Cơn sốt vàng và những thử thách đối với nền kinh tế

24/08/2011 00:15
24-08-2011 00:15:41+07:00

Cơn sốt vàng và những thử thách đối với nền kinh tế

Không tác động trực tiếp vào mặt bằng giá cũng như sản xuất kinh doanh, nhưng sự sôi động bất thường của thị trường vàng những ngày qua có thể để lại hệ quả khó lường với kinh tế xã hội.

Có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ chiều 23/8 nhưng hồi kết của cơn sốt vàng vẫn là điều mà chưa ai dám dự báo. Tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình sau thời gian kín tiếng đã phải xuất hiện trước đại diện các cơ quan thông tấn sáng 23/8 cùng với tài hùng biện hơn người của mình để trấn an dư luận về khả năng điều tiết thị trường của Ngân hàng Nhà nước.

Ông thừa nhận nếu sốt giá tiếp tục kéo dài và thu hút sự quan tâm ngày một lớn của dân cư sẽ khiến lượng vốn dùng để sản xuất kinh doanh nằm chết trong vàng, đồng thời đe dọa tới sự ổn định tỷ giá và hệ quả cuối cùng là gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô.

"Tôi khẳng định giá vàng tăng cao có ảnh hưởng tới điều hành kinh tế vĩ mô trong những thời điểm nhất định trong năm, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và kiềm chế của nhà nước", ông Bình khẳng định.

Cơ sở để vị đứng đầu ngành ngân hàng tin tưởng như vậy chính là cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư 2,5-4,5 tỷ USD vào cuối năm nay, nhập siêu đang giảm dần và nguồn dự trữ ngoại hối tăng lên đáng kể thời gian qua (từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước mua 6 tỷ USD).

Hơn nữa, ông tin cơn sốt vàng chưa ảnh hưởng nhiều tới dân chúng, bởi theo ông trong đám đông xếp hàng trước các cửa hàng vàng mấy ngày qua rất ít người mua bằng tiền túi của mình, mà chủ yếu là quân đen quân đỏ của những kẻ đầu cơ, làm giá.

Tuy nhiên, không phải chuyên gia kinh tế nào cũng chia sẻ niềm lạc quan như tân Thống đốc.

“Nếu nhìn về số học, dòng người xếp hàng trước các cửa hàng cho dù đông đến đâu cũng không thể so với gần 90 triệu dân Việt Nam, nhưng tác động tâm lý của nó thật ghê gớm", Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương nói.

Ông không giấu nỗi buồn khi thấy các bà nội trợ đau khổ vì giá rau muống đắt thêm vài nghìn đồng mỗi mớ nhưng vẫn hào hứng bàn chuyện mua bán vàng với giá 48-49 triệu đồng một lượng.

Theo vị chuyên gia này, phần đông những người mua vàng thời gian qua chủ yếu là đầu cơ lướt sóng ngắn hạn để kiếm lợi nhuận cao nhất thời. Nhưng trong số này không loại trừ những trường hợp rút tiết kiệm ra mua, gây ảnh hưởng xấu tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng vốn chưa hết khó khăn.

“Các nhà băng có thể thiếu vốn cục bộ. Hệ quả là họ có thể tiếp tục phải nâng lãi suất lên cao để giữ chân khách hàng trong khi chúng ta đang mong muốn ổn định lãi suất", ông Thành lo ngại.

Ngoài ra, khi nhu cầu mua gom vàng tăng cao, nguồn cung trong nước thiếu, Tiến sĩ Thành cho rằng ngân hàng và doanh nghiệp sẽ lại phải dùng đôla để đi nhập khẩu. Tỷ giá khi đó sẽ chịu nhiều áp lực.

“Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam vốn mong manh vì kinh tế khó khăn, giờ lại chịu thêm tác động của giá vàng. Yếu tố này cũng sẽ đè nặng áp lực lên lạm phát”, Phó viện trưởng Thành nhận định.

Ngoài những rủi ro nêu trên, điều khiến chuyên gia lo ngại hơn cả là những hệ quả về mặt xã hội có thể để lại sau những ngày mà nhà đầu tư quay cuồng với cơn lốc vàng: “Các ngành sản xuất kinh doanh thì thiếu vốn, nhưng tiền trong dân lại nằm chết với vàng, không tạo ra một đồng GDP nào cho xã hội”, Tiến sĩ Võ Trí Thành nhận xét.

Là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về giá, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho biết giá vàng dù có tăng cao bao nhiêu cũng không tác động trực tiếp đến lạm phát, do không được tính trong rổ hàng hóa tính CPI. Tuy nhiên, cùng chung quan điểm với Tiến sĩ Võ Trí Thành, ông Ánh cho rằng ảnh hưởng gián tiếp của cơn sốt vàng hiện nay đến kinh tế thực là khó đo đếm.

“Muốn tính toán được ảnh hưởng gián tiếp thì phải phân tích được nó trên tổng lượng tiền. Chẳng hạn, người ta có rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng không? Tiền đó có quay lại nhà băng không? Hay là nằm lại trong lưu thông rồi gây ra lạm phát. Những con số này hiện rất khó để có và kiểm chứng được", ông Ánh phân tích.

Giao dịch vàng tại các doanh nghiệp vàng quy mô lớn như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý hay DOJI thời gian qua cũng lên tới trên dưới 10.000 lượng mỗi ngày. Tính chung cả đợt sốt từ đầu tháng 8, số vốn đổ vào vàng cũng ngót nghét hàng nghìn tỷ đồng.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng vòng xoáy của vàng ở thời điểm hiện tại đang hút một lượng lớn vốn khỏi các kênh khác như bất động sản, chứng khoán và ngay cả các hoạt động sản xuất đang trầy trật vì thiếu vốn.

Các chuyên gia và doanh nghiệp thời gian qua luôn kêu gọi người dân thận trọng với diễn biến giá vàng. Theo quan điểm của Tiến sĩ Trần Du Lịch giá vàng thế giới đang biến động mạnh nên rủi ro rất cao. "Sự trồi sụt mạnh của giá vàng đem theo những rủi ro rất lớn cho cá nhân, tổ chức mua bán vàng với mục đích đầu cơ", ông Lịch nhấn mạnh.

Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI - Đỗ Minh Phú cũng cho rằng nhà đầu tư, tốt nhất là không nên chạy theo giá vàng trong thời điểm hiện nay. "Diễn biến giá vàng hiện đã hoàn toàn khác so với trước. Nếu như trước đây người ta dễ phân tích về xu hướng trung, dài hạn, và khó đoán trong ngắn hạn. Nay thì trong ngắn hạn ai cũng thấy giá tăng, còn trung hạn lại thấy rất rủi ro", ông Phú nói.

Ngoài các biện pháp bình ổn thị trường trước mắt như cho nhập vàng và bán vàng để can thiệp, Ngân hàng Nhà nước đã tính tới bài toán tổng thể, trong đó có cả việc thay mặt nhà nước huy động vàng trong dân. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm phụ tá cho người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu điều hành thị trường vàng, hơn ai hết Thống đốc Bình hiểu rằng các giải pháp này không phải là phép nhiệm màu có thể giải quyết hết khó khăn, phức tạp của thị trường.

Nhóm phóng viên

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Giá vàng thế giới tăng cao do kỳ vọng thị trường của nhà đầu cơ

Đó là ý giải của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh khi giá vàng thế giới đạt mức kỷ lục trong ngày 29/03.

Vàng thế giới vượt mốc 2,250 USD, lập kỷ lục mới

Vàng thế giới liên tục phá kỷ lục trong ngày 29/03 sau khi vừa ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong 3 năm. Cú huých cho giá vàng đến từ kỳ vọng Mỹ giảm lãi suất và...

Vàng thế giới có tháng tăng tốt nhất trong hơn 3 năm

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (28/03), ghi nhận tháng tăng tốt nhất trong hơn 3 năm, được thúc đẩy bởi kỳ vọng hạ lãi suất của Mỹ và nhu cầu trú ẩn...

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC; đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt...

Vàng thế giới tăng giá chờ dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ

Giá vàng tăng vào ngày thứ Tư (27/03), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ vào cuối tuần này, dữ liệu này có thể cung cấp thêm gợi ý về lộ...

Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, tiến gần mốc 81 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC trong nước tiếp tục đi lên vào đầu giờ chiều 27/3, giá bán ra được đẩy lên ngưỡng 80,82 triệu đồng mỗi lượng, trong khi thương hiệu vàng Rồng Thăng...

Vàng thế giới tăng nhẹ chờ dữ liệu lạm phát quan trọng

Giá vàng tăng vào ngày thứ Ba (26/03), do kỳ vọng hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được củng cố, trong khi nhà đầu tư đang chờ dữ liệu công bố vào cuối...

Giá vàng nhẫn tăng mạnh, vượt 70 triệu đồng

Hôm nay (26/3), giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh từ hôm qua. Một số thương hiệu nâng giá vàng nhẫn đắt thêm nửa triệu đồng, đưa giá bán vượt 70 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới tăng giá nhờ kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong năm nay

Giá vàng tăng vào ngày thứ Hai (25/03), được thúc đẩy bởi kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất trong năm nay, ngay cả khi nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát trong tuần này...

Thương hiệu SJC trong nước giảm 100.000 đồng mỗi lượng phiên sáng đầu tuần

Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp trong nước giảm 100.000 đồng mỗi lượng phiên sáng 25/3, ngược lại thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98