chúng tôi đã sẵn sàng tiếp nhận các dự án được chuyển giao và thành lập một Ban chỉ đạo thực hiện do Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc làm trưởng ban. Vinalines cũng đánh giá chủ trương chuyển một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và khai thác cảng về một đầu mối chuyên ngành như Vinalines là hoàn toàn đúng đắn. Vinashin chỉ nên tập trung vào lĩnh vực chính là đóng mới và sửa chữa tàu biển. Tuy nhiên, bản thân Vinalines đang rất khó khăn. Năm ngoái đơn vụ đã phải đề nghị các Bộ ngành cho cơ cấu lại vốn vay, giãn thời gian khấu hao đối với đội tàu mới mua về để đảm bảo cân bằng tài chính, duy trì hoạt động của doanh nghiệp do cước vận tải xuống thấp chưa từng có.

Nói về phương hướng nhận và xử lý những tồn tại từ Vinashin sang đơn vị mình, ông Chiều chia sẻ: Chúng tôi đều là những doanh nghiệp Nhà nước nên khi Vinashin có khó khăn thì các DNNN phải chia sẻ, việc tiếp nhận các dự án của Vinasin chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Vinalines nhưng chúng tôi cũng sẽ cố gắng tính toán để việc tiếp nhận này không ảnh hưởng đến các DN khác trong tổng công ty. Được biết, ể thực hiện quyết định của Thủ tướng là bàn giao nguyên trạng, Vinalines đã yêu cầu Vinashin cần có báo cáo cụ thể hiện trạng từng dự án, từng doanh nghiệp sẽ chuyển giao, đặt biệt là tình hình tài chính, công nợ, tiền vốn tài sản… Đồng thời, Tổng công ty Hàng hải cũng như đề nghị Vinashin chỉ đạo các doanh nghiệp phải chuyển giao làm rõ tình hình đó. Sau khi có những số liệu cụ thể, Vinalines sẽ mời đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm tra thực trạng các doanh nghiệp, dự án của Vinashin và căn cứ vào đó, hai bên sẽ làm biên bản bàn giao. Trên cơ sở đó, ban điều hành Vinalines sẽ báo cáo hội đồng quản trị định hướng xử lý từng doanh nghiệp, từng đơn vị, từng con tàu một.

Vinalines đang chờ báo cáo cụ thể của Vinashin và của kiểm toán để “bắt bệnh, kê đơn” cho chuẩn. Trước mắt, Vinalines sẽ nhận chuyển giao nguyên trạng. Căn cứ vào đội ngũ cán bộ, tình hình tài sản, công nợ, điểm mạnh, điểm yếu, sẽ đưa ra cách xử lý. Ông Chiều đánh giá sau khi chuyển về Vinalines, các doanh nghiệp này chưa thể có lãi ngay được.

Nếu như việc chuyển giao một phần tài sản, công nợ của Vinshin sang Vinalines có phần lo ngại thì với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhận một số dự án của Vinashin lại không quá là ghánh nặng. Bởi lẽ, các dự án này khá phù hợp với mục tiêu sản xuất, kinh doanh của PVN. Đó là KCN Tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hoá) có thể nối với cảng trong khu vực để cung cấp dịch vụ cho nhà máy đóng tàu Nghi Sơn; dự án Nhơn Trạch (Đồng Nai) đóng tàu đặc chủng sản xuất thiế bị tàu thủy phù hợ với ngành dầu khí...

Được biết, trước đây, những dự án này đã được PVN đề nghị Vinashin chuyển nhượng lại cho đơn vị để trừ nợ nhưng không được chấp nhận thì lần tái cơ cấu này, Chính phru đã giao những dự án này cho PVN tiếp nhận. Theo PVN, vốn cho các dự án tiếp nhận của Vinashin không quá lớn, PVN có thể tăng phát hành trái phiếu ở trong và ngoài nước để huy động nhằm hoàn thành những dự án dang dở

Điều mà các DN mong muốn trong lúc này chính là để việc “nhận nợ” được thuận lợi thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có những phương án hỗ trợ. Cả Vinalines và PVN đều cho biết sẽ phải kiến nghị Chính phủ có cơ chế đặc biệt để xử lý công nợ của các doanh nghiệp tiếp nhận từ Vinashin. Đối với các dự án được tiếp nhận, hai doanh nghiệp này sẽ đề nghị được vay vốn ưu đãi để triển khai thực hiện.

Gia Huy

Công Thương





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung

Giá điện 2 thành phần: Tạo sự minh bạch, công bằng

Ngoài việc tạo sự minh bạch, công bằng trong mua - bán điện, khi áp dụng giá điện 2 thành phần, tức theo công suất và điện năng tiêu thụ, còn giúp tiết kiệm điện...

Tập đoàn Nhật Bản khởi công dự án nửa tỷ USD

Chiều 13/04, trong chương trình công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự lễ khởi công dự án Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch...

Sớm có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế

Tổng cục Thống kê cho rằng các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98