Vinashin: “Không nên trăm dâu đổ đầu tằm”

02/11/2010 06:57
02-11-2010 06:57:34+07:00

Vinashin: “Không nên trăm dâu đổ đầu tằm”

Vụ việc Vinashin lại một lần nữa “nóng rẫy” trên diễn đàn Quốc hội khi một số Đại biểu Quốc hội quyết liệt truy vấn trách nhiệm của Chính phủ. Ở một góc nhìn khác, có những đại biểu Quốc hội và chuyên gia độc lập cho rằng, sẽ là công bằng và sòng phẳng hơn nếu đòi hỏi có thời gian cam kết cụ thể giải quyết dứt điểm bất cập về cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước thay vì đổ tất cả trách nhiệm lên đầu Chính phủ.

Việc truy trách nhiệm, cố nhiên là cần thiết, bởi nó sẽ giúp Chính phủ và cả hệ thống chính trị "làm chủ được sự thất bại", để từ đó, tạo nên những thành công cho nền kinh tế và cho sự hiệu quả của bộ máy công quyền.

Song, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, cần phải nhìn nhận một cách toàn diện hơn đối với vấn đề Vinashin:

"Nhiều luật gia cho rằng, việc thí điểm liên quan đến hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn nhà nước mà về mặt pháp luật, ngay từ đầu không ràng buộc trách nhiệm QH với thiết chế quyền lực nhà nước cao nhất để chia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật sự hợp lý".

Mâu thuẫn giữa tham vọng và thực lực

Theo Luật gia Nguyễn Ngọc Bích, nhìn lại một cách công bằng, Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong khung cảnh của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến thức lẫn phương pháp của chính nó và - quan trọng hơn - của môi trường quanh nó.

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, số 103/QĐ-TTg, và số 104 QĐ-TTg năm 2006.

Sự ra đời của Tập đoàn Vinashin, nằm trong chủ trương của Đảng và Nhà nước, thí điểm mô hình tập đoàn với mục tiêu biến chúng trở thành những doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh quốc tế, giống như mô hình "chaebol" Hàn Quốc.

Với mong muốn đó, chỉ trong 2 năm 2005-2006, 8 tập đoàn đã được thành lập trên cơ sở thu gom các công ty về một mối.

Nhưng rắc rối cũng nảy sinh từ đây, như ví von của Luật gia Nguyễn Ngọc Bích: Vinashin giống như một cậu bé ở tuổi dậy thì, được cho lấy nhiều vợ; vì bố mẹ của cậu giàu có, kỳ vọng nhiều vào tài nghệ của con, trong mong muốn về phúc lộc cho gia đình. Kỳ vọng không sai, mong muốn cũng đúng. Vấn đề là đã nhìn sai về cậu bé! Và bây giờ mới thấy hậu quả!

TS. Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức), TS. Tô Văn Trường, TS. Vũ Trọng Khải... cùng nhiều chuyên gia độc lập phân tích rõ: nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự đổ vỡ của Vinashin chính từ mâu thuẫn giữa tham vọng và thực lực, và việc hình thành các tập đoàn trái với quy luật kinh tế. Nhiều đại biểu Quốc hội trong chất vấn cũng nêu ý kiến như vậy như bà Lê Thị Nga, Phạm Thị Loan...

Ở những nước khác, một tập đoàn kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, lớn dần theo năng lực quản lý của chính nó.

Còn các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ "không quen biết" gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng "chui" vào một "rọ quản lý" của tập đoàn. Chuỗi quản lý hành chính kéo dài vô lý với 5-6 cấp trung gian, nên tình trạng quan liêu, "quá tải" trong quản lý đương nhiên xảy ra phổ biến.

Quản trị doanh nghiệp không giống ai

Luật gia Nguyễn Ngọc Bích so sánh cụ thể hai mô hình chaebol của Hàn Quốc và tập đoàn kiểu Việt Nam.

Các chaebol của Hàn Quốc có gốc gác là các chủ tư nhân kiêm quản trị viên (owner - manager), đi lên từ tay trắng; dùng tiền của mình và kinh doanh thành công. Doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu và hiệu quả theo các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp dựa trên tiền túi của họ; chỉ khi ấy chính phủ của họ - do chính sách về công nghiệp - mới hỗ trợ. Họ "đã tự giúp nên được Trời giúp" và trở thành quả đấm thép.

Ở ta, giám đốc doanh nghiệp nhà nước không hề là chủ nhân kiêm quản trị viên. Họ có cách quản trị riêng của họ, theo tài ba cá nhân cùng các suy tính của một con người chính trị. Họ dùng tiền nhà nước, điều hành công ty theo các quy định khác nhau do các bộ ban hành. Nói cách khác, họ ngồi trong doanh nghiệp, sử dụng tiền bên ngoài đưa vào và làm theo các quy định cũng từ bên ngoài đưa cho. Vậy, "đồng chí giám đốc tập đoàn" với "giám đốc chaebol" khác nhau một trời một vực!

Học phí đắt để sửa mình và vươn lên

Mấy ngày họp Quốc hội, dư luận xã hội lại được dịp sôi nổi, nóng lên với bao vấn đề cốt tử của đất nước. Gây sững sờ với nhiều người là phiên họp sáng 1/11 được truyền hình trực tiếp trên VTV, khi một số đại biểu đứng lên truy vấn quyết liệt trách nhiệm của Chính phủ nói chung, Thủ tướng nói riêng trong sự đổ vỡ của Vinashin.

Đó là một biểu hiện rõ nét của không khí dân chủ trong đời sống chính trị ở Việt Nam, khi mà chất lượng các sinh hoạt nghị trường đang ngày một cải thiện cùng với sự đi lên của dân trí. Các đại biểu đã xóa đi định kiến về những ông nghị "hiền lành, nhạt nhòa, không chính kiến".

Và người ta cũng tập quen dần với sự khác biệt trong quan điểm, cách nhìn của Chính phủ và Quốc hội - một chuyện hết sức bình thường ở nhiều nước phát triển.

Có ý kiến băn khoăn: Liệu như vậy có căng quá không? Có khiến cho dư luận chỉ nhìn vào một số yếu kém trong quản lý điều hành của Chính phủ để rồi phủ định sạch trơn những nỗ lực khác đáng ghi nhận.

Chẳng hạn như một năm thành công nổi bật trong vai trò Chủ tịch ASEAN, tạo nên một vị thế mới cho đất nước. Như chính Tổng thống Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ, Thủ tướng Nhật thừa nhận, dưới sự dẫn dắt khéo léo nhưng kiên định của Việt Nam, ASEAN đã khẳng định được vai trò trung tâm trong mọi cấu trúc khu vực.

Nếu ai lo lắng như vậy thì đã đánh giá quá thấp trí tuệ xã hội. Những ai hết lòng vì sự nghiệp chung của đất nước, dù bức xúc trước những yếu kém sai lầm, cũng không quên ghi nhận phong cách lãnh đạo và điều khiển các cuộc họp chính thức lẫn các cuộc họp kín của Thủ tướng Chính phủ trong năm qua.

Tuy nhiên, công luận cũng đòi hỏi phải trả lời một cách sòng phẳng và triệt để những câu hỏi mang tính sống còn từ bài học Vinashin.

Đó là: Bao giờ chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân?

Bao giờ các doanh nghiệp nhà nước phải công khai minh bạch về tài chính và để nhân dân giám sát?

Bao giờ doanh nghiệp nhà nước sẽ phải có trách nhiệm rõ ràng: với nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thương hiệu, thương quyền... thực hiện nghĩa vụ tạo ra những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu tương xứng với những ưu ái nguồn lực khổng lồ mà anh đang được hưởng?

Bao giờ chấm dứt tình trạng Tập đoàn kinh tế chuyên ngành mà ngành nghề chính của mình không mạnh mà lại đi đầu tư dàn trải để rồi không tạo ra vị thế chủ lực như mục tiêu đã sinh thành ra chúng?

Vinashin là một bài học quá đắt giá và đau xót. Không ai muốn trả một khoản học phí khổng lồ đến vậy. Nhưng khoản học phí đóng bằng mồ hôi nước mắt của người dân đó sẽ không trở nên lãng phí khi người học biết thấm đau mà sửa mình để vươn lên.

An Nhiên

VNR500





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98