Nhân dân tệ sẽ xóa ngôi độc tôn của USD trong tương lai?

14/02/2011 18:33
14-02-2011 18:33:12+07:00

Nhân dân tệ sẽ xóa ngôi độc tôn của USD trong tương lai?

(Vietstock) - Chính thức vượt Nhật Bản, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và nước này đang xem xét bước tiếp theo cho vị trí cường quốc thế giới bằng cách biến đồng Nhân dân tệ (NDT) trở thành đơn vị tiền tệ toàn cầu. 

Chính phủ Trung Quốc thận trọng trong việc thực hiện một số động thái để nâng cao vai trò của đồng NDT lên vị trí ngang hàng so với đồng USD, EUR và JPY như là một đồng tiền dự trữ có khả năng chuyển đổi hoàn toàn.

Trong suốt năm qua, Bắc Kinh đã bắt đầu nới lỏng dần các quy định kiểm soát tiền tệ. Lần đầu tiên các công ty của Mỹ như McDonald và Caterpillar được phép để tài trợ cho các dự án của mình tại Trung Quốc thông qua việc chào bán trái phiếu bằng đồng NDT ở Hồng Kông.

Ông Richard Lavin, Chủ tịch của Caterpillar cho biết công ty đã thu về 150 triệu USD từ việc chào bán trái phiếu tại Hồng Kông vào tháng 11/2010 nhằm cấp vốn cho hoạt động kinh doanh cho thuê trang thiết bị tại Trung Quốc. Điều này ít tốn kém hơn so với việc vay vốn tại Trung Quốc hay huy động vốn bằng đồng USD và sau đó chuyển sang đồng NDT.

Trong khi đó, hiện nay tại Nga, Việt Nam và Thái Lan, việc giao thương với Trung Quốc có thể thanh toán bằng đồng NDT, vì thế các đối tác kinh doanh không phải chuyển đổi sang đồng USD và ngược lại. Chương trình thí điểm này cho phép các công ty của Nga như Sportmaster, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Moscow, mua hoặc bán hàng hóa bằng đồng NDT.

Và tại New York, Chính phủ Trung Quốc cho phép chi nhánh của Bank of China chấp nhận các khoản tiền gửi bằng đồng NDT. Qua đó, các khách hàng gửi tiền bên ngoài Trung Quốc có thể tin tưởng vào đồng NDT vì theo dự báo, đồng tiền này sẽ tăng giá so với đồng USD trong vài năm tới.

Ông Kelvin Lau, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered Bank tại Hồng Kông, cho biết: “Tất cả các động thái gần đây đều nhằm mục đích quốc tế hóa đồng NDT. Trung Quốc muốn biến đồng NDT thành đơn vị tiền tệ phổ biến”.

Theo tỷ giá hôm thứ Năm (10/02), đồng NDT giao dịch dưới 6.59 NDT/USD - mức mà nhiều chuyên gia cho rằng đồng tiền này đã cố tình bị định giá thấp do các nỗ lực can thiệp của Bắc Kinh. Được biết, 5 năm trước, đồng NDT giao dịch ở mức hơn 8 NDT/USD – cao hơn 20% so với hiện tại.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có các động cơ kinh tế đằng sau nỗ lực hội nhập toàn cầu với đồng NDT. Các chuyên gia phân tích cho rằng các động thái này, nếu thành công, có thể nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các thị trường tài chính nước ngoài và bắt đầu xóa ngôi độc tôn của đồng USD. Cuối cùng Bắc Kinh cũng có thể đạt được một số thành quả như vay nợ rẻ hơn, điều này đi kèm với việc đồng NDT sẽ được công nhận là đồng tiền dự trữ thế giới.

Nhà đầu tư toàn cầu có thể thấy rằng việc nới lỏng các chính sách kiểm soát đồng NDT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trực tiếp vào trái phiếu và các loại tài sản khác bằng đồng NDT.

Hơn nữa, các nhà xuất nhập khẩu có thể hạ thấp những rủi ro từ sự biến động tiền tệ thông qua các thương vụ thương mại với Trung Quốc bằng cách sử dụng đồng NDT thay cho đồng USD hay đồng EUR.

Giáo sư Robert A. Mundell, nhà kinh tế đạt giải Nobel nhờ nghiên cứu về việc phát triển đồng EUR cho biết sự tăng giá của đồng NDT là điều không thể tránh khỏi.

Ông Mundell cho biết: “Đồng NDT có thể trở thành đơn vị tiền tệ dự trữ trong tương lai, ngay cả khi Chính phủ Trung Quốc không thực hiện bất cứ động thái nào về điều đó. Ông lưu ý rằng NDT đã trở thành một đồng tiền khu vực tại Đông Nam Á vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia.

Ông cho biết nếu Trung Quốc mở thị trường vốn bằng cách xóa bỏ việc kiểm soát ngoại tệ thì “tiến trình đồng NDT trở thành đơn vị tiền tệ  quốc tế sẽ được đảm bảo”.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đồng NDT phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể trở thành thách thức lớn đối với vị thế là đồng tiền dự trữ độc tôn của USD. Một điều Trung Quốc cần chứng minh với nhà đầu tư là hệ thống chính trị đang ổn định và nền kinh tế vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Bất chấp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong hơn 30 năm qua,Trung Quốc vẫn còn tương đối nghèo so với Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản.

Ông Albert Keidel, chuyên gia người Trung Quốc tại Viện Chính sách Công thuộc Đại học Georgetown, Washington cho biết: “Xét về tầm ảnh hưởng trên các thị trường tài chính toàn cầu, đồng NDT vẫn ở vị trí thứ 4. Mọi người đang bắt đầu nắm giữ nhiều đồng NDT hơn, tuy nhiên phải mất ít nhất một hay hai thập niên nữa, đồng tiền này mới có thể trở thành đơn vị tiền tệ dự trữ hàng đầu thế giới”.

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là một trong những điểm đến mạnh nhất của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ hệ thống tiền tệ, ngân hàng và dòng vốn ngoại.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những biện pháp kiểm soát này cho phép Bắc Kinh quản lý tỷ giá đồng NDT bằng cách giữ đồng tiền này ở mức thấp đủ để thúc đẩy xuất khẩu. Các chính sách cũng hạn chế những rủi ro về sự biến động của dòng vốn ngoại trong trường hợp xảy ra những cú sốc bất thường.

Trung Quốc vẫn còn lưỡng lự trong việc biến Nhân dân tệ thành một đồng tiền có khả năng chuyển đổi hoàn toàn bởi hệ thống ngân hàng và tài chính nước này vẫn chưa trưởng thành. Hơn nữa, việc cho phép dòng vốn dịch chuyển mà không hề có bất kỳ giới hạn nào cũng đồng nghĩa rằng nước này đầu hàng trước việc kiểm soát các lĩnh vực quan trọng trong hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho biết Bắc Kinh có thể buộc phải thay đổi cách tiếp cận bởi các giới hạn tài chính do nước này tự đặt ra chỉ cho phép Trung Quốc mở cửa 50% đối với các thị trường quốc tế, qua đó cản trở tham vọng bành trướng toàn cầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Việc quản lý chặt chẽ tỷ giá cũng dẫn đến những thay đổi phức tạp mà các chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh buộc phải tích lũy dự trữ ngoại tệ khổng lồ, phần lớn trong số đó là trái phiếu Chính phủ Mỹ. Các chuyên gia phân tích cho biết một khi Trung Quốc tiếp tục neo đồng NDT theo đồng USD thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng neo chính sách tiền tệ theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) một cách hiệu quả.

Và khi đồng USD liên tiếp rớt giá trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu cho rằng thâm hụt ngân sách ngày càng phình to của Mỹ đã làm xói mòn giá trị của lượng dự trữ khổng lồ mà bằng đồng USD mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Ông Eswar S. Prasad, giáo sư kinh tế thuộc Đại học Cornell và là cựu Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phụ trách bộ phận tại Trung Quốc cho biết những quan ngại này đang khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và quốc tế hóa đồng NDT.

Ông Prasad nói: “Đây là sự thay đổi rất lớn. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc có thể cải cách thị trường tài chính của mình. Nước này biết rằng nếu họ đồng ý mở cửa mà thị trường tài chính vẫn chưa sẵn sàng, điều này có thể dẫn đến thảm họa”.

Nếu Bắc Kinh chưa sẵn sàng thực hiện các bước đi cần thiết cho việc biến NDT thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ý nghi ngờ liệu Trung Quốc có thể quốc tế hóa thành công đồng NDT trong vài năm tới.

Nhà kinh tế Nicholas R. Lardy đồng thời là một chuyên gia của Peterson Institute thuộc International Economics tại Washington cho biết: “Trung Quốc vẫn đang trong quá trình khảo sát. Tuy nhiên, đây là cách để Trung Quốc tiến hành mọi chuyện”.

Anh Vũ (Theo CNBC)



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB

Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho phép các ngân...

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98