Trả nợ chậm và cổ phiếu Vinashin

25/11/2010 10:39
25-11-2010 10:39:07+07:00

Trả nợ chậm và cổ phiếu Vinashin

“Vinashin đã vay thì Vinashin phải trả, không ai có thể trả thay. Chúng tôi sẽ tổ chức sản xuất, bán dự án công ty không liên quan đến lĩnh vực chính, cổ phần hóa... để trả nợ. Trong số các doanh nghiệp chúng tôi giữ lại, còn rất nhiều công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước. Năm tới chúng tôi sẽ cổ phần hóa và sẽ trả được nợ”, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19-11-2010 về tình hình kinh doanh cũng như các khoản nợ của tập đoàn.

Ông nhấn mạnh Vinashin xin chậm trả nợ một năm đối với 600 triệu đô la Mỹ vay của nước ngoài mà Credit Suisse là tổ chức môi giới.

Thông điệp của Vinashin lần này rõ ràng: chính tập đoàn sẽ trả nợ và một trong những phương thức tạo tiền để trả nợ là cổ phần hóa. Từ nhiều tháng nay, các chủ nợ nước ngoài vẫn kỳ vọng Chính phủ sẽ đứng ra trả nợ cho Vinashin hoặc cho Vinashin vay để trả. Quan trọng là Vinashin chỉ xin chậm trả, chứ không chối bỏ nợ. Trong trường hợp này các chủ nợ vẫn còn may mắn vì nếu Vinashin phá sản, khả năng đòi được nợ của họ thấp hơn nhiều.

Vinashin có lỗi, không ai phủ nhận chuyện đó. Tuy nhiên, các chủ nợ cũng phải xem lại việc cho vay của chính mình. Nếu họ thẩm định các dự án của Vinashin kỹ lưỡng hơn, đa chiều hơn, cũng như kiểm soát chặt chẽ đường đi của đồng vốn hay nói cách khác là cân nhắc hiệu quả việc sử dụng vốn, thì họ đã không ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại. Bởi cho Vinashin trả chậm một năm tức là phải trích dự phòng rủi ro cho khoản vay đó. Còn nếu cứ kiên quyết đòi ngay cho bằng được, Vinashin cũng không thể trả tức thì. Credit Suisse đã nhận hàng triệu đô la Mỹ tiền môi giới cũng phải có trách nhiệm. Giả sử không có Credit Suisse môi giới, và Vinashin không vay được tiền, biết đâu họ lại không có cơ hội đầu tư tràn lan, dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

Từ trước đến nay, mục tiêu hàng đầu của cổ phần hóa là thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ít có đơn vị nào xác định cổ phần hóa để có tiền trả nợ vì trước khi bán cổ phần, theo quy định, phải xử lý nợ. Còn thặng dư bán cổ phần, nếu có, phải nộp vào ngân sách qua kho bạc. Doanh nghiệp được giữ lại bao nhiêu phần trăm thặng dư là do cơ quan chủ quản nhà nước quyết định. Vì thế nói cổ phần hóa một số doanh nghiệp trực thuộc của Vinashin, giúp tập đoàn trả nợ xem ra không ổn.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán đang trầm lắng và có thể chưa sôi động trong năm sau, các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng của nhiều công ty mà đa phần trong số họ kinh doanh có lời, đang ế ẩm, liệu ai sẽ mua cổ phần các công ty con của Vinashin đây? Nhà đầu tư nào dám bỏ tiền vào Vinashin và chờ một vài năm tập đoàn trả hết nợ? Chưa kể khả năng làm ra lợi nhuận của Vinashin trong tương lai vẫn còn để ngỏ. Từ năm 2009 đến nay, Vinashin vẫn đang lỗ và lộ trình lỗ chưa chấm dứt. Nhìn từ đây, hẳn các chủ nợ nước ngoài sẽ chưa thể an tâm về sự chắc chắn của thời điểm trả nợ của tập đoàn công nghiệp tàu thủy này.

Hải Lý

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98