Vinashinlines: Cần một “cái nhìn độ lượng” để tiếp tục ra khơi

21/07/2010 15:40
21-07-2010 15:40:22+07:00

Vinashinlines: Cần một “cái nhìn độ lượng” để tiếp tục ra khơi

Chỉ trong vòng 3 năm, công ty Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) đã 3 lần thay tổng giám đốc nhưng kết quả hoạt động vẫn “chìm dần” theo năm tháng để đến giờ phải chịu số phận “giao mình” cho chủ mới - tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

>>Tân Tổng giám đốc của tàu Hoa Sen nói gì?

Tiếc cho một quá khứ  “lỡ và mất”

Sau khi Thủ tướng có quyết định chuyển Vinashinlines sang cho Vinalines, ai cũng nghĩ đó là giải pháp tối ưu trong bối cảnh hiện nay khi mà tàu “mẹ” Vinashin không còn đủ mạnh để nuôi nổi “các con” nữa. Tuy nhiên, nỗi buồn vẫn trĩu nặng trên gương mặt từng lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty. 10 năm gắn bó xây dựng là bấy nhiêu tình cảm với những ái, ố, hỉ nộ. Cái sự đổ vỡ ngày hôm nay ai cũng biết trách nhiệm thuộc về một ai đó, nhưng cái hậu quả thì cả tập thể phải gánh chịu.

Với chức năng vận tải và khai thác, chạy thử tàu mẫu do Tập đoàn Vinashin sản xuất, Vinashinlines cũng đã một thời “tung hoành ngang dọc” , đưa các tàu lớn của Việt nam như Vinashin Sun, Vinashin Star đi vòng quanh thế giới và nhận được nhiều bằng khen của Bộ GTVT, Chính phủ. Thế nhưng, khi khủng hoảng kinh tế thế giới bành trướng rộng ra các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì ngành vận tải hàng hải bị chấn động mạnh mẽ. Vinashinlines cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Có lúc khó khăn tới mức nếu không cho tàu ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp doanh nghiệp có thể phá sản vì lỗ.

Tuy nhiên, cơ hội cho Vinashinlines không phải là không có. Trên thực tế, trước khi khủng hoảng (2006-2007) Vinashinlines đã mua thêm 10 tàu vận tải biển với  tổng chi phí khoảng 3.100 tỷ đồng. Với cách tính vào thời điểm đó, nếu bán tàu Paramax mới mua về có thể được giá  40 triệu USD, giá cho thuê cũng được 65.000-70.000 USD/ngày. Tuy nhiên, khi cơ hội qua rồi, đến thời điểm này, giá tàu chỉ còn 6-7 triệu USD, giá thuê 10.000-20.000 USD/ngày, thậm chí xuống 6.000-7.000 USD/ngày. Mặc dù nhìn thấy được cái lợi đó nhưng không ngờ chu kỳ khủng hoảng lặp lại trên thế giới nhanh quá nên các hãng tàu không kịp trở tay. Có những lúc công ty đã ra quyết định bán những con tàu ở thời điểm có thể “vớt vát” nhưng bị lỡ mất cơ hội vì những quyết định cuối cùng hoặc thủ tục hành chính nên đổ vỡ là khó tránh khỏi.

Cần một cái nhìn độ lượng

Hiện tổng số tàu mà Vinashinlines đang sở hữu và khai thác cho tập đoàn là 17 tàu. Phần lớn các tàu đang ở trong tình trạng dừng khai thác để chờ kế hoạch sửa chữa hoặc dừng khai thác do thị trường xấu. Sau khi về với Vinalines, Vinashinlines sẽ có những đề xuất để sớm hoạch định lại chiến lược và có giải pháp cụ thể tới từng con tàu, từng dự án. Và nếu mọi sự thuận lợi thì đội tàu của Vinashinlines có thể hoạt động trở lại trong 6 tháng tới. Tuy nhiên, cái khó khăn trước mắt  vẫn còn nhiều , nhất là việc phải giải quyết được bức tranh về các chỉ số tài chính, con người, tổ chức... Nhưng có một điều chắc chắn là tới đây, sứ mệnh của Vinashinlines sẽ được hoàn toàn thay đổi, việc tái hoạch định chiến lược sẽ là yếu tố cốt lõi.

Qua cơn bĩ cự có ngày thái lai, Vinashinlines đang cố gắng đi tiếp chặng đường  do lịch sử để lại. Do vậy, hơn lúc nào hết Vinashinlines rất cần sự quan tâm, sẻ chia của toàn xã hội. Đừng vì “con sâu làm rầu nồi canh”, song song với việc mổ xẻ, quy trách nhiệm thì cũng nên nhìn nhận Vinashinlines ở những khía cạnh tích cực hơn, đóng góp những giải pháp tháo gỡ với các dự án doanh nghiệp đang gặp khó khăn, bởi nói cho cùng Vinashinlines cũng là tài sản của quốc gia.

TT

diễn đàn doanh nhiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98