Ngậm đắng nuốt cay với Vinashin

13/09/2010 08:53
13-09-2010 08:53:54+07:00

Ngậm đắng nuốt cay với Vinashin

Trong quá trình tìm kiếm, thực hiện các giải pháp khắc phục những hậu quả của vụ Vinashin, dần dần người ta thấy lộ ra không ít doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, do không nắm đủ thông tin hoặc do nhắm mắt đưa chân mà nay đang gặp khó khăn lớn vì làm ăn chung đụng với tập đoàn này.

Một trong những doanh nghiệp lớn, mới xuất hiện trong danh sách dài dặc các nạn nhân của Vinashin, là tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, từ năm 2007 – 2009, tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên của tập đoàn này đã mua 680 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin (bao gồm cả số trái phiếu công ty TNHH quản lý quỹ Bảo Việt mua theo ủy thác của quỹ BVF1). Trong đó, trái phiếu đáo hạn trong các năm 2012, 2013 là 200 tỉ đồng; trái phiếu đáo hạn trong năm 2017 là 480 tỉ đồng. Nhưng đáng chú ý, đó lại là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. Khi tập đoàn Bảo Việt và một số công ty con của mình mua trái phiếu của Vinashin năm 2007, đầu tư 160 tỉ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin phát hành tháng 12.2008, những phòng ban chuyên môn của tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đã cho rằng Vinashin ngày càng phát triển, khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế (!).

Việc đầu tư vào Vinashin trong tình trạng thiếu thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đã khiến một phần vốn liếng đáng kể của Bảo Việt và các công ty con của mình mắc kẹt cùng Vinashin. Nếu trong những năm tới, tình hình kinh doanh của Vinashin không tốt lên mà ngược lại tệ hại đi thì dễ hình dung số phận đống trái phiếu không được đảm bảo mua của Vinashin sẽ ra sao.

Nhưng chưa hết, Bảo Việt còn ký 34 hợp đồng tiền gửi tại công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ (VFC), thành viên của Vinashin. Có những thời điểm, người ta thấy lượng tiền gửi của Bảo Việt tại VFC vượt quá hạn mức tín dụng. Cụ thể, hạn mức tín dụng do ban đầu tư chiến lược của tập đoàn Bảo Việt đề xuất với VFC năm 2009 là 200 tỉ đồng nhưng đến cuối tháng 6.2009, số dư tiền gửi của tập đoàn Bảo Việt tại VFC đã trên 400 tỉ đồng. Với một tập đoàn tài chính lớn như Bảo Việt, việc để vượt hạn mức tín dụng thể hiện quản trị nội bộ có vấn đề và rõ ràng tiềm ẩn rủi ro lớn một khi đơn vị nhận tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán.

Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy là không hề nhỏ.

Sau Bảo Việt là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tại buổi họp tháng 6.2010, lãnh đạo tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVF) thuộc tập đoàn này cho biết, tính đến đầu năm 2010 số tiền PVFC cho Vinashin vay bị nợ quá hạn đã lên tới 1.500 tỉ đồng. Không có tiền trả, một số dự án, cơ sở đóng tàu, khu công nghiệp… của Vinashin đã được gán cho PVN để trả nợ. Phần lớn trong số này sẽ được đối trừ để trả nợ cho PVFC. Nhưng đây có thể cũng lại là một cuộc phiêu lưu mới của PVN bởi lẽ không dễ để các cơ sở của Vinashin, nhất là các khu công nghiệp, chuyển sang cho tập đoàn này có thể hoạt động, kinh doanh trở lại có hiệu quả. Giai đoạn chuyển giao nhùng nhằng mất mấy tháng, nay vẫn chưa xong trong khi lượng vốn cho vay quá lớn chưa đối trừ được thực sự là một trái đắng đối với PVN.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có lẽ còn cảm nhận vị đắng đó rõ hơn, bởi với Vinalines, việc phải gánh nợ cho Vinashin là không tự nguyện. Theo phát biểu công khai của lãnh đạo tổng công ty này với báo chí thì chỉ riêng bảy tháng đầu năm nay, số lãi 700 tỉ đồng do Vinalines kiếm được đã trở về con số không vì đã phải bỏ ra một số tiền tương đương để trang trải chi phí cho việc tiếp nhận và hồi sinh đống tàu bè, cơ sở cũ nát từ Vinashin chuyển qua. Không biết Vinalines sau này sẽ sử dụng các con tàu của Vinashin ra sao nhưng đã có không ít người lo ngại cho tương lai của tổng công ty này.

Có một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chắc cũng phải ngậm đắng nuốt cay bởi một số khoản họ trót cho Vinashin và các công ty thành viên của Vinashin vay trước đây nay phải khoanh, giãn nợ. Trong số các ngân hàng, đáng nói có Vietcombank. Trong số các nguyên nhân khiến ngân hàng này mới đây bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm (từ D xuống D/E), có việc cho Vinashin vay. Fitch Ratings đưa ra cảnh báo, Vietcombank có thể chịu tác động xấu do trong tổng nợ vay của Vinashin tại ngân hàng này chiếm tới 16%.

Ngay các công ty con của Vinashin, trước đây nhắm mắt đưa chân gia nhập tập đoàn này nhưng không nhận được vốn góp từ công ty mẹ như đã cam kết, nay lại thêm những khó khăn mới, nên một số công ty tại Hải Phòng tuần qua đã tuyên bố xin tách khỏi tập đoàn, gỡ bỏ thương hiệu Vinashin.

Qua vụ Vinashin, hẳn là nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, ngân hàng giờ đây đã rút được cho mình những bài học đắt giá. Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy cùng với đối tác của mình là không hề nhỏ.

Mạnh Quân

SÀI GÒN TIẾP THỊ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98