Giá vàng sẽ đi về đâu?

11/11/2010 08:29
11-11-2010 08:29:09+07:00

Giá vàng sẽ đi về đâu?

(Vietstock) - Chỉ trong 2 ngày 08 và 09/11/2010, giá vàng đã tăng vọt thêm 3 triệu đồng/lượng, lên trên mức 38.2 triệu đồng/lượng. Mức giá này đã vượt xa giá vàng thế giới khi quy đổi ngay cả theo tỷ giá thị trường tự do cộng thêm chi phí nhập khẩu. Vietstock điểm lại một số diễn biến, phân tích biến động trong thời gian tới và dự báo giá vàng ngắn hạn dựa trên phân tích kỹ thuật.

* Giá vàng nhảy từng giờ lên 38,2 triệu đồng, USD leo thang

* Giá vàng leo thang lên đỉnh mới 1.410 USD

Giá vàng thế giới và sự suy yếu của đồng USD

Giá vàng thế giới đã tăng vọt khi có tin Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, bằng quyết định tung 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ, và làm đồng USD suy yếu. Chỉ số USD-Index(*)  lập tức sụt giảm từ mức đỉnh 88 điểm vào đầu tháng về mức 76 điểm vào ngày 06/11, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Như vậy, USD-Index đã giảm gần 14% từ mức đỉnh hồi tháng 6 năm nay.

Kể từ đầu năm đến cuối tháng 7/2010 dường như USD-Index và giá vàng có mối tương quan thuận chiều. Đây có thể là một điều không bình thường, vì giá vàng thường đi ngược chiều với giá trị của đồng USD. Điều này có thể giải thích là do trong giai đoạn này, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến cho đồng USD trở nên có giá. Đồng thời, rủi ro kinh tế gia tăng khiến giá vàng cũng tăng theo.

Biến động giá vàng và USD-Index trong năm 2010

Nguồn: USGold và tổng hợp của Vietstock

Kể từ giữa tháng 8 đến nay, USD-Index không ngừng sụt giảm và khiến giá vàng tăng vọt. Giá vàng tăng từ 1,188 USD/oz từ đầu tháng 8 lên mức 1,411 USD/oz vào ngày 09/11/2010, tức tăng gần 20% chỉ trong vòng 3 tháng.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân chính của việc giá vàng tăng mạnh trong 3 tháng gần đây là do đồng USD mất giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao khi mà hầu hết các NHTW vẫn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Ngoài ra, việc NHTW nhiều nước tăng tích trữ vàng thay vì USD cũng gây sức ép lên giá vàng.

Giá vàng trong nước vượt xa giá vàng thế giới

Giá vàng vào ngày 09/11 đã được đẩy lên mức 38.2 triệu đồng/lượng. Với mức giá này thì giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 1.8 triệu đồng/lượng, quy đổi theo giá vàng thế giới là 1,411 USD/oz và tỷ giá thị trường tự do là 21,500 VND/USD. Nếu quy đổi theo tỷ giá chính thức là 19,500 VND/USD thì mức chênh lệch này lên tới 5 triệu đồng/lượng.

Việc giá vàng trong nước cao hơn gần 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, ngay cả khi với được tính theo tỷ giá cao nhất trên thị trường, là một điều không bình thường. Với mức giá này, những nhà kinh doanh vàng hoàn toàn có thể nhập vàng vào kho ngoại quan để kiếm lợi một cách dễ dàng. Điều này cho thấy giá vàng tăng mạnh không chỉ do giá vàng thế giới và tỷ giá tăng; mà có thể do giới đầu tư lo ngại trước vấn đề tỷ giá hoặc giới đầu cơ đang “làm xiếc” với giá vàng trên thị trường.

Kể từ năm 2008 đến nay, giá vàng tăng mạnh thường là một tín hiệu báo trước việc điều chỉnh tỷ giá. Gần đây nhất, vào thời điểm trung tuần tháng 11/2009, cơn sốt giá vàng cũng đã xảy ra. Chỉ trong 1 ngày giá vàng đã tăng vọt thêm hơn 2 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chính của đợt tăng giá vàng này là do có tin đồn tiền đồng sắp bị giảm giá. Thực tế sau đó, ngày 25/11/2009, NHNN đã tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5.44%, trước áp lực của tỷ giá trên thị trường. Do vậy, một kịch bản tương tự trong thời điểm hiện nay là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

Tỷ USD/VND trần và trên thị trường tự do từ 2008 đến nay

Nguồn: NHNN và tổng hợp của Vietstock

Giá vàng sẽ đi về đâu?

Với quyết định cho phép nhập khẩu vàng của NHNN, chúng tôi cho rằng sẽ khó tiếp tục xảy ra hiện tượng chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Hiện tại, giá vàng đã giảm xuống quanh mức mức 36.5 triệu đồng/lượng. Biến động của giá vàng trong thời gian tới chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố là tỷ giá và giá vàng thế giới.

Đối với giá vàng thế giới: Giá vàng thế giới hiện đã lên trên 1,400 USD/oz, mức cao nhất trong lịch sử. Có nhiều dự báo cho rằng giá vàng thế giới tiếp tục tăng do chính sách nới lỏng  tiền tệ vẫn đang diễn ra và tính mùa vụ trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, NHTW nhiều nước cũng đã thay đổi chiến lược dự trữ USD sang dự trữ vàng khi niềm tin vào đồng USD suy giảm. Tuy nhiên, khả năng giá vàng biến động bất thường dường như không lớn, vì kinh tế thế giới vẫn đang khá ổn định, và có thể sau đó đồng USD sẽ mạnh dần trở lại.

Đối với tỷ giá: Hiện tại, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã vượt qua mốc 21,000 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức khoảng 8%. Điều này cho thấy sức ép buộc NHNN phải can thiệp vào thị trường là rất lớn. Việc NHNN tuyên bố sẽ bơm USD để ổn định tỷ giá trên thị trường đã mang lại hiệu quả ban đầu. Hiện tại, tỷ giá thị trường tự do đang ở mức khá cao và dường như đã đến ngưỡng kỳ vọng nên khó tăng mạnh thêm nữa.

Những phân tích trên cho thấy sự biến động mạnh của giá vàng trong ngày 09/11/2010 chỉ là một phản ứng thái quá của thị trường. Giá vàng hiện đã giảm lại về quanh mức 36.5 triệu đồng/lượng, cao hơn chút ít so với giá vàng thế giới khi quy đổi theo tỷ giá thị trường tự do.

Chúng tôi cho rằng giá vàng trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng, nhưng sẽ không còn đột biến do tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và giá vàng thế giới đã bước vào ngưỡng khó tăng mạnh thêm nữa.

Phân tích kỹ thuật: Giá vàng sẽ không điều chỉnh quá sâu

Sau khi chạm mốc quan trọng 1,400 vào ngày 08/11/2010, giá vàng chưa có dấu hiệu chững lại đà tăng giá.

Theo đồ thị daily, trong vòng 2 năm qua giá đã hình thành một kênh tăng trưởng vững chắc. Điều đáng chú ý là hiện nay, giá vàng đã ở rất sát cận trên của kênh tăng giá này. Với 3 lần test rất thành công trong 2 năm qua, ngưỡng này nhiều khả năng sẽ ngăn cản đà tăng ngắn hạn của vàng bắt đầu từ cuối tháng 07/2010.

Theo chỉ báo chuyên dụng cho đếm sóng Elliott Wave Oscillator (EWO) thì một phân kỳ giá xuống đang hình thành. Điều này cho thấy, sóng 5 nhỏ (sóng cuối cùng trong 5 sóng đẩy) của sóng 1 tăng giá lớn có khả năng sẽ kết thúc trong vòng 2 - 3 tháng tới. Kể từ đó sẽ bắt đầu sóng hiệu chỉnh giảm với 3 sóng thứ cấp a, b, c theo lý thuyết về sóng Elliott.  

Dự kiến giá vàng sẽ tạm thời điều chỉnh sau khi chạm vào vùng 1,450 – 1,500. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này sẽ không quá sâu. Có hai luận điểm chính để lý giải cho điều này: 

Thứ nhất, đám mây giá Kumo của Ichimoku Kinko Hyo sẽ tiếp tục đóng vai trò chống đỡ cho giá giống như nó đã từng làm rất thành công trong giai đoạn tháng 06/2009, tháng 03/2010 và tháng 08/2010.

Thứ hai, cận dưới của kênh giá tăng có độ dốc khá thấp (xấp xỉ 30 độ) và số lần test thành công trên 5 lần nên độ tin cậy là cao.

Vì vậy, nếu có điều chỉnh thì khả năng giá vàng phá vỡ ngưỡng 1,250 trong vòng 6 tháng tới là rất thấp. Nhiều khả năng sẽ xuất hiện sóng Harmonic lồng vào trong sóng Elliott hiệu chỉnh dạng flat.

___________________

(*) USD-Index là một điểm chuẩn hàng đầu trên thế giới và được công nhận rộng rãi để đo lường giá trị quốc tế của đồng đô-la Mỹ. USD-Index được tính toán bởi tỷ giá giữa đồng USD và rổ 6 loại tiền tệ: EUR, JPY, GBP, CHF, CAD và SEK. Sử dụng USD-Index giúp các nhà đầu tư  dịch chuyển các khoản đầu tư để có một danh mục tối ưu. Qua chỉ số này, chúng ta cũng có thể đo lường sức khỏe và biến động của các nền kinh tế.

Hồ Bá Tình – Nguyễn Quang Minh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98