Chấp nhận các quỹ ETF

01/03/2011 22:24
01-03-2011 22:24:00+07:00

Chấp nhận các quỹ ETF

Việt Nam cần sớm có qui định cho các quỹ ETF nội địa hoạt động để giảm bớt  đầu cơ/đầu tư ngắn hạn, có tính bầy đàn – đó là ý kiến của tiến sĩ Lê Hồng Giang, đang công tác tại quỹ Ngoại hối, Công ty đầu tư Tactical Global Management (Úc). Trong cuộc trao đổi với TBKTSG, ông thậm chí nhấn mạnh Việt Nam không những phải chấp nhận loại hình ETF trong nước mà còn nên khuyến khích nó.

TBKTSG: Hiện tượng một số quỹ ETF tác động mạnh lên VN-Index diễn ra đã 6 tháng nay. Từ góc độ một người trong giới quản lý quỹ, ông có nghĩ “cuộc chơi” này của các ETFs kéo dài không?

TS Lê Hồng Giang: ETF về bản chất là các quỹ đầu tư chỉ số, nên giá trị tài sản ròng (NAV) phải phản ánh được sự tăng giảm của chỉ số hiện hành. Song với Việt Nam và nhiều thị trường mới nổi khác, các ETF khó có thể “đuổi theo” chỉ số một cách chính xác vì thanh khoản và các chính sách điều hành. Cụ thể với Việt Nam là tỷ lệ cổ phiếu nước ngoài được phép sở hữu và quản lý tài khoản vốn. 

Thanh khoản thấp của thị trường Việt Nam đang được các ETF tận dụng khá thành công …

 - Việc các công ty phát hành, quản lý ETF có lợi dụng thanh khoản thấp và lượng cổ phiếu giao dịch ít của một số mã để “làm giá” VN-Index hay không thì tôi không dám nói. Vấn đề là cơ chế hoạt động của các ETF ở Việt Nam như thế nào. Họ có được rút tiền ra khỏi Việt Nam dễ dàng không? Có bị đánh thuế không?

Hình như họ được phép mua lại chứng chỉ quỹ của chính mình?

 - Đây là một trò chơi (game) của họ. Chẳng hạn ở Mỹ trong mấy tháng cuối năm họ có thể âm thầm mua lại chứng chỉ quỹ để nâng giá và họ làm được vì thanh khoản giao dịch của các chứng chỉ này thấp. Mục đích là giữ chân nhà đầu tư khi chuẩn bị vào mùa công bố kết quả kinh doanh. Chuyện hậu trường như thế chỉ là phỏng đoán.     

Đang có những bàn luận Việt Nam có thể “điều khiển” ETF thông qua chính sách thuế hay thay đổi cách tính VNIndex. Thí dụ tính VNIndex mới bằng cách đưa ra khỏi chỉ số lượng cổ phiếu không giao dịch. Như thế thị trường sẽ thực tế hơn. Nhưng có người không ủng hộ vì nó làm giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống. Ông nghĩ sao?

 - Các chỉ số thế giới đều chỉ tính vốn hóa của các cổ phiếu được tự do giao dịch. Không ai lại tính những cổ phiếu “chết”. Tôi nghĩ các tổ chức tài chính trong nước có thể xây dựng một chỉ số chính xác hơn. Tất cả các chỉ số nổi tiếng quốc tế đều không do các sở giao dịch tính toán, mà do một tổ chức thứ ba nào đó. Tại sao TBKTSG không tính toán một chỉ số riêng và công bố hàng ngày? Về mặt kỹ thuật điều này không khó. Số liệu cũng dễ kiếm, các công ty chứng khoán có thể cung cấp. Dow Jones, Nikkei, FTSE đều do các tờ báo lớn tính và công bố. 

Theo ông có nên chấp nhận ETF như một hiện tượng trên đường phát triển của thị trường chứng khoán?

 - Việt Nam chưa cho phép quỹ mở hoạt động. Như vậy các ETF được nói tới chỉ là các quỹ ETF tổng hợp niêm yết trên các sàn quốc tế và số tiền họ đầu tư vào Việt Nam là một dạng quỹ đóng.

 Nhà nước nên sớm có qui định cho ETF nội địa hoạt động để giảm bớt đầu cơ/đầu tư nhỏ lẻ ngắn hạn. Việt Nam không những phải chấp nhận loại hình ETF mà còn nên khuyến khích nó. Việc quản lý và giám sát là cần thiết, tránh để các công ty quản lý ETF gian dối số sách thôi, chứ hoạt động đầu tư chỉ số khá đơn giản. Nó thậm chí không cần nhiều sự quản lý như quỹ đóng.

Nếu sự thành công của một số quỹ ETF như Market Vectors Vietnam ETF (VNM) hay X-trackers FTSE VN là đáng giá, liệu các quỹ ETF khác sẽ vào Việt Nam không? Ý chúng tôi là trong thời gian tới dòng vốn gián tiếp nước ngoài sẽ vào Việt Nam dưới dạng ETF là chủ yếu.

 - Cần phân biệt rõ hai loại ETF. Thứ nhất là ETF niêm yết ở nước ngoài và đầu tư theo VN-Index. Thứ hai là ETF niêm yết ở Việt Nam và đầu tư theo VN-Index. Tôi ủng hộ loại ETF thứ hai vì nó giảm bớt tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, bầy đàn. Loại thứ nhất có mặt lợi, nhưng cái hại dễ thấy là dòng tiền nóng vào Việt Nam sẽ tăng cao khi VN-Index thay đổi mạnh. Nếu ở vai trò nhà quản lý, tôi sẽ cẩn trọng trong việc khuyếch trương ETF thứ nhất và nói chung các dạng tiền nóng vào ra Việt Nam.

 Trước mắt tôi không nghĩ ETF dạng thứ nhất sẽ phát triển mạnh và vốn chảy vào Việt Nam chủ yếu theo dạng này. Thị trường Việt Nam còn quá nhỏ, lại bị hạn chế bởi tỷ lệ room cho nước ngoài. Bản thân nhu cầu đầu tư của các quỹ vào Việt Nam cũng không lớn. Lượng giao dịch chứng chỉ quỹ của VNM rất thấp, chênh lệch chào mua – chào bán cao, nên chỉ một số nhà đầu tư mới quan tâm bỏ vốn vào VNM.

Các nhà đầu tư của ETF dạng thứ nhất như ông nói quan tâm nhất đến điều gì?

 - Các nhà đầu tư vào ETF ở nước ngoài thường quan trọng vấn đề thanh khoản, trong khi những người đầu tư giá trị (nhà đầu tư của các quỹ đóng) quan tâm đến lợi nhuận dài hạn và những lợi thế thị trường. Họ tin năng lực của các nhà quản lý quỹ địa phương có thể tạo lợi nhuận cao. Sự xuất hiện của ETF dạng thứ nhất sẽ lấy mất một phần vốn đáng lẽ được đầu tư vào Việt Nam lâu dài qua quỹ đóng. Nhưng sự trùng lắp này không đáng kể. Một khi kinh tế Việt Nam tốt trở lại, nhiều khả năng cả ETF và quỹ đóng đều gia tăng đầu tư.    

Các ETF là hình thức đầu tư mới, đang tỏ ra vượt trội về lợi thế so với các quỹ đóng. Như vậy có thể hiểu là thời của quỹ đóng sắp kết thúc không?

 - Nên so sánh quỹ đóng và quỹ mở (ETF là một dạng quỹ mở đặc biệt). Hình thức ETF đòi hỏi thị trường tài chính phải khá phát triển. Hiện chỉ có Mỹ có các ETF đông đảo, đa dạng. Về lâu dài ETF có thể tăng trưởng nhanh hơn các quỹ khác, tùy thuộc vào chu kỳ đầu tư, kinh doanh. Quỹ đóng có lợi hơn cho các nhà quản lý quỹ, nên một khi nhu cầu đầu tư tăng cao, giới quản lý thường thích quỹ đóng. Với những chu kỳ mà đầu tư tích cực, chủ động hấp dẫn hơn đầu tư thụ động, nhu cầu bỏ vốn vào ETF sẽ giảm. 

Một trong những điều cản trở dòng tiền ngoại vào Việt Nam là tỷ giá. Liệu một tỷ giá linh hoạt vừa thả nổi vừa kiểm soát có giúp thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài?

 - Tỷ giá là một trở ngại lớn. Tuy nhiên chưa chắc dòng vốn vào ngay dù tỷ giá đã được điều chỉnh. Thứ nhất tỷ giá có thể được điều chỉnh nhiều lần. Như thế nhà đầu tư sẽ khó biết được đâu là điểm dừng của tỷ giá để bỏ tiền vào. Thứ hai là kinh tế vĩ mô. Nếu sau điều chỉnh tỷ giá mà kinh tế vẫn chưa có triển vọng tốt dòng vốn bên ngoài vẫn lo ngại.

Vai trò của các quỹ đầu tư ở thị trường tài chính Việt Nam không còn như trước. Nhà đầu tư nội ít quan tâm đến các quỹ trong nước. Phải chăng đang vào chu kỳ “lắng” của quỹ đầu tư hay đòi hỏi của nhà đầu tư đang tăng lên?

 - Phần lớn hoạt động của những quỹ nước ngoài như Dragon Capital, VinaCapital mà tôi biết đều tập trung vào đầu tư giá trị, danh mục đầu tư không lớn. Tôi có cảm giác hoạt động của các quỹ nước ngoài ít tham nhũng hơn một số dự án doanh nghiệp trong nước. Đầu tư của họ buộc các công ty Việt Nam phải chú trọng đến quản trị doanh nghiệp, tài chính, các khái niệm M&A, tính minh bạch (kiểm toán, kế toán). Điều này gián tiếp giúp cho sự phát triển thị trường tài chính. 

Giả sử ông quản lý một quỹ nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam, ông sẽ làm gì?

 - Trước tiên tôi sẽ tính đến rủi ro tỷ giá, sau đó sẽ quan sát tình hình kinh tế vĩ mô như lạm phát, thâm hụt thương mại. Chừng nào lạm phát còn cao, thắt chặt tiền tệ còn tiếp tục. Còn nếu thâm hụt thương mại cao, khả năng đồng nội tệ mất giá là khó tránh khỏi. Nếu tôi buộc phải đầu tư vào Việt Nam, tôi sẽ thông qua đầu tư giá trị, chọn những ngành có thể tránh được rủi ro kể trên chẳng hạn chế biến, sản xuất thực phẩm để tránh lạm phát, các công ty xuất khẩu để tránh rủi ro tỷ giá…

Hải Lý thực hiện    

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98