Niêm yết trên Kosdaq - “đường cao tốc” giữa Việt Nam và Hàn Quốc

03/10/2010 08:50
03-10-2010 08:50:00+07:00

Niên giám DNNY 2010 - Câu chuyện thành công

Ông Kim Chul Soo - Phó Tổng giám đốc Mirae:

Niêm yết trên Kosdaq - “đường cao tốc” giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(Vietstock) - Năm 2009 và 2010 là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn của CTCP Mirae (KMR) với việc sáp nhập CTCP Mirae Fiber (KMF) và đặc biệt, việc niêm yết cổ phiếu KMR trên Sở GDCK Hàn Quốc (Kosdaq).

Chia sẻ với Vietstock về kế hoạch niêm yết trên Kosdaq, Ông Kim Chul Soo - Phó Tổng giám đốc KMR cho biết: “Nếu việc niêm yết thành công thì đây sẽ là “đường cao tốc” giữa Việt Nam và Hàn Quốc, là cầu nối tạo nên lợi ích cho doanh nghiệp hai nước về kích thích phát triển kinh tế”.

Ông Kim Chul Soo - Phó Tổng giám đốc KMR.

Sáp nhập - Không đơn thuần là phép cộng 1 + 1 = 2

- Năm 2009, KMR và KMF hoàn thành quá trình sáp nhập, ông có thể chia sẻ thêm về sự kiện lịch sử này?

KMR tiến hành sáp nhập với CTCP Mirae Fiber vào tháng 12/2009. Do là công ty đầu tiên sáp nhập nên được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bên liên quan, được sự đồng thuận của các cổ đông và Ban lãnh đạo. Lợi ích đầu tiên của việc sáp nhập này là giảm được chi phí mua và nhập nguyên vật liệu, giảm chi phí quản lý. Đặc biệt là tăng được hiệu quả kinh doanh, tập trung tốt hơn vào khách hàng và chiếm lĩnh, gia tăng được thị phần. Mặt khác, việc sáp nhập cũng làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Sáp nhập không đơn thuần là phép cộng 1 + 1 = 2 nữa mà kết quả có thể cao gấp đôi, có thể bằng 3, 4… Điển  hình là trong dự án gia công mặt hàng Nikes vừa rồi, khi chưa sáp nhập thì KMR chỉ nắm 20%, Mirae Fiber nắm 70% đơn hàng, còn 10% là của công ty khác. Sau khi sáp nhập, KMR có thể gia công 90% đơn hàng, từ đó tạo dựng được uy tín với đối tác và tạo tiền đề giúp Công ty dành được nhiều hợp đồng lớn trong tương lai.

- Ông có thể chia sẻ những thử thách của KMR trong thời gian khủng hoảng vừa qua?

Năm 2008 và 2009 thế giới bị ảnh hưởng rất lớn bởi suy thoái kinh tế, Việt Nam cũng không ngoại lệ và đương nhiên chúng tôi cũng nằm trong số đó. Khó khăn cơ bản nhất mà chúng tôi gặp phải là đơn đặt hàng bị giảm nhiều so với những năm trước, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng bị giảm sút. Hơn nữa, công ty chúng tôi có doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu nên bị ảnh hưởng nặng nề so với các công ty nội địa. Tuy nhiên, với việc doanh thu đạt được kết quả tốt ở cuối năm 2009 cũng như triển vọng phục hồi dần của nền kinh tế thế giới nên trong năm 2010 tình hình kinh doanh của Công ty có phần khả quan và tốt đẹp hơn.

- Nếu như thời điểm mới chào sàn cách đây vài năm, nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được nhà đầu tư săn lùng, thì nay đang ở thái cực ngược lại. Ông lý giải sao về tình trạng này?

Vào năm 2007, như chúng ta đã biết có thời điểm chỉ số chứng khoán đạt mốc trên 1,100 điểm. Nhiều nhà đầu tư đã thu về những khoản lợi nhuận lớn, tuy nhiên, ngay sau đó thị trường điều chỉnh mạnh, xuống khoảng 235 điểm, đó là thời điểm mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Các diễn biến này một phần đã tác động tới những doanh nghiệp có vốn FDI. Đây là những doanh nghiệp sản phẩm chủ yếu hướng ra xuất khẩu, khi suy thoái kinh tế thì những doanh nghiệp này bị ảnh hưởng mạnh nhất và có sự tác động đến giá cổ phiếu. Với tình hình kinh tế toàn cầu đang hồi phục mạnh mẽ là bệ phóng cho TTCK trong thời gian tới. Nếu tính về giá trị thực của cổ phiếu KMR thì hiện tại chúng tôi xứng đáng đạt trên mức 25,000 đồng/cp. Đặc biệt là sau khi sáp nhập và niêm yết trên Kosdaq, KMR đã tạo nên những giá trị và ấn tượng riêng.

Xây dựng “đường cao tốc” về kinh tế

- Được biết trong năm nay, KMR sẽ niêm yết cổ phiếu trên Kosdaq, ông có thể cho biết rõ hơn về lộ trình này?

Để niêm yết trên Kosdaq, chúng tôi đã có tiến trình chuẩn bị trong vòng hai năm. Yêu cầu đầu tiên để niêm yết được trên sàn Kosdaq là cần phải có báo cáo kiểm toán 3 năm gần nhất theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS và được phát hành bởi 1 trong 4 công ty kiểm toán trong nhóm BIG4. KMR đã hoàn tất quá trình kiểm toán này bởi công ty kiểm toán quốc tế Deloitte. Trong bối cảnh luật của hai nước có những quy định không giống nhau nên chúng tôi đã thuê Công ty Luật J&P tư vấn luật để thu thập và điều chỉnh những quy định phù hợp với cả hai nước.

Còn một điều quan trọng là KMR phải có một công ty đứng ra để tư vấn bảo lãnh phát hành. Và chúng tôi đã ký hợp đồng tư vấn bảo lãnh phát hành với Công ty KIS (Korea Investment Securities) của Hàn Quốc. Ngày 10/06 vừa qua, KMR đã có bản hợp đồng ghi nhớ với Trung tâm Lưu ký Hàn Quốc (KSD) để có chứng chỉ lưu ký. Về lộ trình niêm yết, cuối tháng 8 KMR hoàn thành báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm, đến tháng 9 trình đơn xin niêm yết lên Kosdaq. Dự kiến từ tháng 9 đến tháng 11 bên phía Hàn Quốc sẽ kiểm tra đơn, cử đoàn thanh tra kiểm tra hoạt động của KMR và chấp thuận biên bản kiểm tra. Theo đó, khoảng tháng 12 KMR sẽ chính thức niêm yết trên Kosdaq. Hiện chúng tôi chưa thể quyết định cụ thể mức giá niêm yết chính thức là bao nhiêu vì TTCK Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều biến động.

- Những giá trị cụ thể mà KMR nhận được khi niêm yết trên Kosdaq? Nhà đầu tư Hàn Quốc đón nhận thông tin này như thế nào?

Khi niêm yết trên sàn Kosdaq, KMR sẽ thu hút được nguồn vốn lớn từ thị trường Hàn Quốc vào Việt Nam. Thông qua đó, phía công ty có thể mở rộng nhiều hơn nữa ngành nghề kinh doanh cũng như thực hiện những mục tiêu đề ra. Cụ thể, sau khi thu hút được nguồn vốn lớn từ Hàn Quốc, KMR sẽ thực hiện kế hoạch thành lập chi nhánh ở miền Trung - khu vực được đánh giá cao về mặt địa lý cũng như tạo ra được hiệu quả kinh doanh tốt khi đầu tư. Hiện đã có khoảng 9 công ty nước ngoài niêm yết trên Kosdaq, trong đó phần lớn là công ty của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Vì là công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết nên nhiều tài liệu được nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm, đây sẽ là cầu nối nguồn vốn từ Hàn Quốc vào Việt Nam và ngược lại.

- Năm 2010, Ông có nhận định gì về triển vọng của cổ phiếu ngành Dệt may? KMR có chiến lược như thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra?

Cổ phiếu ngành Dệt may sẽ được duy trì ở mức ổn định trong năm nay nhờ những tín hiệu tích cực về tình hình kinh tế và nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Hơn nữa, ngành may mặc luôn là một ngành đặc thù với mức tăng trưởng 20% mỗi năm. Thị trường dệt may của Việt Nam rất có tiềm năng, đặc biệt là thuận lợi về nhân công rẻ. Tuy nhiên, nguyên vật liệu để sản xuất phụ thuộc vào bên ngoài nên phải san sẻ một phần lợi nhuận để nhập khẩu nguyên liệu. Chúng ta phải phụ thuộc vào một công ty nào đó mới tạo ra được sản phẩm. Vì thế nếu có một công ty nội địa sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu ngành may thì ngành đứng trước cơ hội lớn để cất cánh. Hiện KMR đã tự sản xuất nguyên liệu bông cho mặt hàng áo jacket để giảm thiểu việc nhập khẩu. Tuy nhiên, công ty chưa có kế hoạch mở rộng vì nếu muốn mở rộng cần tìm hiểu thị trường sâu rộng và có thời gian.

Về chiến lược mục tiêu của chúng tôi, trong năm nay, KMR có kế hoạch đẩy mạnh ngành nghề kinh doanh mới là chăn gối đệm ra thị trường phía Bắc. Song song đó chúng tôi sẽ có những kế hoạch quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường, đặc biệt công ty luôn ưu tiên lớn nhất và quan trọng nhất là chất lượng. Chúng tôi thực hiện tiêu chí lớn về chất lượng sản phẩm và đó cũng là mục tiêu chiến lược của công ty.

- Trải nghiệm nào đáng nhớ của ông trong những năm tháng phát triển của KMR?

KMR được thành lập với 100% vốn của nước ngoài và ngày 30/06/2008 công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK TP.HCM. Cho tới nay tôi cảm thấy hầu như đã là doanh nghiệp của Việt Nam hoàn toàn. Hiện tại chúng tôi đang tiến hành một bước đi quan trọng nữa đó là niêm yết cổ phiếu trên TTCK Hàn Quốc. Nếu việc niêm yết trên Kosdaq thành công thì đây sẽ là “đường cao tốc” giữa Việt Nam và Hàn Quốc, là cầu nối tạo nên lợi ích cho 2 nước về kích thích phát triển kinh tế. Tất cả những dấu mốc trên, từ lúc KMR thành lập cho đến nay đều là những trải nghiệm đáng nhớ của tôi và KMR.

Cám ơn ông!

Thanh Nụ thực hiện





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đâu là điểm khác biệt giữa Viettel Construction và các TowerCo khác trên thị trường? 

Trong thời gian gần đây, Viettel Construction liên tiếp đón các đoàn Quỹ, nhà đầu tư nhằm mục tiêu trao đổi cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước...

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp...

TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn

Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam đã trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi...

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và...

Ông Nguyễn Trọng Hiền được bầu làm Chủ tịch HĐQT GELEX

Tại phiên họp đầu tiên ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại của...

Năm 2023, Gelex Electric đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1,000 tỷ đồng

Đó là thông tin đáng chú ý trong tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố năm 2023 của CTCP Điện lực GELEX (Gelex Electric, UPCoM: GEE). Cùng với đó, Công ty có kế hoạch mở rộng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98