Bỏ “đuôi” Vinashin: Không dễ

07/10/2010 09:56
07-10-2010 09:56:02+07:00

Bỏ “đuôi” Vinashin: Không dễ

Tại nhiều DN, Vinashin chỉ góp vốn bằng thương hiệu, trong khi chưa có khung pháp lý về việc này.

Nếu như trước kia, doanh nghiệp đua nhau thành lập dưới mác "con", "cháu" của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thì nay trước khó khăn của tập đoàn này, nhiều công ty từng là thành viên đang cố gắng cắt "đuôi" Vinashin để mong bớt tiếng xấu. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành, việc này không đơn giản, các cơ quan chức năng đang khó xử và xin chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng trong cuộc họp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuần trước cho biết, công nghiệp của TP Hải Phòng ngay từ cuối năm 2009 liên tục tăng trưởng âm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hoạt động cầm chừng, èo uột của các công ty trong hệ thống Vinashin đóng trên địa bàn Thành phố. Hiện hầu hết công ty đều nợ thuế và số doanh nghiệp nhiều đến mức Cục Hải quan Thành phố không biết đâu là công ty con, công ty cháu, chắt của Vinashin.

Theo thống kê sơ bộ của thành phố này, trên địa bàn Hải Phòng hiện có khoảng 20 công ty con và ít nhất 40 công ty cháu của Vinashin như Cửu Long - Vinashin, Quang Minh - Vinashin, Shinec, Thép Cửu Long - Vinashin, Xây dựng Duyên Hải - Vinashin… Đặc biệt, nhiều công ty đã liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng để hỏi thủ tục bỏ tên Vinashin trong tên gọi. Trong số đó có không ít công ty trước đây Vinashin góp vốn bằng thương hiệu. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng chưa biết xử lý ra sao và đã gửi văn bản hỏi hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Không chỉ Vinashin, thương hiệu của nhiều tập đoàn, tổng công ty khác một thời đã được nhiều công ty chấp nhận cho góp vốn để mang tên như một sự "bảo lãnh", giúp các công ty này dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, tiếp cận các dự án, đồng thời nâng giá trị doanh nghiệp. Đơn cử như trên TTCK, đã có thời cứ cổ phiếu "mác" dầu khí thì không cần biết tỷ lệ góp vốn bao nhiêu, giá cổ phiếu cũng cao ngất. Nay khi Tập đoàn Vinashin ở thời suy, muốn cắt tên không đơn giản.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, việc xóa vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin hiện không thực hiện được, vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì công ty không được quyền giảm số vốn điều lệ mà các cổ đông sáng lập đã đăng ký góp. Luật chỉ quy định một số trường hợp được giảm vốn điều lệ như công ty làm sai luật phải giảm vốn để khắc phục hậu quả. Trường hợp doanh nghiệp muốn xóa bỏ phần tên Vinashin đã gắn vào, biện pháp đơn giản nhất là làm thủ tục xin đổi tên doanh nghiệp, với sự đồng ý của Vinashin. Như vậy, Vinashin vẫn có vốn góp trong phần vốn điều lệ công ty, nhưng về mặt hình thức thì không còn cái tên Vinashin gắn vào tên doanh nghiệp nữa.

Có doanh nghiệp cho hay, Vinashin góp vốn bằng thương hiệu, doanh nghiệp không nhận bất cứ đồng vốn nào của tập đoàn này, nay họ không muốn có bất cứ sự dính dáng nào đến Tập đoàn. Với trường hợp này, giám đốc tư vấn của một CTCK cho rằng, muốn thoái vốn của Vinashin thì phải tìm đơn vị định giá rồi xác định giá khởi điểm. Nếu tại thời điểm góp vốn bằng thương hiệu Vinashin mà quy ra tiền thì phải tính như cổ phần. Nếu góp bằng 30% thì quy ra cổ phiếu tương ứng và bán trên thị trường. Tuy nhiên, quyền thoái vốn này hoàn toàn thuộc về Vinashin.

Thực tế, đã có doanh nghiệp thực hiện xong việc bỏ tên Vinashin và đổi tên khác. Cụ thể, ngày 14/7/2010, CTCP Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin đã thực hiện các thủ tục đổi tên, nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký mẫu con dấu mới với tên gọi CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải. Với doanh nghiệp này, do đã niêm yết cổ phiếu và do Vinashin chủ động thoái vốn nên thủ tục thực hiện khá đơn giản. Sau khi Vinashin bán toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc đổi tên doanh nghiệp.

Theo luật sư Đức, Việt Nam chưa có khung pháp lý về việc góp vốn bằng thương hiệu, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trong những trường hợp này. Bài học đầu tư ngoài ngành, tràn lan của Vinashin đang được rút kinh nghiệm, nhưng đây cũng là "vết thương" không nhỏ cho các công ty, doanh nghiệp "thấy người sang mà bắt quàng… tên".

Kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Vinashin

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Hạ Long (dự kiến sắp xếp 14 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (dự kiến sắp xếp 23 công ty con, 1 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang (dự kiến sắp xếp 9 công ty con, 2 công ly liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Đông Nam Bộ (dự kiến sắp xếp 18 công ty con).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Tây Nam Bộ (dự kiến sắp xếp 37 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Hàng hải Vinashin (dự kiến sắp xếp 13 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Khoa học công nghệ Vinashin (dự kiến sắp xếp 18 công ty con, 5 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Tài chính Vinashin (dự kiến sắp xếp 4 công ty con).

°Tổng công ty Đầu tư và Xây dựng Vinashin (dự kiến sắp xếp 35 công ty con).

°Tổng công ty cổ phần Thép Cửu Long Vinashin (dự kiến thành lập, công ty mẹ là Vinashin nắm giữ 51% vốn điều lệ, có 14 công ty con thuộc Tổng công ty).

Anh Việt

Đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98