KLS: “Không chuyển đổi vì muốn tìm sự đồng thuận”

25/03/2011 19:00
25-03-2011 19:00:42+07:00

KLS: “Không chuyển đổi vì muốn tìm sự đồng thuận”

Việc Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) thông báo sẽ từ bỏ kế hoạch chuyển đổi mô hình đã gây bất ngờ lớn. Bao nhiêu thứ phải đánh đổi, gánh chịu những lời đồn đoán ác ý để rồi KLS vẫn là một công ty chứng khoán.

* KLS hoãn kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động

Trao đổi nhanh với VnEconomy chiều nay, ông Phạm Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc KLS cho biết Hội đồng Quản trị vừa họp xong lúc 3h chiều và 4h30 mới đưa thông báo lên mạng. Theo đó Hội đồng Quản trị sẽ không đưa ra phương án chuyển đổi ngành nghề kinh doanh trong đại hội cổ đông lần tới nữa. Điều này đồng nghĩa với việc KLS vẫn sẽ giữ nguyên mô hình của một công ty chứng khoán.

Kế hoạch chuyển đổi của KLS có lẽ là một quyết định gây nhiều tranh cãi nhất và nhiều suy diễn nhất đối với một doanh nghiệp. Hàng trăm trang thảo luận trên các diễn đàn “vẽ” ra đủ thứ lý do lý giải cho việc chuyển đổi. Từ chuyện cổ đông nội bộ “rung” thị trường để mua vào, hay KLS lỡ sóng, đến việc lãnh đạo doanh nghiệp “tính bài” đem tiền của cổ đông đi làm việc khác...

Trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc liệu ban lãnh đạo KLS có quan ngại những lời ác ý đằng sau việc từ bỏ quyết định chuyển đổi mô hình, dù trước đó đã rất tâm huyết với nó? Ông Thành cho biết chắc chắn sẽ có những lời đồn không tốt: “Sự suy diễn là vô cùng, thậm chí là cố tình hiểu sai. Tuy nhiên, ban lãnh đạo KLS vẫn quyết định trên cơ sở phương án tốt nhất cho cổ đông và cho công ty”.

Theo thông báo ngày 25/3, Hội đồng Quản trị KLS cho rằng việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một định hướng vì lợi ích của công ty và đảm bảo sự phát triển của công ty trong dài hạn. Tuy nhiên do phương án thay đổi chưa nhận được sự đồng thuận của cổ đông nên Hội đồng Quản trị đã nghiêm túc cân nhắc và nhận thấy thời điểm hiện nay chưa phù hợp để thực hiện phương án thay đổi ngành nghề. Hội đồng Quản trị KLS nhất trí không đưa ra phương án thay đổi ngành nghề kinh doanh để trình đại hội cổ đông thường niên năm 2011 (lần 2) nữa và lần họp tiếp theo (nếu có).

Rõ ràng điều mà KLS cần trong quyết định khó khăn này là sự đồng thuận của cổ đông. Mặc dù đại hội cổ đông lần 1 thất bại nhưng đích thân chủ tịch Hà Hoài Nam đề nghị cổ đông dự họp cứ cho ý kiến bằng lá phiếu để Công ty thăm dò quan điểm trước khi có những thay đổi cho kỳ đại hội lần hai.

Thực tế về mặt “kỹ thuật”, khả năng thông qua phương án chuyển đổi vẫn có thể thực hiện được nếu KLS phải tổ chức đại hội cổ đông lần thứ ba.

Tại đại hội cổ đông lần 1 ngày 19/3, có ý kiến cho rằng Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc KLS cố tình để đại hội không thể tổ chức được nhằm tìm kiếm lá phiếu dễ dàng hơn trong các lần đại hội sau. Tuy nhiên, với việc quyết định không đưa ra lấy ý kiến chuyển đổi trong đại hội cổ đông lần hai nữa, quan điểm nói trên có thể xem như một suy diễn thiếu tính xây dựng mà thôi.

Tại sao KLS lại từ bỏ kế hoạch chuyển đổi?

Ông Thành cho biết sau đại hội lần một, ban lãnh đạo cũng phải chịu nhiều áp lực. Áp lực lớn nhất vẫn là sự phản đối của cổ đông: “Có nhiều người gọi điện, viết thư phản ứng gay gắt. Ngoài ra ban lãnh đạo cũng cân nhắc vấn đề thiếu khung pháp lý hướng dẫn cho việc chuyển đổi và tiến trình sẽ mất nhiều thời gian. Cơ bản là việc tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp phải có sự đồng thuận cao mới có thể thành công”.

Việc KLS tuyên bố kế hoạch chuyển đổi rồi lại giữ nguyên rõ ràng sẽ tạo xáo trộn không mong muốn trong hoạt động của công ty. Ngay sau khi tin KLS cắt giảm nghiệp vụ môi giới loang ra, đã có không ít môi giới của các công ty chứng khoán khác tìm đến chèo kéo khách hàng của KLS. Đó là chưa kể đến sự bất an trong tâm lý của cán bộ nhân viên.

Tuy nhiên, ông Thành cho biết thực tế KLS không có xáo trộn gì nhiều trong hoạt động. Số tài khoản đóng lại chỉ khoảng 60 - 70 tài khoản nhưng vẫn có tài khoản mở mới. “Khách hàng của KLS đa số là sử dụng tiền của mình, ít “đòi hỏi” đòn bẩy nên từ khi KLS chấm dứt đáp ứng, ai muốn đi đã đi. Các khách hàng khác thì vẫn giao dịch bình thường vì thực tế việc chuyển tài khoản rất dễ dàng nên không việc gì phải vội vã”, ông Thành nói.

Đại diện KLS cũng cho biết mặc dù không chuyển đổi mô hình nhưng phương pháp đầu tư của KLS tới đây cũng sẽ khác. Công ty sẽ chú trọng nhiều hơn vào đầu tư dài hạn, cố gắng nắm giữ tối đa tỉ lệ cho phép để có thể tham gia vào công tác quản trị doanh nghiệp. KLS sẽ hạn chế lướt sóng dù đây là thế mạnh của công ty trong những năm trước. Điều này cũng là bình thường vì điều kiện thị trường hiện khó khăn hơn nhiều.

Dự kiến KLS sẽ tổ chức đại hội cổ đông lần hai vào ngày 8h ngày 15/4/2011 và lần 3 nếu có vào 8h ngày 21/4/2011.

Nguyễn Hoàng

TBKTVN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98