FPT: Nguyên nhân tái cấu trúc 3 công ty con

10/04/2011 11:57
10-04-2011 11:57:02+07:00

FPT: Nguyên nhân tái cấu trúc 3 công ty con

(Vietstock) - Vừa qua, CTCP FPT (HOSE: FPT) công bố tờ trình trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2011 về phương án tái cấu trúc 3 công ty thành viên mà FPT đang có phần vốn góp. Ông Trương Đình Anh – Tổng giám đốc FPT đã lời chia sẻ chính thức với nhà đầu tư và cổ đông về phương án này.

Hiện tại, FPT có phần vốn góp tại 3 công ty thành viên gồm CTCP Hệ thống thông tin FPT - FPT IS (FPT sở hữu 92.26% vốn điều lệ); CTCP Phần mềm FPT - FPT Software (66.07%) và CTCP Thương mại FPT – FPT Trading (91.79%).

ĐHĐCĐ thường niên 2011 của FPT sẽ diễn ra vào lúc 8h ngày 15/04, tại Phòng họp Văn Miếu, Tầng 2, Khách sạn Horison, số 40 Cát Linh, Hà Nội.

Trong năm 2011, công ty đặt kế hoạch doanh thu toàn Tập đoàn là 24,538 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế, sau thuế lần lượt là 2,422 tỷ đồng và 2,004 tỷ đồng.

Riêng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1,497 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2011 dự kiến không dưới 15%.

Theo phương án tái cấu trúc, FPT sẽ nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ các cổ đông còn lại tại các công ty trên để sở hữu 100% vốn điều lệ. Sau khi hoàn tất, 3 công ty nêu trên sẽ chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên do FPT là chủ sở hữu duy nhất. Hoạt động và ngành nghề kinh doanh của các công ty này vẫn giữ nguyên như trước khi hoán đổi.

Việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo phương thức FPT phát hành thêm 19,830,986 cổ phiếu để hoán đổi.

Trong đó, phát hành 4,252,372 cổ phần FPT để đổi lấy 3,485,551 cổ phần FPT IS theo tỷ lệ 1:1.22; 12,794,014 cổ phần FPT để đổi lấy 12,794,014 cổ phần FPT Software theo tỷ lệ 1:1 và 2,784,600 cổ phần còn lại để đổi 3,060,000 cổ phần FPT Trading với tỷ lệ 1:0.91.

Thưa ông, các tỷ lệ hoán đổi cổ phần đề ra như trên dựa trên cơ sở nào?

Ông Trương Đình Anh – Tổng giám đốc FPT: FPT thuê 1 công ty tư vấn độc lập định giá và xác định phương án chuyên đổi. Các phương pháp định giá phổ biến được áp dụng một cách nhất quán giữa các công ty và không căn cứ theo giá thị trường.

FPT cho rằng kết quả định giá và tỷ lệ chuyển đổi đưa ra là hợp lý cho tất cả các bên. Và cuối cùng ĐHCĐ của các công ty liên quan sẽ quyết định.

Liệu cổ phiếu FPT có bị pha loãng khi phát hành thêm để chuyển đổi không, thưa ông?

Tôi nghĩ là việc phát hành thêm cổ phiếu FPT không gây ra sự pha loãng thực sự cho cổ phiếu, do FPT sẽ thu lại lợi nhuận của cổ đông thiểu số trước đây.

Theo như tính toán của đơn vị tư vấn thì EPS sau khi hoàn tất việc hợp nhất sẽ tăng lên, do vậy cổ đông thực chất sẽ có lợi hơn vì khi đó giá trị công ty sau hợp nhất theo mức PE không đổi sẽ cao hơn.

Như vậy, việc mua lại cổ phần  sẽ mang lại lợi ích gì cho FPT?

Trước đây, khi FPT chuyển từ công ty do nhà nước sở hữu 100% sang công ty cổ phần (năm 2002), nhân viên FPT trực tiếp sở hữu một phần công ty thì động lực làm việc, sự gắn bó của nhân viên tăng lên. Thực tế giai đoạn 2002-2007, FPT có sự tăng trưởng vượt bậc và năm 2006 khi FPT niêm yết, những nhân viên có cổ phiếu tại FPT được hưởng lợi rất lớn.

HĐQT FPT cũng nghĩ như vậy khi cổ phần hóa FPT Software, FPT IS, FTG. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa Cổ phần hóa một Công ty Nhà nước với Cổ phần hóa một Công ty tư nhân. Sự thay đổi căn bản về sở hữu từ Nhà nước sang tư nhân không có nữa. Nếu quá trình này tiếp diễn (Cổ phần hóa các công ty "cháu" như FPT Software Đà Nẵng, FTP, FIS TES...) sẽ tạo ra rủi ro quản trị lớn cho Nhà đầu tư, hình thành sự cát cứ và chia rẽ ngay trong Tập đoàn.

Sau khi cân nhắc thì HĐQT cho rằng nên chia FPT làm 2 mảng, thứ nhất là Mảng CORE gồm các ngành kinh doanh truyền thống và FPT có ưu thế vượt trội như Tích hợp hệ thống, phần mềm, viễn thông, kinh doanh và sản xuất thiết bị công nghệ, đào tạo thì FPT sẽ sở hữu 100% các CTTV này.

thứ hai là Mảng đầu tư sẽ thực hiện quản lý vốn FPT tại các đơn vị không nằm trong lĩnh vực CNTT và viễn thông cũng như có mục tiêu thực hiện quản lý tốt hơn nguồn tiền nhàn rỗi của Tập đoàn.

Lợi ích mang lại là điều dễ dàng nhận thấy, FPT sẽ tích hợp được sức mạnh của các đơn vị CORE, làm nền tảng thực hiện chiến lược OneFPT, hình ảnh của FPT đối với các nhà đầu tư sẽ rõ ràng hơn, giảm thiểu rủi ro quản trị,… và đặc biệt giảm sự cạnh tranh không đáng có giữa các đơn vị trong cùng lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

Cách đây 1 năm, Tập đoàn Hitachi cũng đã tái cấu trúc, trong đó Hitachi Ltd. mua lại toàn bộ cổ phiếu của các công ty con (Hitachi Solutions, Hitachi Joho...), hợp nhất một Cổ phiếu Hitachi. Có phải FPT đang học theo mô hình này không?

Các Tập đoàn trên thế giới thường tổ chức theo 2 mô hình:

- Mô hình Mỹ, Âu thường chỉ có Cổ phần công ty mẹ. Các công ty con là công ty thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn. Như IBM, HP, MS. Trừ khi luật của nước mà họ đầu tư không cho phép công ty nước ngoài sở hữu 100% như Siemens Pakistan, Coca Cola Hà Tây. Họ buộc phải thành lập công ty liên doanh (JV) hoặc Công ty Cổ phần tại đó.

- Mô hình châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ) thường họ giữ công ty mẹ là công ty tư nhân, cổ phần hóa các công ty con và niêm yết như Samsung.

Theo tôi biết thì có khá nhiều cổ phiếu Hitachi khác nhau và niêm yết khắp nơi (Tokyo, New York...): Hitachi Ltd; Hitachi Construction; Hitachi Metals; Hitachi Chemical; Hitachi High-Tech; Hitachi Capital; Hitachi Transport; Hitachi Koki; Hitachi Zosen; Hitachi Cable.

Trường hợp như FPT, hiện tại công ty mẹ, con, cháu trong cùng lĩnh vực Công nghệ thông tin và viễn thông đều có cổ phiếu nên đã nảy sinh nhiều bất cập. HĐQT cũng có tham khảo các mô hình tập đoàn trên thế giới để đưa ra quyết định phù hợp, mang lại lợi ích cho các cổ đông.

Trước thềm Đại hội, ông có những chia sẻ gì với cổ đông về triển vọng của FPT sau tái cấu trúc?

Việc tái cấu trúc các đơn vị thành viên như trên là nền tảng quan trọng để thực hiện chiến lược OneFPT của Tập đoàn. FPT sau khi tái cấu trúc sẽ triển khai mạnh mẽ hơn hoạt động kinh doanh hiện có cũng như triển khai các mô hình mới, chẳng hạn như hợp tác công tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các cổ đông FPT sẽ có lợi ích ngay từ việc tiết kiệm các nguồn lực và chi phí quản lý chồng chéo, theo như tính toán của đơn vị tư vấn, EPS sau sáp nhập cho cổ đông sẽ tăng lên. Ngoài ra, trong dài hạn, cổ đông sẽ có lợi khi chiến lược OneFPT được thực hiện thành công với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Sau khi chủ trương tái cấu trúc được phê duyệt, Ban điều hành sẽ lên kế hoạch chi tiết để đạt được tốc độ tăng trưởng 2011 là 30%, với điều kiện nền kinh tế vĩ mô không bị xấu đi.

Xuân Anh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98