Ngày 30/07, Campuchia có sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên

12/07/2010 17:33
12-07-2010 17:33:21+07:00

Ngày 30/07, Campuchia có sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên

(Vietstock) – Sàn giao dịch hàng hóa Campuchia (CMEX) với chức năng quản lý và giám sát giá vàng, dầu, cotton và các loại hàng hóa khác…sẽ được khai trương vào ngày 30/07 tới. Đó là lời khẳng định từ Giám đốc điều hành CMEX, Kushal Kumar Shrestha, trên tờ Phnom Penh Post hôm 06/07.

Buổi lễ khai mạc sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên của Campuchia sẽ được tổ chức tại Phnom Penh vào ngày 30/07 tới dưới sự tham dự của ông Richard Kapsch – cựu Giám đốc điều hành Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới.

Ông Kushal Kumar Shrestha, Giám đốc điều hành CMEX, cho biết sự quan tâm dành cho sàn giao dịch này ngày càng gia tăng kể từ khi vấn đề mở sàn được nêu ra vào tháng 3. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với người dân Vương quốc này.

Phát biểu hôm 06/07, ông Shrestha cho biết sẽ mất một thời gian dài, có khi đến vài năm, sàn giao dịch hàng hóa Campuchia mới hoàn thiện được hoạt động của mình.

Trước tiên, 11 loại hàng hóa sẽ được giao dịch trên sàn bao gồm – vàng, bạc, cotton, dầu thô, dầu nóng, khí tự nhiên, dầu đậu nành, đậu nành, bột mì, đồng và cafe – bởi thị trường quốc tế đã giao dịch các loại hàng hóa này và theo dõi số liệu cung cầu.

Tiếp đó sẽ kêu gọi việc giới thiệu thêm các sản phẩm địa phương khi CMEX tiến hành phân tích sâu rộng hơn, hay còn gọi là “xác lập giá sàn giao dịch”, về thị trường địa phương.

Theo ông Shrestha, việc thiết lập thị giá cho các loại hàng hóa sẽ có lợi cho “tất cả mọi người.”

“Việc xác lập giá sàn giao dịch cho các loại hàng hóa là rất quan trọng đối với các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, người trồng cây, người mua, người bán, hay nói cách khác là cho tất cả mọi người. Một cách trực tiếp hay gián tiếp, việc thiết lập giá sàn sẽ giúp ích cho các đối tượng này”, ông nói.

Lợi ích sẽ đến từ việc thiết lập một mức giá công bằng được áp dụng rộng rãi và các giao dịch sẽ được thực hiện dựa theo mức giá này cũng như đo lường được các rủi ro trong tương lai.

CMEX chỉ nhận được sự ủng hộ của hai nhà đầu tư từng thành lập các sàn giao dịch tương tự tại quốc gia của mình như Ấn Độ, Nepal, Kenya và Sri Lanka.

CMEX có kế hoạch tập trung vào việc quảng bá hình ảnh của sàn tại các thành phố lớn, bắt đầu với Phnom Penh và sau đó mở rộng ra các tỉnh.

Ông Shrestha tin tưởng rằng sàn giao dịch này là một bước đi nhằm xây dựng một nền kinh tế vững mạnh hơn.

Theo ông, để nền kinh tế tăng trưởng, chúng ta cần một sàn chứng khoán, một sàn hàng hóa, tiếp đó là thị trường tương lai và thị trường phái sinh. Các sàn này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tại bất kỳ một quốc gia nào.

Các quan chức của sàn chứng khoán Campuchia, dự kiến hoạt động vào cuối năm nay, dường như cũng đồng ý với nhận định trên.

Được biết, Ủy ban Chứng khoán Campuchia (SECC) đã tổ chức một cuộc thảo luận kín với CMEX khi ủy ban này có ý định lập ra các quy định hoạt động chung áp dụng cho cả hai sàn.

Một phái đoàn của SECC bao gồm Giám đốc Chan Narith và Phó Tổng Giám đốc Kao Thach đang có mặt tại Nepal nhằm quan sát trực tiếp hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa của nước này và học hỏi các kinh nghiệm của Chính phủ Napal, ông Shrestha cho biết.

Theo dự kiến, phái đoàn này sẽ thăm Bộ Tài chính Nepal và sau đó là hội đồng an ninh của quốc gia này.

Ông Shrestha cho biết CMEX kỳ vọng cấp phép cho khoảng 5 nhà môi giới khi sàn chính thức hoạt động vào giữa tháng 8 tới đồng thời cũng kêu gọi sự tham gia của các doanh nhân.

Yêu cầu kinh nghiệm đối với các nhà môi giới là rất thấp bởi CMEX sẽ tự tổ chức các khóa đào tạo, ông Shrestha nói.

Theo ông Shrestha, 70% khả năng Acleda Bank trở thành ngân hàng đối tác của sàn. Tuy nhiên, Acleda từ chối bình luận về vấn đề trên cho tới khi có thêm thông tin chi tiết.

Bộ Nông Lâm Ngư Campuchia cũng từ chối nhận xét về những tác động của sàn giao dịch hàng hóa đối với người nông dân. Một quan chức cho biết điều này vẫn chưa rõ ràng cho đến khi nắm bắt được cách thức hoạt động của sàn.

Phạm Thị Phước (Theo SECC, Phnom Penh Post)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc

Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất ngoài may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sản xuất...

Lào tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng của Đông Nam Á

Trong năm 2022, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

Campuchia vận hành sân bay tỷ USD do Trung Quốc 'rót' vốn

Sân bay mới và lớn nhất của Campuchia khánh thành tại thành phố Siem Reap trong đầu tuần này. Đây là cửa ngõ chính dẫn tới địa điểm du lịch nổi tiếng nhất quốc gia...

Lào sẽ tăng cường quản lý hoạt động khai thác đất hiếm

Thủ tướng Lào khẳng định trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm đang ngày gia tăng trên thị trường thế giới, Chính phủ cần phải đảm bảo Lào được hưởng lợi một cách đầy đủ...

RCEP có thể giúp Campuchia thu hút thêm đầu tư trong những năm tới

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia và góp...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98