Bài 1: Bất cập trong hình thành và vận hành mô hình

18/08/2010 07:06
18-08-2010 07:06:17+07:00

Tập đoàn kinh tế - doanh nghiệp Nhà nước:

Bài 1: Bất cập trong hình thành và vận hành mô hình

Sự đổ vỡ của Tập đoàn Vinashin vừa qua trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Sẽ còn đó bộn bề công việc của quá trình tái cấu trúc lại Tập đoàn này theo đường hướng cơ bản đã được Bộ Chính trị và Chính phủ đề ra

Nhìn một cách tổng thể, Vinashin rơi vào vực thẳm bởi quá nhiều lý do cả về chủ quan và khách quan. Từ Vinashin, chúng ta cần rút kinh nghiệm và xem xét lại nghiêm túc mô hình tổ chức hoạt động và quản trị các tập đoàn Nhà nước. Lỗi ở người cầm lái là Chủ tịch tập đoàn này thì đã quá rõ, nhưng sâu xa còn nhiều điều đáng bàn hơn. Theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, cái áo “Tập đoàn” dường như quá rộng với cả tầm quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp hiện nay.

“Ở đây có 2 vấn đề rất cơ bản, thứ nhất là trình độ quản lý không kịp với quy mô, nói đơn giản một người có sức quản lý khoảng 100 người, nhưng vống lên quản lý mấy chục nghìn người, hay năng lực chỉ có thể quản lý được số vốn 50 triệu USD, lại bắt quản lý 4 - 5 tỷ USD. Thứ hai là lý thuyết đại diện, tức là người chủ uỷ quyền cho những người đại diện của mình. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều khi người được uỷ quyền, hoặc người đại diện sẽ luôn có động cơ để không làm theo mục đích của người uỷ quyền. Công ty càng lớn, người chủ càng vô hình bao nhiêu, thì mức độ vênh giữa quyền lợi của người chủ và người được uỷ quyền là càng lớn bấy nhiêu”, ông Nguyễn Quang A nói.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Chính sách kinh tế, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Đức Thành cho rằng: “Các tập đoàn trong khoảng 5 năm gần đây có cả vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ Chính phủ thực hiện một số vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, nó bị khoác lên người những vị trí, chức năng quá lớn so với khuôn khổ của mình. Chúng ta cần nhớ rằng, các doanh nghiệp, nếu có nhiều thương vụ làm ăn thì sẽ sản sinh ra nhiều lợi nhuận, tích lũy của cải và tạo ra tài sản mới. Nếu bị chi phối và phân tán bởi quá nhiều mục tiêu thì không ổn”.

Dù chủ trương ban đầu với các tập đoàn chỉ là làm thí điểm, nhưng gần đây nhiều Đại biểu Quốc hội và các nhà nghiên cứu đã đặt vấn đề cần xem xét về hiệu quả kinh tế - xã hội của nhiều tập đoàn, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn rất thấp (dưới 10 %). Lỗ hổng về nhiều phía có thể thấy.

Phó Giáo sư Trần Ngọc Thơ, Giảng viên Khoa Doanh nghiệp Tài chính (Đại học Kinh tế TP HCM) đặt vấn đề: “Qua số liệu chính thức, tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn và tổng công ty thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi/năm. Đây là điều cần phải xem lại, có lỗ hổng gì ở đây? Nếu đã là tập đoàn thì phải tách hẳn nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội. Phải chăng, các tập đoàn đang cố tình duy trì các công tác xã hội để dựa vào đó biện minh cho vấn đề, nếu lợi nhuận thấp là còn phải làm công tác xã hội nữa”.

Vài năm trước, nhiều người chưa quên chuyện không ít các tập đoàn đầu tư lấn sân lẫn nhau, thậm chí “chân ngoài dài hơn chân trong” khi đổ hàng nghìn tỷ đồng vào chứng khoán, tài chính, bảo hiểm hay góp vốn vào các quỹ đầu tư. Kết quả giám sát của Đoàn Giám sát Quốc hội công bố, thời điểm hết năm 2008, đã có 47 tổng công ty, tập đoàn lớn thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài” kiểu này với số tiền đầu tư lên tới 21.000 tỷ đồng. Khi thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, hầu hết các doanh nghiệp lớn này đều thua lỗ. Thêm một lần nữa, vài trò chủ đạo của DNNN cần phải có sự xác định một cách chính xác hơn.

Nếu ví von một cách hình ảnh, thì quản lý tập đoàn cần phải làm theo kiểu “có ga thì phải có phanh”. Tuy nhiên về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã chỉ rõ những yếu kém trong quản lý và giám sát: Đó là sự chồng chéo trong chức năng quản lý giữa các Bộ và có quá nhiều chủ sở hữu trong một DNNN. “Hoạt động giám sát khu vực kinh tế Nhà nước cho đến nay vẫn còn một số bất cập. Trước hết liên quan đến việc xác lập chủ sở hữu đích thực của DNNN, cũng như chủ thể quản lý các doanh nghiệp này. Với những tập đoàn cụ thể, người ta đang nói đến việc quá đa dạng hoá, đan sân, đan chéo mối quan hệ chủ thể này”, ông Phong nhận xét.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đồng tình với quan điểm này và cho rằng, hậu quả sẽ tiếp tục đến với các doanh nghiệp nếu như không khắc phục được những mắc mớ quan trọng này./.

Đức Thành - Tiến Đức

VOV





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98