ĐHCĐ trực tuyến chờ “pháo hiệu”

19/03/2011 11:47
19-03-2011 11:47:27+07:00

ĐHCĐ trực tuyến chờ “pháo hiệu”

Đã có hành lang pháp lý khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ tổ chức ĐHCĐ, về mặt kỹ thuật, việc triển khai hệ thống này cũng không quá phức tạp… Như vậy, điều kiện tổ chức ĐHCĐ trực tuyến đã chín muồi, chỉ còn chờ “pháo hiệu” từ doanh nghiệp.

Pháp lý khuyến khích

Báo ĐTCK vừa nhận được ý kiến của NĐT Trần Luận (Cà Mau), cổ đông của CTCK Kim Long (KLS), phản ánh mối quan tâm đến ĐHCĐ thường niên năm 2011 của KLS, bởi việc cổ đông biểu quyết như thế nào sẽ tác động trực tiếp đến việc KLS vẫn hoặc không hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thời gian tới. Vì tính chất quan trọng như vậy, nên tuy muốn tham dự ĐHCĐ nhưng vì ở xa, NĐT Trần Luận đề nghị KLS tổ chức ĐHCĐ trực tuyến để có thể tham gia biểu quyết các nội dung quan trọng, mà không muốn ủy quyền cho ban lãnh đạo KLS như các kỳ ĐHCĐ trước. NĐT này còn kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) bắt buộc KLS tổ chức ĐHCĐ trực tuyến, để các cổ đông ở xa có thể biểu quyết các vấn đề quan trọng của ĐHCĐ.

Kiến nghị của NĐT Trần Luận gợi ra một hình thức tổ chức ĐHCĐ mới, mà nếu doanh nghiệp hưởng ứng triển khai, thì mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn cổ đông. Thực tế, mỗi khi mùa ĐHCĐ đến, không ít doanh nghiệp “khóc dở mếu dở” do thất bại trong lần đầu triệu tập ĐHCĐ. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi quy định chỉ được tiến hành ĐHCĐ khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Để đạt tỷ lệ cổ đông tham dự họp khá cao này, các doanh nghiệp đang phải loay hoay tìm biện pháp và đề nghị của NĐT Trần Luận là một gợi ý đáng để tham khảo, để giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong triệu tập đủ tỷ lệ cổ đông tham dự ĐHCĐ theo quy định.

Tìm hiểu của ĐTCK tại một số doanh nghiệp cho thấy, họ e ngại tổ chức ĐHCĐ trực tuyến là do quy định pháp lý chưa rõ ràng. Tuy nhiên, băn khoăn này của các DN không thuyết phục, bởi theo ông Bùi Hoàng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành (UBCK), theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở GDCK/Trung tâm GDCK, tại khoản 5, Điều 6, có quy định: “Nhằm tăng cường hiệu quả của các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, công ty niêm yết phải cố gắng tối đa trong việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham gia vào các cuộc họp đại hội đồng cổ đông một cách tốt nhất”. Rõ ràng, quy định pháp lý đang khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các kỹ thuật hiện đại, để hỗ trợ tổ chức ĐHCĐ thành công.

Với nội dung trên, theo ông Hải, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong triển khai ĐHCĐ trực tuyến, miễn sao việc triển khai hệ thống kỹ thuật này đảm bảo an toàn, phản ánh chính xác, kịp thời ý kiến biểu quyết của cổ đông về các nội dung, đặc biệt là các vấn đề quan trọng của ĐHCĐ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cũng khẳng định, với quy định pháp lý hiện hành, việc tổ chức ĐHCĐ trực tuyến là toàn quyền chủ động của các doanh nghiệp, chứ không bị vướng mắc về mặt pháp lý.

Kỹ thuật sẵn sàng

Việc thiết lập một hệ thống họp ĐHCĐ trực tuyến, theo các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin thì không có gì phức tạp, vấn đề là doanh nghiệp có mặn mà triển khai hay không. Theo một chuyên gia mạng ở Công ty TNHH Hệ thống thông tin ngân hàng - tài chính FPT, thuộc CTCP Hệ thống thông tin FPT, hệ thống kỹ thuật họp ĐHCĐ trực tuyến là một gói dịch vụ tổng hợp với hai phần mềm chính là Hội nghị trực tuyến (Video conference) và Quản lý cổ đông. Bởi vậy, với các DN đã triển khai phần mềm hỗ trợ Quản lý cổ đông, thì việc triển khai hệ thống họp ĐHCĐ trực tuyến khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, bởi chỉ cần bổ sung thêm phần mềm Hội nghị trực tuyến. Công ty hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu triển khai hệ thống họp ĐHCĐ trực tuyến từ phía DN.

Đại diện CTCP Tài Việt (Vietstock) cũng cho biết, về mặt kỹ thuật, việc triển khai hệ thống họp ĐHCĐ trực tuyến không quá phức tạp, bởi vậy, Vietstock cũng như các DN chuyên cung cấp các gói thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin cho khối ngân hàng chứng khoán hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu triển khai hệ thống này của các DN.

Hữu Đạo

Đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đâu là điểm khác biệt giữa Viettel Construction và các TowerCo khác trên thị trường? 

Trong thời gian gần đây, Viettel Construction liên tiếp đón các đoàn Quỹ, nhà đầu tư nhằm mục tiêu trao đổi cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước...

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp...

TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn

Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam đã trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi...

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn

Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và...

Ông Nguyễn Trọng Hiền được bầu làm Chủ tịch HĐQT GELEX

Tại phiên họp đầu tiên ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại của...

Năm 2023, Gelex Electric đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1,000 tỷ đồng

Đó là thông tin đáng chú ý trong tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố năm 2023 của CTCP Điện lực GELEX (Gelex Electric, UPCoM: GEE). Cùng với đó, Công ty có kế hoạch mở rộng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98