Nâng lãi suất tái cấp vốn: Liều thuốc đắng nhưng tác dụng kép

18/02/2011 10:03
18-02-2011 10:03:57+07:00

Nâng lãi suất tái cấp vốn: Liều thuốc đắng nhưng tác dụng kép

(Vietstock) – Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá cách đây 1 tuần, NHNN tiếp tục nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 2% lên 11%, mức cao nhất trong 2 năm gần đây. Mục tiêu của đợt điều chỉnh lãi suất này là nhằm ngăn chặn lạm phát và ổn định tỷ giá, hai vấn đề đang gây lo ngại nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này có thể kích hoạt một đợt nâng lãi suất mới vốn đã rất cao.

Lãi suất chiết khấu và công cụ điều hành thị trường tiền tệ

Để hiểu và đánh giá được những tác động của quyết định điều chỉnh lãi suất của NHNN trước hết chúng tôi làm rõ các khái niệm và phân tích những tác động của công cụ này về mặt đối với thị trường tiền tệ.

Khác với các lần điều chỉnh lãi suất trước đây, NHNN thường công bố lãi suất cơ bản, vốn được người dân quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện tại lãi suất cơ bản hầu như không có tác dụng trong điều hành chính sách tiền tệ. Thực tế, chỉ có lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn mới thực sự là công cụ lãi suất để điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW).

NHTW điều hành cung tiền trong nền kinh tế bằng 3 công cụ cơ bản là Dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở, Phát hành trái phiếu bắt buộc. Cả ba công cụ này đều nhằm mục tiêu bơm - rút tiền trong nền kinh tế để phòng chống lạm phát hoặc kích thích kinh tế.

Để điều hành chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái chiết khấu. Qua việc tăng - giảm lãi suất này, NHTW có thể mua - bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở. Thông qua hoạt động mua - bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và từ đó điều tiết lượng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Những con số lãi suất mà NHTW các quốc gia thường hay công bố chính là lãi suất này. Nếu muốn rút tiền khỏi nền kinh tế, NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu để bán ra các giấy tờ có giá hoặc hạn chế nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. Ngược lại, muốn bơm tiền vào nền kinh tế NHTW giảm lãi suất chiết khấu.

NHNN thường công bố 3 lãi suất trên website của mình là Lãi suất cơ bản, Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Trước đây Lãi suất cơ bản rất được quan tâm vì nó xác định trần lãi suất cho vay của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay công cụ điều hành chính lại là Lãi suất tái chiết khấu và Lãi suất tái cấp vốn.

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM). Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi .

Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lí do giải thích cho việc lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.

Tăng lãi suất: Kỳ vọng "Thuốc đắng dã tật”

Theo Quyết định số 271/QĐ-NHNN của NHNN, lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm (tăng 2%).

Như vậy, theo quyết định này thì lãi suất tái cấp vốn là 11%, còn lãi suất tái chiết khấu vẫn giữ nguyên 7% như quyết định trước đó. Ngoài ra, lãi suất qua đêm cũng tăng thêm 2%. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có đủ số liệu về những khoản vay của NHTM đối với NHNN. Nếu tỷ trọng các khoản vay được áp dụng lãi suất tái chiết khấu lớn còn tái cấp vốn nhỏ thì sẽ tác động không nhiều.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này là một thông điệp rõ ràng cho thấy NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất qua đêm sẽ chắc chắn sẽ tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với lãi suất không thể giảm được.

Quyết định này của NHNN dường như trái ngược với khuyến nghị giảm lãi suất của một số chuyên gia trong nước và quan điểm của một số thành viên Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC). Lãi suất trên thị trường hiện nay được xem là ở mức quá cao, lãi suất huy động tuy bị giới hạn mức trần 14% nhưng lãi suất thực tế có thể cao hơn con số này. Nhiều ý kiến đang rất quan ngại về khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp khi lãi suất quá cao. Kèm theo đó nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên khi nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ.

Dù vậy, quyết định nâng lãi suất của NHNN được xem là “liệu thuốc đắng” nhưng được kỳ vọng là sẽ ngăn chặn được lạm phát đang bùng nổ dữ dội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã tăng 1.74%, và tháng 2/2011 cũng được ước đoán sẽ tăng khoảng 2%. Như vậy, 2 tháng đầu năm 2011 CPI có thể tăng gần 4%, làm cho mục tiêu cả năm 7% rất khó giữ.

Không chỉ vậy, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế sẽ rất lớn khi giá một loạt các mặt hàng như xăng dầu, điện, than buộc phải điều chỉnh trong thời gian tới. Ngoài ra, giá cả thế giới và điều chỉnh tỷ giá cũng cộng hưởng cùng các yếu tố có thể làm lạm phát bùng nổ trở lại.

Tăng lãi suất đồng nghĩa với sự thặt chặt tiền tệ là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn lạm phát. Cái giá của chính sách này là không nhỏ khi có thể tác động rất mạnh tới các doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là để kiềm chế lạm phát phải cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ và có tính căn cơ khác. Các giải pháp căn cơ đó là phải tăng hiệu quả đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, xây dựng thể chế kinh tế minh bạch và vận hành hiệu quả.

Ngoài tác dụng kiềm chế lạm phát thì việc nâng lãi suất của NHNN còn có thể nhắm đến một mục tiêu khác là ổn định tỷ giá. Việc tăng lãi suất đồng nghĩa với đồng nội sẽ có giá trị hơn dẫn đến giảm nhu cầu nắm giữ ngoại tệ. Chẳng hạn nếu lãi suất tái cấp vốn cao thì NHTM thay vì chiết khấu giấy tờ có giá họ sẽ bán ngoại tệ cho NHNN để lấy tiền đồng vì chi phí đối với việc bán ngoại tệ sẽ thấp hơn việc vay vốn từ NHNN.

Hồ Bá Tình – Phòng nghiên cứu Vietstock





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98