Suy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoàn

19/07/2010 15:19
19-07-2010 15:19:32+07:00

Suy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoàn

Những sự kiện gần đây liên quan quá trình tái cấu trúc của một số tập đoàn kinh tế đã đặt ra một loạt câu hỏi về trách nhiệm quản trị, tầm nhìn chính sách và rộng hơn là tính bền vững của mô hình kinh tế tập đoàn hiện nay ở nước ta.

Vinashin chỉ là trường hợp điển hình của một tập đoàn không may mắn. Nếu không có cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những ưu ái Vinashin được hưởng có thể khiến tập đoàn này vẫn cân đối được khoản thu để bù đắp khoản chi.

Nhưng hiệu quả kinh tế thật sự không chỉ đo lường ở mức độ không bị vỡ nợ mà cần phải so sánh trong khả năng khác, khi những khoản vốn khổng lồ được dùng trong một trường hợp khác và mang lại lợi nhuận lớn hơn. Trên thực tế, đa số các tập đoàn không bị đẩy tới tình trạng của Vinashin, vì thế chúng ta thật sự không có nhiều cơ hội để đặt một câu hỏi rộng lớn hơn nhiều, liên quan đến hiệu quả thật sự của tất cả các tập đoàn kinh tế hiện nay.

Vào lúc này, có rất nhiều lý luận để biện minh sự tồn tại của các tập đoàn lớn của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam cảm thấy nhu cầu tăng cao sức cạnh tranh quốc tế. Về bản chất, như có thể thấy rõ trong trường hợp Vinashin, mô hình tập đoàn lớn hiện nay có ý nghĩa như là phương tiện tích tụ tư bản một cách nhân tạo, thông qua sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước nhằm tạo ra bước nhảy vọt không thông qua quá trình tích lũy tự nhiên như trong khu vực tư nhân.

Tuy nhiên do bị tích lũy một cách nhân tạo, cấu trúc của hệ thống cũng mang tính nhân tạo, gượng ép nên thường không đạt được sự đồng bộ, nhuần nhuyễn mà một tổ chức hữu cơ cần có. Sự thiếu đồng bộ này thể hiện qua năng lực quản lý, khả năng ra quyết định (năng lực đầu tư), mức độ kiểm soát... Thiếu những năng lực này, doanh nghiệp thường khó đối phó được trước những rủi ro của thị trường, đặc biệt thị trường toàn cầu.

Có thể nói đây là mâu thuẫn căn bản của mô hình: các tập đoàn cần có quy mô lớn để đủ điều kiện tham gia thị trường toàn cầu nhưng lại không hội đủ sự nhạy bén, tinh khôn, linh hoạt và thực tế để ứng phó với những rủi ro toàn cầu. Lịch sử thế giới cho thấy đa số doanh nghiệp toàn cầu đều trải qua một quá trình trưởng thành tự nhiên và lâu dài, trên cơ sở đó tạo được những cơ chế tự duy trì, tự tái tạo liên tục và bền vững.

Trong một số nước phát triển sau, như trường hợp của Đức và Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một số doanh nghiệp lớn được hình thành nhờ sự hỗ trợ của nhà nước đã trưởng thành nhanh chóng nhờ những điều kiện quốc tế đặc biệt (như chiến tranh), nhưng sau đó đều phải có sự chuyển đổi và cải cách theo hướng tư nhân hóa để nhà nước có thể rút khỏi hoạt động trực tiếp tại doanh nghiệp.

Chừng nào còn sự hiện diện của nhà nước trong các doanh nghiệp này thì những mâu thuẫn lớn như sự tách bạch giữa quyền đại diện sở hữu và quyền điều hành, giữa nhu cầu và khả năng giám sát đều dẫn tới những lỗ hổng đẩy cá nhân chạy theo các hoạt động trục lợi ngắn hạn, làm suy giảm hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng ứng phó của doanh nghiệp.

Tâm lý và nợ nần

Tháng 11-2005, báo chí đồng loạt đưa tin: Tổng công ty Than Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên. Trả lời phỏng vấn, ông Đoàn Văn Kiển - tổng giám đốc “tập đoàn kinh tế đầu tiên” này - cho hay: “Về quy mô, vốn của tập đoàn sẽ lớn hơn trước rất nhiều, kinh doanh sẽ đa ngành, bên cạnh than còn làm điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản khác, dịch vụ du lịch...”.

Tỉ trọng doanh thu của các ngành ngoài than (như sản xuất vật liệu nổ, điện, ôtô, cơ khí năng lượng, đóng tàu, dịch vụ...) lúc đó chiếm tới 33-34% tổng doanh thu của tập đoàn và dự kiến đạt 40% vào năm 2010.

Có thể thấy từ thuở ban đầu này, một tâm lý hồ hởi phấn khởi đã lan khắp. Tám tháng trước khi tập đoàn đầu tiên này ra đời, tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế”, một quan chức phụ trách nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp cổ vũ: “Cũng có những mô hình khác có sức lan tỏa nhưng không phổ biến. Phổ biến là những tập đoàn đa dạng về thành viên, đa dạng về sở hữu, đa dạng về khu vực đầu tư vươn tầm ra cả nước ngoài. Đó mới là điều quan trọng”.

Sáu tháng sau (tháng 5-2006), báo chí lại loan tin: “Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước cho biết dự kiến đến đầu năm 2009, Việt Nam sẽ có 10-20 tập đoàn kinh tế mạnh. Sau khi đổi mới, sắp xếp lại, các tập đoàn và tổng công ty đều được hoạt động theo hình thức đa sở hữu, đa ngành nghề và phần lớn là đa quốc gia”. Từ đó các tập đoàn mọc lên như nấm.

Lý lẽ nền tảng để khai sinh các tập đoàn này có thể gói gọn trong khái niệm “sinh tồn” trước WTO: “Nước ta đang chủ động và tích cực đàm phán gia nhập WTO, trong đó vấn đề sống còn được đặt ra là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào.

Thực tế cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh là đội quân chủ lực đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Nhiều tổng công ty của Việt Nam đã và đang xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế”. Từ cách nhìn đó, “năng lực cạnh tranh” trong sới vật sumo WTO được hiểu là càng nặng cân, càng lớn thì càng tốt.

Đến tận năm ngoái - 2009 - vẫn còn cách nhìn “tự tin” vào chức năng sumo này. Lãnh đạo một viện nghiên cứu lý giải: “Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi gia nhập WTO, vai trò của các tập đoàn kinh tế trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Việc hình thành tập đoàn kinh tế còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của sự chuyên môn hóa với hoạt động kinh doanh đa dạng...”. Không rõ trên cơ sở nào có thể khẳng định rằng: “Việc hình thành tập đoàn kinh tế còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý”?

Trong tâm lý đó, hiếm thấy những câu hỏi thận trọng: giám sát những “người khổng lồ” này như thế nào? Một trong những tiền đề của giám sát chính là yêu cầu công khai minh bạch.

Sáu năm trước, một nhóm chuyên gia quốc tế chuyên về nợ nước ngoài của dự án VIE/01/010 sau hơn ba năm (2001-2004) quan sát, mô tả, phân tích hiện trạng bộ máy vay và quản lý nợ của Việt Nam đã khuyến cáo: “Trên hết, dân chúng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ một cách quản lý nợ thận trọng hơn và hiệu quả hơn, kinh tế xã hội bớt nguy cơ bị tác động nghiêm trọng có thể đến từ các chương trình vay nợ được quản lý một cách không thích hợp...”.

Lưu ý về tâm lý phấn khởi, tự tin mỗi khi nói đến vay nợ nước ngoài, nhóm nghiên cứu đã cảnh báo: “Sự dựa dẫm thái quá vào nợ nước ngoài trong một thời gian dài thường gắn với những bất trắc đáng kể vì sự lệ thuộc đó có xu hướng tạo ra bất cân bằng thanh toán, cuối cùng sẽ trở thành mối đe dọa sự ổn định, các thành tựu xóa đói giảm nghèo và chủ quyền quốc gia”.

Du Long

Nguyễn Đức Thành

GĐ Trung tâm nghiên cứu Kinh tế- Chính sách ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia HN

 Tuổi Trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98