KLS dự kiến chuyển đổi mô hình: Báo hiệu một xu hướng mới?

04/03/2011 11:08
04-03-2011 11:08:25+07:00

KLS dự kiến chuyển đổi mô hình: Báo hiệu một xu hướng mới?

Liên tiếp hai hôm nay, thông tin về việc CTCK Kim Long (KLS) có khả năng chuyển đổi thành một dạng Cty đầu tư thuần túy làm xôn xao thị trường. Hàng trăm trang bàn tán trên các diễn đàn của cổ đông KLS lẫn nhà đầu tư cho thấy thị trường vẫn chưa quen với việc tái cơ cấu này – một hoạt động phổ biến trên thế giới.

Áp lực cạnh tranh

Tại sao TTCKVN lại có tới trên 100 CTCK? Không khó để trả lời câu hỏi này nếu là người đi cùng thị trường, nhất là trong giai đoạn 2006-2007. Thời đó, đầu tư tài chính là mốt. Bất kỳ một DN nào cũng mơ ước được gắn mác “tập đoàn”. Đã là tập đoàn thì phải “dính” một tí đến đầu tư tài chính, phải có NH, có CTCK. Việc những DN sản xuất thuần túy còn hăm hở góp vốn làm NH, thành lập CTCK thì chuyện có cả trăm đơn vị như vậy cũng không có gì lạ.

Ngoài chuyện “buôn” giấy phép có thể xảy ra, thành lập CTCK được kỳ vọng như nuôi con gà đẻ trứng vàng. VN-Index tăng trưởng hàng chục phần trăm mỗi năm, giá CP tăng vài lần tạo cảm giác kiếm tiền sao quá dễ. Không chỉ ở Việt Nam, thời kỳ tăng trưởng “điên rồ” của TTCK toàn thế giới cũng khiến hoạt động đầu tư tài chính trở thành một kênh đầu tư thời trang.

Ngay từ năm 2007, đã có quan điểm cho rằng với một thị trường non trẻ như Việt Nam, việc có hàng trăm CTCK là quá nhiều. Ngay những thị trường lớn hơn nhiều như Trung Quốc cũng chỉ có 70 Cty, Đài Loan có 41 Cty hay Thái Lan chỉ có 37 Cty. Việc cạnh tranh lẫn nhau thu hút khách hàng sẽ tất yếu dẫn đến những rủi ro đạo đức và xu hướng sáp nhập, phá sản là khó tránh khỏi. Thực tế thị trường sụt giảm năm 2008-2009 đã chứng minh điều này. Tình hình làm ăn của các CTCK bê bết đến mức phải ồ ạt cắt giảm nghiệp vụ. Thống kê của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán năm 2008 cho thấy, 80% số CTCK thua lỗ từ vài tỉ đến cả trăm tỉ đồng. Số liệu của UBCKNN cũng cho thấy, năm 2009 có tới 60 CTCK thua lỗ và năm 2010 khoảng 20 Cty.

Các nghiệp vụ có thể sinh lời cho CTCK đều phụ thuộc vào xu hướng thị trường. Nếu thị trường xấu, chỉ những Cty có khả năng đa dạng hóa nguồn thu mới có thể có lãi. Năm 2011, bối cảnh kinh tế vĩ mô cho đến thời điểm này vẫn chưa đủ để khẳng định sẽ đem lại một động lực mới cho CK. Theo đại diện KLS, cầm cự thì có thể, nhưng như vậy không sử dụng hiệu quả nguồn vốn lớn mà Cty đang sở hữu.

Một thực tế có lẽ bất cứ ai làm tại các CTCK đều rõ là có những mảng hoạt động chỉ để nhằm phụ trợ cho lĩnh vực khác, chẳng hạn như phân tích, tư vấn. Môi giới có thể đem lại hình ảnh đẹp nhưng cũng chỉ có lời lớn nếu chấp nhận rủi ro, thỏa mãn tối đa nhu cầu “vô đáy” của khách hàng. Nghiệp vụ phái sinh, đòn bẩy “khủng”, thậm chí một thời là bán khống, ứng CP trước ngày T+3 mới là những miếng ngon để lôi kéo các khách hàng đại gia.

Tuy nhiên mọi thứ đều có giá của nó. Nghiệp vụ mới bị “tuýt còi”, lách luật bị phạt nặng, đòn bẩy cao thì nguy cơ cháy tài khoản càng cao. Bơm tiền cho vay thì dễ, nhưng giải chấp để thu hồi vốn lại không đơn giản nếu thị trường mất thanh khoản.

Tái cơ cấu – quan trọng nhất là hiệu quả đồng vốn

Câu chuyện tái cơ cấu của KLS không phải là đầu tiên. Trước đây không lâu, CTCK Vincom đã phải đóng cửa trụ sở tại Hà Nội, “thoát ly” vào TPHCM và giờ đang có nguy cơ bị bán đứt. Đối với CTCP Vincom – cổ đông lớn nhất của CTCK Vincom – việc thoái vốn cũng giống như “cắt lỗ” một khoản đầu tư không hiệu quả.

KLS tạo dư luận mạnh vì là một trong những tổ chức trung gian đầu tiên của thị trường, quy mô vốn lớn, tự doanh mạnh. Việc từ bỏ mô hình CTCK có thể gây sốc vì lâu nay thương hiệu đã ghi dấu ấn với thị trường. Tuy nhiên, nếu nhìn KLS như một DN thì việc tái cơ cấu, loại bỏ những cấu phần nặng nề, hoạt động kém, chuyển hướng kinh doanh lại hết sức bình thường.

Theo ông Hà Hoài Nam - Chủ tịch HĐQT KLS, Cty có lợi thế tái cơ cấu dễ dàng, thậm chí việc chuyển đổi sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động. Tỉ lệ doanh thu và lợi nhuận mảng môi giới rất thấp. KLS mạnh nhất là mảng tự doanh, tức là đầu tư tài chính. Nếu không còn là CTCK nữa, KLS thậm chí có lợi thế hơn trong mảng này. KLS có thể trở thành những tổ chức đầu tư dài hạn như trường hợp Cty Berkshire Hathaway của Warren Buffet. KLS sẽ có điều kiện đầu tư dài hạn, hiệu quả hơn với nguồn lực hiện tại, hơn là đánh đu với các đợt sóng ngày càng khó đoán và phần nhiều là có “đội lái”.

“KLS không phải là không phát triển được các nghiệp vụ của CTCK, cũng không phải không biết cách “xé rào”, mà cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, giữa cái được và cái rủi ro” - ông Nam chia sẻ. Theo ông Nam, đầu tư tài chính hiện tại đã khác: Đầu tư phải theo chiều sâu. Các khoản đầu tư vào DN phải dài hơi thì việc tham gia vào quá trình quản trị DN là một trong những biên pháp để quản trị rủi ro cho các khoản đầu tư này. Quy định hiện tại đã hạn chế cơ hội tham gia của CTCK.  

Hoàng Nguyên

lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thanh khoản bứt phá, dòng tiền chảy vào cổ phiếu chứng khoán

VN-Index giảm hơn 100 điểm trong tuần 15 - 19/04 đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán hút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại mua ròng cổ chứng khoán, tự doanh bán ròng cổ ngân hàng

Trong khi tự doanh mua ròng FUEVFVND thì khối ngoại cũng bán ròng ở mức tương đương. Tự doanh bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng còn khối ngoại mua ròng nhóm chứng...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 22/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

22/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? 

Điểm lại những tin tức đáng chú ý cuối tuần vừa qua để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới: HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX; Môi giới tăng...

Cổ phiếu nào khiến VN-Index "nhuộm" sắc đỏ tuần qua?

Hai chỉ số thị trường ghi nhận tuần giao dịch 15-19/04/2024 không mấy tích cực. VN-Index giảm gần 8% so với cuối tuần giao dịch trước, về mức 1,174.85 điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98