Công ty chứng khoán: Tồn tại hay đổi thay?

10/03/2011 10:06
10-03-2011 10:06:35+07:00

Công ty chứng khoán: Tồn tại hay đổi thay?

Bất kể kết quả ra sao, việc CTCK Kim Long (KLS) xin chuyển đổi mô hình hoạt không đơn giản như một viên đá ném xuống hồ mà sóng sẽ khỏa lấp mặt nước sau một thời gian. Rất có thể "hiện tượng" KLS thúc đẩy nhanh hơn cho một xu hướng mới, đối nghịch với trào lưu thành lập CTCK cách đây 3 - 4 năm.

KLS và phần còn lại của thị trường

Giải thích về nguyên do dự kiến thay đổi từ mô hình CTCK sang mô hình công ty đầu tư, ông Hà Hoài Nam Chủ tịch HĐQT KLS cho biết, để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu môi giới thì KLS phải sử dụng 1.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với tỷ suất doanh thu môi giới/vốn đầu tư của KLS là 0,1% - có lẽ đây là tỷ lệ thấp kỷ lục trong các ngành. Đó là chuyện của KLS. Vậy tổng thể bức tranh dịch vụ môi giới chứng khoán ra sao?

Theo thống kê từ HOSE và HNX, năm 2010, tổng giá trị giao dịch hai sàn xấp xỉ 621.000 tỷ đồng (trung bình 2493,9 tỷ đồng/ngày), giảm nhẹ so với mức 630.000 tỷ đồng trong năm 2009.

Theo khảo sát của ĐTCK từ các CTCK, hiện nay, mức phí môi giới trung bình từ 0,2 - 0,25%/giao dịch. Như vậy, tổng doanh thu phí toàn thị trường trong năm qua ước từ 2.484 - 3.104 tỷ đồng. Chia con số này cho 105 CTCK đang hoạt động, ta có con số doanh thu môi giới trung bình từ 23,65 - 29,56 tỷ đồng/năm. Nhưng theo công bố từ hai Sở, 10 CTCK lớn nhất đã chiếm xấp xỉ 50% thị phần. Như vậy, 95 CTCK còn lại chia nhau "mẩu bánh" thị phần môi giới còn lại (xem bảng). Trong thực tế, CTCK cũng không được hưởng trọn vẹn số phí này. Chưa kể hoa hồng trích cho các môi giới và các phí liên quan, CTCK đã phải trả phí cho hai Sở về kết nối và đường truyền ở mức 0,08 - 0,1% (tùy theo hiệu quả quản lý). Có thể thấy, hoạt động môi giới mang các gam màu khá ảm đạm.

Bên cạnh môi giới, tự doanh là mảng quan trọng thứ hai với CTCK. Hiện nay, nghiệp vụ này được triển khai theo hai hướng chính. Cách thứ nhất là CTCK "lướt sóng" trực tiếp trên sàn. Con đường duy nhất là mua thấp, bán cao. Một số ít CTCK lớn đã gắn tự doanh với hoạt động tư vấn và môi giới. Chẳng hạn, khi tư vấn cho một DN nào đó, CTCK sẽ mua những lô lớn cổ phiếu với giá hợp lý. Đổi lại, khi cổ phiếu lên niêm yết, nhiệm vụ của CTCK là "xác định giá thị trường". Số cổ phiếu này, CTCK dành một phần cho tự doanh, một phần phân phối cho các khách hàng VIP.

Tuy nhiên, năm 2010, hoạt động tự doanh không suôn sẻ theo cả hai hướng, với xu hướng đi ngang của thị trường và "làn sóng" các DN niêm yết mới. Rõ nhất là chính… KLS. Đã xác lập tên tuổi trong mảng tự doanh, nhưng 1.000 tỷ đồng Công ty huy động trong năm 2010 lại phải "đắp chiếu" gửi ngân hàng. Cũng trong hoạt động này, các đối thủ "năng động" của KLS như SBS, Bảo Việt, VNDirect… đều nếm "vị đắng" vào cuối năm, với các khoản trích lập dự phòng khá lớn.

Năm 2010, KLS đã thực hiện tổng cộng hơn 64 hợp đồng tư vấn DN các loại, tăng 20% so với năm 2009. Khách hàng của KLS là Vinaconex, Tập đoàn Sông Đà, Navibank, HD Bank, Nam A Bank… Tuy doanh thu tăng 150%, nhưng về con số tuyệt đối, KLS chỉ đạt kết quả kiêm tốn hơn 3,3 tỷ đồng. Điều này đủ nói về hiệu quả thực tế của mảng tư vấn tài chính DN hiện nay. Bên cạnh quy mô khiêm tốn, sân chơi này vẫn luôn do các "đại gia" như SSI, TLS, SBS, BVS… giữ trịch.

Tồn tại hay không tồn tại?

Chuyện thời sự diễn tại KLS nhận được mối quan tâm khá lớn của giới lãnh đạo chứng khoán. Một số ý kiến cho rằng, KLS đã có các bước chạy chỗ khôn ngoan nhằm tránh việc siết chặt quản lý hoạt động của CTCK sắp tới (công bố danh mục đầu tư, tỷ lệ an toàn vốn…). Tuy nhiên, có thể lãnh đạo KLS đã không lường trước được phản ứng mạnh của NĐT trên thị trường và các thủ tục pháp lý phát sinh.

Ở quan điểm thứ hai, đa số giới làm chứng khoán ủng hộ lãnh đạo KLS và đánh giá đây là quyết định dũng cảm. Nhận định này xuất phát từ những người đang nếm mật nằm gai, thông tỏ hậu trường: Về môi giới, các CTCK đang cạnh tranh khốc liệt trong một thị trường chưa đủ lớn và nghèo nàn về các sản phẩm dịch vụ. Đơn cử, hơn 100 CTCK triển khai nghiệp vụ môi giới, nhưng chỉ các CTCK thuộc "topten" (trên 2% thị phần) mới có thể sống tàm tạm.

Thu chưa đủ bù chi, nhưng các CTCK nhỏ vẫn sẵn sàng giảm phí xuống rất thấp hoặc miễn phí giao dịch để thu hút, giữ chân khách hàng bằng mọi giá. Về lâu dài, điều này không thể duy trì mãi, nhưng là thực tế đang diễn ra, là một rào cản khó khăn cho một số CTCK đầu tư bài bản, hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp.

Giả định TTCK Việt Nam có mức tăng trưởng 30% đều đặn trong vòng 3 năm tới. Ngay cả khi đó, lĩnh vực môi giới vẫn là miếng bánh nhỏ rất cho 105 CTCK hiện nay. Còn hoạt động tự doanh, triển vọng cũng chưa rõ ràng. Lợi nhuận từ tự doanh chứng khoán phụ thuộc vào trạng thái nóng lạnh của thị trường. Có thể thấy điều này từ sự thăng trầm của chính KLS. Năm 2008, Công ty lỗ hơn 347 tỷ đồng, năm 2009 lãi 352 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 173 tỷ đồng. Tính ra, 3 năm qua, KLS vẫn lỗ. Xa hơn, hướng tự doanh theo cách truyền thống "mua thấp bán cao" của các CTCK sẽ tỏ ra không mấy hiệu quả trong thời gian tới: sự cạnh tranh với các đối thủ và CTCK gặp bất lợi về quy mô so với các NĐT cá nhân.

Nhiều CTCK đang đứng trước bài toán tồn tại hay không tồn tại, giữ nguyên hay thay đổi. CTCK Cao su có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 15 tỷ đồng. CTCK Quốc gia có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn chưa tới 20 tỷ đồng… Nhiều CTCK đang lay lắt "ăn" vào vốn. Sự tồn tại theo nghĩa đen đang diễn ra trước khi sự đào thải tất yếu thực sự bắt đầu. Trên khía cạnh tâm lý, việc tự thừa nhận sai lầm sau phút nông nổi chạy theo một "trào lưu thời trang" bao giờ cũng khó khăn. Tuy nhiên, KLS đã là phát súng đầu tiên, tiếp theo CTCK nào sẽ dám tính đến việc thay đổi?

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đâu là điểm khác biệt giữa Viettel Construction và các TowerCo khác trên thị trường? 

Trong thời gian gần đây, Viettel Construction liên tiếp đón các đoàn Quỹ, nhà đầu tư nhằm mục tiêu trao đổi cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước...

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp...

TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn

Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam đã trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi...

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và...

Ông Nguyễn Trọng Hiền được bầu làm Chủ tịch HĐQT GELEX

Tại phiên họp đầu tiên ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại của...

Năm 2023, Gelex Electric đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1,000 tỷ đồng

Đó là thông tin đáng chú ý trong tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố năm 2023 của CTCP Điện lực GELEX (Gelex Electric, UPCoM: GEE). Cùng với đó, Công ty có kế hoạch mở rộng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98