Chấm dứt vay - gửi ngoại tệ để chống đô la hóa

01/03/2011 06:07
01-03-2011 06:07:10+07:00

Chấm dứt vay - gửi ngoại tệ để chống đô la hóa

Đề án chống đô la hóa đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng theo chỉ đạo của Chính phủ. Trao đổi với Thanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (GSTC), cho biết trước mắt cần phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng ngoại tệ; về dài hạn tiến tới chấm dứt tình trạng cho vay và huy động USD qua các NH mới có thể thực thi thành công việc chống đô la hóa trong nền kinh tế.

Một vài tờ báo có nêu Ủy ban GSTC qua kiểm tra thấy có tài khoản tiền gửi ngoại tệ 260 triệu USD, thực hư thông tin này như thế nào, thưa ông?

Ủy ban GSTC có thực hiện việc kiểm tra, rà soát tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các NH thương mại để phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn hệ thống tài chính thường xuyên, cũng như có số liệu phân tích, tham mưu cho Chính phủ trong điều hành chính sách tiền tệ. Số liệu chính xác là có một tài khoản tiền gửi cá nhân 260.000 USD, chứ không phải là 260 triệu USD như một vài phương tiện thông tin đã nêu.

Cũng có thông tin, sắp tới ủy ban sẽ trình Chính phủ đề án chống đô la hóa?

Đề án chống đô la hóa được Chính phủ giao cho NHNN nghiên cứu xây dựng. Sau khi trình Chính phủ, Ủy ban GSTC tham gia góp ý kiến.

Ông đánh giá như thế nào về tình trạng đô la hóa hiện tại VN?

Theo định nghĩa của IMF, trong một quốc gia chừng nào NH đồng ý nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và cho vay bằng ngoại tệ thì có nghĩa là nền kinh tế còn bị đô la hóa. Hiện tại, VN là một trong số các quốc gia có tình trạng đô la hóa khá cao. Nguyên nhân có nhiều, nhưng căn bản do nền kinh tế còn bị nhập siêu, cũng như tâm lý của người dân, niềm tin vào đồng nội tệ còn thấp.

Đô la hóa “đẻ” ra một thị trường ngoại tệ tự do luôn tác động rất mạnh tới tỷ giá, thị trường ngoại hối chính thức?

Ngoại tệ trên thị trường tự do lũng đoạn được là vì nó có thể gửi ở NH trong tình hình bình thường. Khi cần đầu cơ thì nó được rút ra khỏi NH, khi không cần đầu cơ thì nó gửi NH một cách chắc chắn. Lực lượng tín dụng này ngày càng lớn, tới hàng chục tỉ USD và thậm chí quay trở lại thao túng thị trường.

Theo ông, để chống đô la hóa cần có những giải pháp gì?

Trước mắt tăng dự trữ bắt buộc của ngoại tệ cỡ 10-12%, đồng thời đặt dự trữ bắt buộc bằng đồng nội tệ thấp hơn khoảng 6-7% để cho các NH thương mại cân nhắc việc huy động tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ. Hiện nay tương quan tiền gửi trong hệ thống NH giữa VNĐ và ngoại tệ khoảng 70% và  30%. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trên, đương nhiên lãi suất tiền gửi giảm xuống, người dân sẽ gửi ngoại tệ ít hơn và chuyển qua gửi bằng VNĐ.

Trong dài hạn, chỉ cho vay ngoại tệ ở một số hạng mục nhất định, và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ và huy động ngoại tệ. Tất nhiên, để làm được điều này NHNN phải đứng ra có giải pháp để chuyển đổi toàn bộ khoản tiền gửi đó.

Khi nào chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu này?

Mục tiêu này cần phải có lộ trình thực hiện trong dài hạn, theo tôi thời gian có thể trong 3 năm. Còn thời điểm, nên lựa chọn khi chỉ số lạm phát thấp nhất, niềm tin của người dân đối với chính sách tiền tệ tốt nhất.

Vừa qua, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) bán hết ngoại tệ cho các NH. Có ý kiến cho rằng, lẽ ra chúng ta nên tăng tỷ giá đồng thời với việc bán ngoại tệ của các TĐ, TCT vì như vậy sẽ hiệu quả hơn, là tăng trước - bán sau, thưa ông?

Đúng vậy. Lẽ ra khi tăng tỷ giá hối đoái gắn đồng thời với can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tăng tỷ giá nên kết hợp giải pháp khác như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như tôi đã nói ở trên. Giảm quy định về trạng thái ngoại tệ. Trạng thái ngoại hối ở các NH thương mại đang được quy định ở mức +/- 30% vốn điều lệ của một NH. Tức là, NH có vốn điều lệ 100 triệu USD, có thể mua gom ngoại tệ tới 130 triệu USD, hoặc bán ra tới 70 triệu USD. Nếu giảm trạng thái ngoại tệ xuống 10-15%, sẽ không có tình trạng găm giữ ngoại tệ trong NH.

Trao đổi với Thanh Niên, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, cho biết: Hiện tại chính sách tiền tệ đang được NHNN thực hiện một cách bài bản, căn cơ để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối cũng là một trong số mục tiêu cần phải làm trước mắt. Giải pháp làm giảm tổng cầu nền kinh tế nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, tổ chức trên thế giới như ADB, World Bank... Bên cạnh đó, việc giảm tổng cầu cũng có tác động tích cực tới việc hạn chế nhập siêu, giảm áp lực tỷ giá, cũng như căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Về tiến độ bán ngoại tệ của các TĐ, TCT hiện NHNN đang yêu cầu tất cả TĐ, TCT báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống NH. Đến ngày 4.5, các TĐ, TCT phải hoàn thành việc báo cáo có số liệu cụ thể về lượng USD của mình, sau đó NHNN sẽ có hướng dẫn thực hiện việc bán ngoại tệ.

Về đề án chống đô la hóa, hiện Chính phủ đã giao cho NHNN xây dựng, nhưng vì liên quan đến việc sửa pháp lệnh ngoại hối, cũng như cần phải làm toàn diện không chỉ riêng chính sách tiền tệ, nên cần có thời gian dài để thực hiện.

Anh Vũ (thực hiện)

Thanh Niên



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98