VKP: Dứt khoát Nhà nước không để doanh nghiệp phá sản

04/06/2011 12:27
04-06-2011 12:27:34+07:00

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011:

VKP: Dứt khoát Nhà nước không để doanh nghiệp phá sản

(Vietstock) –  Với tư cách đại diện phần vốn Nhà nước, ông Nguyễn Văn Trực khẳng định để chăm lo cho đời sống gần 300 công nhân đang làm việc tại công ty, Nhà nước dứt khoát không để VKP phá sản. 

Tuy nhiên, về phương pháp và lộ trình vực dậy doanh nghiệp cụ thể, ông Trực sẽ thông báo trong lần họp ĐHĐCĐ tới.

ĐHĐCĐ biến thành buổi tọa đàm

Sáng 04/06, ĐHĐCĐ thường niên 2011 của CTCP Nhựa Tân Hóa (HOSE: VKP) đã phải hủy do chỉ có 44 người, đại diện cho 32.2% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội.

Tuy nhiên, qua trao đổi các cổ đông muốn ban lãnh đạo công bố tình hình hiện tại của doanh nghiệp nên đại hội lần này đã trở thành buổi tọa đàm của các bên liên quan.

Đánh giá về tình hình hiện tại của VKP, ông Trực cho rằng công ty đang đứng trước muôn vàn khó khăn: nguồn vốn khan hiếm, lỗ triền miên, nhân sự bất ổn... Với khoảng lỗ lũy kế 90 tỷ đồng, dư nợ vay ngân hàng 150 tỷ đồng, VKP phải cân đối tài sản, vốn chủ sở hữu còn lại xem đủ điều kiện để phá sản không.

Ngoài ra, ông Trực cũng kêu gọi ngân hàng, cổ đông, toàn thể anh em công nhân phải chia sẻ với những khó khăn hiện tại của công ty. HĐQT phải làm việc với ngân hàng để ngưng phát sinh lãi vay, phải có động thái trả tiền gốc và cam kết lộ trình trả lãi. Phải triệt để thu hồi công nợ, làm thủ tục hoàn thuế và không tiếp tục vay nữa. Bên cạnh đó cũng phải ổn định đời sống công nhân, hoạch  định lại chiến lược phát triển ngành hàng.

Về nhân sự, cổ đông cho rằng yếu kém tồn tại ngay trong nội bộ HĐQT, BGĐ. Để giải quyết, VKP không nên đặt nặng vấn đề phải bỏ tiền vào công ty mà phải tìm đúng người đủ năng lực vực dậy công ty trong thời điểm ngặt nghèo này. Điều quan trọng là phải củng cố HĐQT, Ban giám đốc, người CBTT, và tinh thần công nhân. Những người cầm lái phải vững tay chèo, làm sao để đảm bảo đủ lương cho họ để duy trì hoạt động kinh doanh.

Giải trình trước cổ đông về 2.2 ha đất tại Long An, bà Huỳnh Thu Hà, Giám đốc VKP cho biết đã đăng báo bán để trả bớt nợ vay Thành viên HĐQT và ngân hàng nhằm giảm chi phí lãi vay nhưng chưa có đối tác mua. Do đại hội lần này chưa thành công, nếu không công ty đã xin ý kiến để giải quyết.

Trong nước mắt rưng rưng, bà Hà xúc động cho biết đã làm hết sức mình để đảm bảo ổn định đời sống của gần 300 công nhân công ty.

Để thực thi trách nhiệm với 300 công nhân đang làm việc tại VKP, ông Trực khẳng định Nhà nước sẽ bỏ tiền vào, hỗ trợ hàng hóa, nguyên vật liệu cho công ty hoạt động. Tuy nhiên, nhiệm vụ của VKP là mọi hoạt động diễn ra cần được công bố và minh bạch.

Ông cũng khẳng định có thể duy trì doanh nghiệp hoạt động không lãi nhưng dứt khoát không để doanh nghiệp phá sản. Nhà nước sẽ cố hết sức cơ cấu lại doanh nghiệp. Dù vậy, ông chưa đưa ra được phương án cụ thể tại buổi tọa đàm này.

Áp lực phát mãi tài sản và tuyên bố phá sản

Theo tờ trình đại hội, HĐQT cho biết ước tính mỗi tháng VKP phải trả lãi vay ngân hàng khoảng 2 tỷ đồng trong tổng số 5 tỷ đồng chi phí hàng tháng. Như vậy, VKP ước mỗi tháng lỗ gần 3 tỷ đồng.

Đó là con số rất lớn so với doanh thu hàng tháng của công ty. Nếu còn tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới món nợ khổng lồ. Vì vậy, HĐQT trình đại hội 2 phương án:

- Kêu gọi các cổ đông, các nhà đầu tư đầu tư vào công ty bằng tiền để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động SXKD và ứng cử vào HĐQT công ty cùng tham gia điều hành. Công ty sẽ trả lãi vay theo lãi suất ngân hàng.

- Trong trường hợp không kêu gọi được các nhà đầu tư theo phương án trên, HĐQT trình đại hội tuyên bố phá sản và tiến hành các thủ tục theo luật định.

Trao đổi với Vietstock bên lề câu chuyện, một cổ đông lớn cho rằng trong tình trạng lãi suất cao, bất động sản đóng băng như hiện nay, công ty đang đứng trước sức ép phát mãi tài sản. Vị này nhận định, nếu VKP năm ngoái chuyển nhượng được quyền sử dụng đất tại số 638 Hồng Bàng thì có lẽ đã giải quyết được phần nào khó khăn. Theo cổ đông này, VKP chỉ còn 2 con đường là phát mãi tài sản và tuyên bố phá sản.

Cổ đông lên tiếng về khâu tổ chức Đại hội

Cầm trên tay xấp tài liệu, một cổ đông nhận xét các báo cáo này quá sơ sài, không có cả bản phân tích tài sản…

Cổ đông quy trách nhiệm cho HĐQT về sự thất bại của ĐHĐCĐ lần này. Theo đó, HĐQT đã không quan tâm đến cơ cấu cổ đông. Với tình trạng khó khăn hiện nay, lẽ ra doanh nghiệp cần mời gọi các cổ đông lớn, các tổ chức cùng nhau thảo luận rồi mới đưa ra phương án trình đại hội. Trong đó phải xác định được công ty còn khả năng hoạt động không hay sẽ phá sản.

Về nội dung này, ông Trực đề nghị HĐQT phải chuẩn bị đủ hồ sơ, nội dung cho kỳ Đại hội tới. Trong đó phải có báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp: Vốn, nợ nần…Ban kiểm soát khi đánh giá phải dựa trên báo cáo kiểm toán độc lập để thể hiện tính trung thực. Tránh trường hợp báo cáo của BKS thiếu cả chữ ký như lần này.

Khi đánh giá doanh nghiệp, BKS phải đưa ra được nhận định ở 3 giác độ: tình hình tài chính, nhân sự và đánh giá thị trường hoạt động của công ty có lối thoát không. Nếu không làm được điều này, tất yếu sẽ gây ra những thông tin lệch lạc về công ty.

Liên quan đến tình hình nội tại của VKP năm qua, cổ đông cho rằng các biện pháp khắc phục thua lỗ chưa được thực hiện nghiêm túc. Tại sao không giải quyết dứt điểm  mặt bằng 98 Hùng Vương, chưa tích cực thu hồi công nợ?. Theo cổ đông, VKP chưa giải quyết được bài toán về vốn, về ngân hàng nên việc Ngân hàng Công thương siết nợ và không cho vay là chuyện bình thường.

Bội Mẫn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98