Nhận dạng cổ phiếu “Hốt tất liệt”

03/12/2010 09:56
03-12-2010 09:56:55+07:00

Nhận dạng cổ phiếu “Hốt tất liệt”

Sự trở lại của các mã Penny khiến nhiều NĐT bắt đầu cuốn vào vòng xoáy đầu cơ mới, dù cách đây chưa lâu, chính các cổ phiếu này bị ngoảnh mặt: sau khi tăng nóng và xì hơi, các mã penny nhanh chóng biến thành cổ phiếu “Hốt tất liệt” ( “hot” - nóng quá thì sau đó tất yếu phải liệt).

Kịch bản cũ có thể không lặp lại nhưng các “tay chơi chuyên nghiệp” luôn có khuynh hướng sáng tạo ra các câu chuyện mới hấp dẫn dựa trên nền các kịch bản kinh điển...

“Con tàu ma” VSP

Tại thời điểm hiện tại, tôi không khuyến nghị các NĐT giao dịch cổ phiếu đã có tiền sử “nóng” vì ẩn chứa các cạm bẫy khó lường.

Ông Lê Văn Thanh Long (GĐ Phát triển khách hàng CTCK SME)

Sau 5 quý thua lỗ liên tiếp, đến quý I/2010, CTCP Vận tải Dầu khí Vinashin (VSP) - nay là CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. VSP hoàn toàn xứng đáng với biệt danh “con tàu ma” khi lùi lũi hành trình bí hiểm. Trong vòng 5 tuần, kể từ đầu tháng 4/2010, cổ phiếu VSP tăng giá gấp 3 lần, từ mức 2 chấm lên 6 chấm. Tin tức truyền khẩu trên thị trường là VSP đã chuyển bại thành thắng, không chỉ kinh doanh có lãi mà còn tạo ra “lợi nhuận rơi bẹp đầu các cổ đông”. Quả bóng VSP được bơm thêm các thông tin hư hư thực thực như dự án sân golf Mê Linh được chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu đô thị hoặc sẽ được chuyển nhượng với lợi nhuận “khủng”. Thực tế, quý 1/2010, VSP công bố chỉ lãi khiêm tốn 11,6 tỷ USD so với lỗ lũy kế 436 tỷ đồng của 5 quý trước đó. Ngay lập tức VSP xì hơi về 3 chấm. Hai quý tiếp theo, “con tàu ma” đều báo lãi, nhưng giá cổ phiếu vẫn túc tắc giảm đều và trở về vạch xuất phát.

VSP là trường hợp điển hình của chiêu “ve sầu thoát xác” trên TTCK. Tranh thủ doanh nghiệp lỗ triền miên trước đó khi bắt đầu có lãi, một kịch bản hấp dẫn được dựng lên bởi các tay đầu cơ với con số lợi nhuận phóng đại. Khi cổ phiếu đã giảm sâu trước đó thì những tin tức rỉ tai kiểu này thường có ma lực rất lớn cuốn theo vô số NĐT vào cuộc. Thực chất đây là một cuộc trao tay cổ phiếu đầy mưu mẹo. Hạ màn, các NĐT nhẹ dạ đều thiệt hại. Cùng kịch bản với VSP có thể kể đến trường hợp các cổ phiếu đã trải qua nhiều quý thua lỗ và được đầu cơ như: TRI, MHC, VKP...

“Ngôi sao dự án” PVA

Năm 2008, nếu VSP là cổ phiếu có sóng nhất trên sàn HNX thì chắc chắn năm 2010, cổ phiếu của PVA của CTCP Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An kế vị trí xứng đáng. Tuần đầu tiên của tháng 5/2010, PVA đạt đình 120.000 đồng/CP, tăng gấp 4 lần sao với hai tháng trước đó và tăng gấp 4 lần so với cuối năm 2009. Khi PVA đạt đỉnh, bất chấp sức nóng, nhiều người vẫn nhảy vào “ôm bom” khi NĐT kháo nhau PVA được một CTCK lớn đánh lên tận 200.000 đồng/CP. Quý I/2010, lợi nhuận của PVA chỉ đạt khiêm tốn 1,8 tỷ đồng, nhưng các yếu tố cơ bản không phải là lý do hỗ trợ cho sự tăng nóng của mã này. PVA là trường hợp kinh điển của việc đánh lên cổ phiếu theo thông tin hỗ trợ. Trong hành trình tăng giá phi mã, PVA “đổi lái” liên tục với các thông tin dự án xuất hiện triển miên. Nguội lạnh sau đó, nhưng PVA vẫn đủ độ hot, đốt cháy vô số tài khoản margin của các NĐT nhảy vào bắt đáy. Hiện tại, PVA chỉ còn 30% so với mức giá đỉnh và vẫn là cổ phiếu hay được đầu cơ.

Thực sự, nhiều DN như PVA vẫn có các dự án tiềm năng, nhưng trên thực tế, thông tin dự án chỉ là chìa khóa để các tay đầu cơ thuyết phục những NĐT sẵn sàng trả tiển trước cho những giá trị tăng trưởng và thịnh vượng của DN vài năm sau đó.

“Mỏ vàng” KSH

Vừa qua, các cổ phiếu từng “nóng” đã rớt mạnh hơn mức bình quân chung, khiến một số cổ phiếu trở về mức giá hợp lý để đầu tư ở thời điểm hiện tại. Về tâm lý, NĐT nhỏ cũng ưa thích các mã có giá trị thấp, thanh khoản tốt hơn cổ phiếu blue - chip, nhưng với những gì đã xảy ra gần đây, các NĐT nên cẩn trọng trong giao dịch.

Ông Nguyễn Chí Trung (GĐ Môi giới CTCK Rồng Việt)

Năm 2009 là một năm đình đám với cổ phiếu KSH của CTCP Khoáng sản Hà Nam (nay là CTCP Tập đoàn Khoáng sản Hamico). Sức hút của KSH đến từ dự án mỏ vàng tại Bắc Cạn. Không hề tìm hiểu các thông tin về trữ lượng vàng, lợi nhuận có được, nhưng nhiều NĐT vẫn miệt mài “truy sát” cổ phiếu KSH khiến mã này tăng trần liên tục 35 phiên, từ mức 18.000 đồng/CP đầu tháng 9/2009 lên tới kỷ lục 97.500 đồng/CP (ngày 23/10/2009). Trong thời kỳ sốt vàng, phần lớn những người đào vàng đều đạt được kết quả khiêm tốn. Tuy nhiên, những tay ăn theo như bán cuốc chim, xẻng, lều trại lại kiếm được món lợi lớn. Điều này cũng đúng với “mỏ vàng” KSH, phần lớn NĐT thua lỗ, còn những người tận dụng khoản lợi nhuận kếch xù chính là các tay môi giới đầu trò và vài cổ đông nội bộ tiết lộ thông tin nội gián - những cá nhân sau này bị phát hiện và xử phạt.

KSH vẫn là trường hợp điển hình của việc “đội lái” khuếch trương tài sản DN để dụ NĐT nhảy vào cổ phiếu nóng. Kết quả kinh doanh năm 2009, KSH chỉ đạt EPS 1.790 đồng. Mọi kỳ vọng biến thành ảo vọng, đã có lúc KSH rơi xuống 2 chấm. Tương tự, cổ phiếu CTM của CTCP Đầu tư Xây dựng Khai thác mỏ; cổ phiếu BKC của CTCP Khoáng sản Bắc Cạn cũng có quá khứ hoành tráng không hề thua kém. Một chiêu bài khác của các DN trong việc khuếch trương tài sản ngầm (như BĐS) để thu hút NĐT.

Bí ẩn SZL

Trong tháng 10/2010, cổ phiếu SZL của CTCP Sonadezi Long Thành đã tăng giá gấp đôi. Hỗ trợ cho sự tăng giá này, trên thị trường xuất hiện tin đồn SZL có khoản lợi nhuận lên tới 200 tỷ đồng. Nhiều NĐT đã cẩn trọng nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến SZL để tìm ra con số bí ẩn trên nhưng đều không có kết quả. Tuy nhiên, sáng sáng chứng kiến SZL tím ngắt đi ngược xu hướng thị trường, một số NĐT vẫn không thể kiên nhẫn đứng bên lề cuộc chơi. Với báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2009 bình thường, ngay sau đó, SZL đã giảm 40% so với đỉnh. Hết năm 2009, SZL chỉ đạt lợi nhuận 43,83 tỷ đồng, tuy nhiên, bí ẩn được giải đáp, giá trị sổ sách cổ phiếu tăng mạnh từ 19.911 đồng lên 48.232 đồng/CP do SZL đã thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu khiến lợi nhuận năm 2008 tăng lên, vốn chủ sở hữu của công ty tăng thêm tương ứng 207 tỷ đồng.

Do cách hoạch toán và phân bổ chi phí, lợi nhuận của một số DN có thể cao đột biến tại những thời điểm nhất định. Các tay đầu cơ luôn dựa trên vài con số hư ảo về lợi nhuận và thực sự nếu NĐT không có lợi thế về thông tin thì họ đang chơi một ván bài poker mà phần thắng hầu như luôn thuộc về nhà cái.

Đầu tư chứng khoán



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đâu là điểm khác biệt giữa Viettel Construction và các TowerCo khác trên thị trường? 

Trong thời gian gần đây, Viettel Construction liên tiếp đón các đoàn Quỹ, nhà đầu tư nhằm mục tiêu trao đổi cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước...

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp...

TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn

Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam đã trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi...

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và...

Ông Nguyễn Trọng Hiền được bầu làm Chủ tịch HĐQT GELEX

Tại phiên họp đầu tiên ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại của...

Năm 2023, Gelex Electric đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1,000 tỷ đồng

Đó là thông tin đáng chú ý trong tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố năm 2023 của CTCP Điện lực GELEX (Gelex Electric, UPCoM: GEE). Cùng với đó, Công ty có kế hoạch mở rộng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98