MSN: Mục tiêu vốn hóa bằng 5% GDP Việt Nam trong 3 năm tới

25/04/2011 14:30
25-04-2011 14:30:06+07:00

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011

MSN: Mục tiêu vốn hóa bằng 5% GDP Việt Nam trong 3 năm tới

Lợi thế thương mại dự án Núi Pháo lên đến 1.2 triệu USD

(Vietstock) – Mục tiêu của MSN là đạt mức vốn hóa thị trường tương đương 5% GDP Việt Nam và lưu lượng tiền mặt hợp nhất đạt trên 500 triệu USD trong 3 năm tới. Ông Madhur Maini - CEO của MSN cho biết.

* Thương vụ M&A công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam

Nước ngoài tiếp tục rót 159 triệu USD vào Masan

* Hàng tiêu dùng Masan cam kết lợi nhuận 2.000 tỷ đồng

Hoán đổi giữa chứng khoán MSN và cổ phần Masan Consumer vào 2017

99.78% cổ phần có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên 2011 của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) sáng 25/04 đã thống nhất chủ trương phát hành mới chứng khoán vào năm 2017 và chào bán cho người lao động theo chương trình ESOP.

Cụ thể, Đại hội thống nhất kế hoạch phát hành thêm chứng khoán MSN mới (cổ phần phổ thông hoặc chứng chỉ lưu ký) cho tối đa 100 nhà đầu tư sau quý 1/2017.

Đối tượng phát hành này là MC Holdings II (Cayman) Limited hoặc các công ty liên kết của tổ chức này đang nắm giữ trong CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), công ty con của MSN, tại thời điểm phát hành mới.

Sau phát hành, các tổ chức trên có thể hoán đổi cổ phần phổ thông của Masan Consumer để lấy chứng khoán của MSN.

Số lượng chứng khoán phát hành sẽ do HĐQT quyết định theo công thức tính toán được thống nhất giữa MSN và MC Holdings II (Cayman) Limited.

Theo đó, ngoài các yêu cầu khác, giá phát hành dựa trên giá trị sổ sách mà MC Holdings II (Cayman) Limited nắm giữ trong Masan Consumer tại thời điểm phát hành mới so với giá giao dịch bình quân gia quyền của chứng khoán MSN trong một giai đoạn nhất định. Công ty đảm bảo MC Holdings II (Cayman) Limited nhận được tỷ suất nội hoàn (IRR) xác định trước đối với khoảng đầu tư trong Masan Consumer. Thời gian phát hành dự kiến sau quý 1/2017.

Mục tiêu của đợt phát hành nhằm hoán đổi cổ phần Masan Consumer và chứng khoán MSN.

Theo giải thích của ông Quang, đây là một chủ trương để Quỹ đầu tư KKR – tổ chức đầu tư vào Masan Consumer có thêm quyền chọn khác. Nghĩa là họ kỳ vọng vào sự phát triển trong tương lai của Masan Consumer và đơn vị này sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2017. Nếu như vào thời điểm này Masan Consumer chưa thể niêm yết được thì họ có quyền chuyển đổi cổ phần nắm giữ tại Masan Consumer qua cổ phiếu MSN theo công thức định giá đã thống nhất.

Đồng thời, MSN cũng nhất trí phát hành 10 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10,000 đồng/cp. Thời gian tiến hành trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012.

Dự án Núi Pháo lợi thế thương mại lên đến 1.2 triệu USD

Ông Madhur Maini – CEO của MSN tiết lộ, dự án Núi Pháo mà Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources) đang đầu tư phát triển cần nguồn vốn lên đến 300 triệu USD. Trong đó, 100 triệu USD huy động được từ Mount Kellett đã ký thỏa thuận chính thức và đổi lấy quyền sở hữu 20%; Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ký thỏa thuận hạn mức tín dụng 2,377 tỷ đồng (tương đương khoảng 120 triệu USD), và 30% còn lại là của Masan Resources.

Cũng theo ông Madhur Maini, 1.2 triệu USD là hạn mức lợi thế thương mại mà MSN đã ghi nhận lợi thế thương mại âm theo đúng quy chuẩn. Trong đó, 3.8 ngàn Nhân dân tệ cho dự án Núi Pháo và 4,300 tỷ đồng việc mua lại tài sản.

Mục tiêu vốn hóa thị trường 5% GDP

Tại đại hội, ban lãnh đạo MSN kỳ vọng năm 2011 sẽ đạt 2,400 tỷ đồng đến 3,100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đã được điều chỉnh bằng cách loại bỏ tác động của việc phân bổ lợi thế thương mại.

Tương ứng, MSN đặt chỉ tiêu tổng doanh thu cao nhất là 10,000 tỷ đồng và thấp nhất là 8,000 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2011 của MSN

Trong năm nay, công ty dự kiến đầu tư 582 tỷ đồng vào Nhà máy Bình Dương và 150 triệu USD vào Mỏ Núi Pháo. Kế hoạch đầu tư này chưa bao gồm các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) có thể diễn ra tùy theo điều kiện hay các cơ hội trên thị trường.

Ông Madhur Maini cũng cho hay, chiến lược của MSN là vươn đến một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Mục tiêu đạt mức vốn hóa thị trường tương đương 5% GDP Việt Nam và lưu lượng tiền mặt hợp nhất đạt trên 500 triệu USD trong 3 năm tới.

Theo đó, chiến lược chọn ngành đầu tư của MSN là tham gia vào các ngành, lĩnh vực có khả năng mở rộng quy mô với lộ trình tăng trưởng rõ ràng, thu được lượng tiền mặt dồi dào. Đồng thời, MSN tin tưởng vào hoạt động xây dựng và phát triển kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà một công ty trong nước thuộc khu vực kinh tế tư nhân có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhà nước và các công ty đa quốc gia.

Cổ đông đồng thuận không nhận cổ tức

Đại hội đã thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối về các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 và thống nhất không chia cổ tức năm 2010. Theo đó, MSN không trả cổ tức năm 2010 mà giữ lại 2,712 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tính đến 31/12/2010.

Là một doanh nghiệp lãi “khủng” trong năm qua nhưng quyết định không chia cổ tức vẫn nhận được sự đồng thuận cao từ phía các cổ đông. Theo đó, Đại hội có tới  99.97% cổ phần có quyền biểu quyết đồng ý với đề xuất này mà không hề thắc mắc. Đây là một điều khá hiếm hoi trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Có lẽ do sức thuyết phục của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT MSN đã tạo được lòng tin về tiềm năng tăng trưởng của MSN trong tương lai.

Vị CEO Madhur Maini của MSN cũng trả lời rất thật với cổ đông rằng, ông không thể tiết lộ các kế hoạch mua bán sáp nhập (M&A) của tập đoàn trong thời gian tới. Nhưng chắc chắn rằng MSN sẽ không mua cổ phần của các công ty thiểu số, quy mô nhỏ. Đặc biệt, ông cũng không có chủ trương mua đất.

Xuân Anh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.

VPBank thực hiện gần 1/4 mục tiêu kinh doanh năm 2024 trong quý 1

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng 64% so với cùng kỳ. Ngân hàng mẹ và các công ty con đang bám sát các kế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98