Hai chuyển dịch ngược chiều về chiến lược doanh nghiệp

29/03/2011 13:45
29-03-2011 13:45:40+07:00

Hai chuyển dịch ngược chiều về chiến lược doanh nghiệp

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay ghi nhận sự chuyển dịch đáng chú ý về chiến lược kinh doanh của các DN niêm yết. Điều đáng quan tâm là trong khi các DN lớn tiếp tục thu hẹp hoạt động đa ngành, thì nhiều DN quy mô khiêm tốn lại rất hào hứng với việc mở rộng…

Nhỏ háo hức…

"Về định hướng, Viettronics Tân Bình vẫn sẽ đầu tư sang lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên, ở điều kiện thị trường hiện tại, Công ty thấy kế hoạch tăng vốn chưa khả thi. Chúng tôi sẽ tái khởi động kế hoạch này và xin ý kiến cổ đông trong ĐHCĐ bất thường, có thể diễn ra giữa năm", ông Ngô Văn Vị, Tổng giám đốc CTCP Viettronis Tân Bình (VTB) tiết lộ với ĐTCK về dự định của Công ty sau ĐHCĐ thường niên.

Ngày 19/3 vừa qua, VTB đã tổ chức ĐHCĐ. Đại hội này được dư luận chú ý do tờ trình tăng vốn để đầu tư vào dự án BĐS dù có trong chương trình nhưng đến "phút 89" lại không được đặt lên bàn nghị sự. Về điều này, ông Vị phân trần, trước đó cổ đông lớn nhà nước dù đồng ý với hướng kinh doanh BĐS nhưng chưa cho ý kiến chính thức về việc tăng vốn. Bởi vậy, đại hội đã không thể đem ra thảo luận khi chưa có sự đồng thuận chắc chắn. Tuần rồi, hai phía đã bàn bạc lại và thống nhất được chủ trương.

Viettronis Tân Bình chỉ là một trong số khá nhiều DN niêm yết đã và đang xin ý kiến cổ đông mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang BĐS hay các lĩnh vực mới. Trước đó, ĐHCĐ của CTCP Khoáng sản Bình Thuận Hamico (KSA) đã quyết định dành gần 6 triệu USD thành lập công ty con tại Campuchia với ngành nghề là khai thác lâm sản và trồng cây công, nông nghiệp.

Sự thay đổi cũng đang manh nha ở nhiều DN niêm yết khác. ĐHCĐ CTCP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) hồi tháng 2/2011 cũng thống nhất chủ trương giảm thiểu các hoạt động truyền thống để tăng cường hoạt động chế biến gia công, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Tại ĐHCĐ công ty này, nhiều cổ đông khá bức xúc về khoản lỗ gần 70 tỷ đồng trong quý II/2010 và năm qua TSC chỉ đạt 43% kế hoạch lợi nhuận. Về vấn đề này, theo giải thích của Ban lãnh đạo TSC, bên cạnh các rủi ro đặc thù về hàng tồn kho của hoạt động nhập khẩu và kinh doanh phân bón, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ nặng ký trong nước như Đạm Cà Mau. Để hạn chế rủi ro về thị trường, ĐHCĐ TSC đã nhất trí với đề nghị thay đổi của Ban điều hành…

…Lớn thận trọng

Tại ĐHCĐ của Vinamilk cuối tuần trước, đề cập đến việc góp vốn vào công ty BĐS, bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk chia sẻ, hiện ngoài trụ sở mới, các chi nhánh còn lại Vinamilk đều đang đi thuê. Vì vậy, công ty BĐS được duy trì chủ yếu phục vụ cho việc mở rộng chi nhánh. Vinamilk là DN tiêu biểu cho chiến lược kinh doanh tập trung vào ngành nghề chính. Hai năm trước, Công ty đã chuyển nhượng lại toàn bộ phần góp vốn trong Liên doanh Bia SABMiller Việt Nam (thương hiệu Bia Zorok). Năm 2010, Công ty tiếp tục bán Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho Trung Nguyên. Các khoản đầu tư mới của Vinamilk thời gian qua hoàn toàn nằm trong mảng kinh doanh lõi: đầu tư Nhà máy Sữa Mega Bình Dương; nhận chuyển nhượng vốn góp tại Công Ty TNHH F&N Việt Nam và xây dựng Nhà máy sữa bột Dialac 2; đầu tư dự án Nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand, mua lại Nhà máy Sữa Lam Sơn…

Năm 2009 và 2010, Vinamilk đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương ứng 90% và 51%. ĐHCĐ công ty này vừa thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 3.586 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước - chỉ tiêu được giới phân tích coi là khá an toàn với khả năng thực hiện trong tầm tay.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là DN đầu ngành trong lĩnh vực tôn mạ với khoảng 30% thị phần cả nước. Vài năm trước, bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, HSG cũng mở rộng sang lĩnh vực BĐS, khai thác cảng biển và logistics. Nhưng tại ĐHCĐ mới đây, Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết, những dự án BĐS và lĩnh vực đầu tư ngoài ngành sẽ được cân nhắc chuyển nhượng. Thay vào đó, HSG sẽ chú trọng phát triển các ngành nghề chủ lực như tôn, thép, nhựa.    

Nhiều chuyển động tương tự đang diễn ra tại các DN lớn. Lãnh đạo CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico mới đây cho biết, dù hoạt động trên cả ba mảng thương mại - BĐS - tài chính, nhưng năm nay chỉ coi mảng thương mại là trọng tâm. Đây cũng là mảng kinh doanh chính của Công ty nhiều năm qua. Tập đoàn Vincom tuyên bố thoái vốn tại CTCK cùng tên để tập trung cho hoạt động kinh doanh chính là BĐS…

Sẽ khá bình thường khi các DN chuyển dịch chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh và hoàn cảnh mới. Nhưng đáng chú ý là các chuyển dịch ngược chiều đang diễn ra. Các DN lớn đang có xu hướng thu hẹp, củng cố nguồn lực, tập trung cho mảng kinh doanh lõi. Trong khi đó, các DN nhỏ đang cố gắng mở rộng. Liệu vết xe đổ trong quá khứ của nhiều DN lớn có lặp lại với những "tay mơ" đang ấp ủ tham vọng dấn thân sang những sân chơi đa ngành? Hãy cùng chờ câu trả lời trong mùa ĐHCĐ năm tới!

Bà Hoàng Thị Hoa, Trưởng phòng Phân tích CTCK Bản Việt

"Việc một số DN mở rộng hoạt động sang lĩnh vực BĐS trong năm 2011 cần xem xét thận trọng trên nhiều mặt. Nếu DN sử dụng vốn vay để mua đất thì rõ ràng thời điểm đầu tư không hợp lý khi lãi suất đang đứng ở mức cao. Nếu là đất sẵn có thì khá bình thường khi các DN huy động vốn từ cổ đông, tận dụng các dư địa có sẵn để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư cần tính toán.

Năm 2011, việc huy động vốn qua TTCK sẽ không dễ dàng. Bên cạnh đó, đầu ra, dù là phân khúc sản phẩm văn phòng cho thuê hay căn hộ chung cư cũng đều phải dự liệu trước về nhu cầu do thị trường BĐS đang khá ảm đạm".

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG)

Trước đây, để duy trì lợi nhuận ổn định, các DN vẫn chọn hướng đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để khi lĩnh vực này suy yếu sẽ có lĩnh vực khác thay thế. Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải đôi khi cũng không hiệu quả, nhất là khi DN không kiểm soát được nguồn vốn mình đang đầu tư.

Vài năm trước, nhiều DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu… nhưng vẫn tham đầu tư tài chính và đầu tư BĐS. Tuy nhiên, hiện không ít đơn vị đã phải cắt giảm hoặc chấm dứt đầu tư ngoài ngành nghề chính do không hiệu quả.

Với MCG, mảng đầu tư chính gắn liền với tên Công ty là cơ điện và xây dựng, nên Công ty vẫn tập trung vào mảng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện; đầu tư khai thác khoáng sản; thi công xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện. Đây là lĩnh vực mang lại nguồn thu chính cho Công ty thời gian qua.

Còn lĩnh vực BĐS, năm 2011, Công ty chỉ tập trung vào 2 dự án chính đã được triển khai từ năm 2010 (Dự án 102 Trường Chinh và Dự án Khu đô thị Long Hưng - Hưng Yên) mà chưa có nhu cầu mở rộng. Năm 2011, HĐQT Công ty đã thông qua các chỉ tiêu như doanh thu xấp xỉ 1.818 tỷ đồng, tăng 133% so với năm 2010; lợi nhuận sau thuế 133,84 tỷ đồng, tăng 186% so với thực hiện năm 2010 và cổ tức dự kiến là 15%.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất và thương mại Phúc Tiến (PHT)

Năm 2011, PHT tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển các nhóm ngành phụ trợ, đa dạng hóa ngành nghề hoạt động, sản phẩm phân phối cho thị trường để nâng cao doanh thu. ĐHCĐ ngày 26/3 của PHT cũng nhất trí thông qua việc mở rộng sang lĩnh vực đầu tư khai thác mỏ quặng và luyện gang thép.

Ngoài ra, Công ty sẽ chuẩn bị nguồn lực để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới như sản phẩm nhựa cao cấp, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ.

Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo hướng mở rộng, ĐHCĐ đã nhất trí thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. Đồng thời, HĐQT đã xin thanh lý một số cơ sở, văn phòng không còn phù hợp với mục đích sử dụng như văn phòng tại 307 - 309 Tam Trinh.

Năm 2011, PHT đặt mục tiêu tiêu doanh thu 2.500 tỷ đồng (tăng 61%), lợi nhuận sau thuế 54,6 tỷ đồng (tăng 30%), tỷ lệ cổ tức 20 - 25%.

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98