Trong vòng xoáy của sốt vàng

10/08/2011 06:07
10-08-2011 06:07:56+07:00

Trong vòng xoáy của sốt vàng

Cuối cùng thì Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nhập khẩu vàng. Ngay lập tức, giá vàng đã tạm lui bước khi giảm xuống khá mạnh. Tuy nhiên, cơn sốt vàng không dễ khống chế và hệ quả của nó sẽ còn lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác.

Vàng: nguồn lực và áp lực

Hai ngày đỉnh điểm của "cơn điên" giá vàng, người ta đã chứng kiến cảnh mua bán cực kỳ sôi động của người dân. Giá lên, người bán cũng nhiều và người mua cũng không hề ít. Chưa có một công bố cụ thể nào về số lượng người mua - bán, song chỉ sơ qua các DN đã thấy rằng, nơi ít cũng giao dịch từ 3.000-5.000 lượng, nơi nhiều thì lên cả chục ngàn lượng mỗi ngày

Rõ ràng, một lượng tiền rất lớn đã được luân chuyển trong việc mua bán vàng những ngày qua. Dường như mọi sự chú ý đều đổ dồn vào thị trường vàng và rất nhiều biến động khác cũng vì thế mà ăn theo.

Dù biến động giá vàng được cho là không tác động nhiều đến kinh tế vĩ mô, nhưng sự xáo trộn của nó đã làm bất ổn thị trường. Nếu cứ đi quá đà, rất có thể sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho người dân và cả nền kinh tế nên buộc cơ quan quản lý phải can thiệp.

Đặc biệt, 2 ngày gần đây, đã xuất hiện tình trạng vàng bị làm giá, được cho là bắt nguồn từ các nhà kinh doanh lớn, đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn thế giới đến gần 2 triệu đồng. Bản chất đầu cơ, làm giá... bấy lâu nay được bộc lộ rõ, khiến hoạt động kinh tế nói chung có nguy cơ bất ổn, nhất là khi một nguồn tiền lớn được luân chuyển liên tục quanh vàng.

Và tất nhiên, khi một nguồn tiền lớn được đổ ra thị trường mà không vì mục tiêu đầu tư, sản xuất sẽ có những hệ lụy lâu dài của nó.

Hơn nữa, vàng "sốt" giá được cho là có nguyên nhân từ việc khan hiếm nguồn cung do một lượng lớn đã được gom đi xuất khẩu thời gian qua. Đến lúc này, cảnh báo về bán rẻ, mua đắt đã hiện diện và vì thế, có thể các DN vẫn kiếm lời "khủng", song cũng không ít nhà đầu tư thua lỗ, còn nền kinh tế gần như bị "rút ruột".

Xuất khẩu vàng, đã có lúc trở thành nhân tố giảm nhập siêu thì nay đang trở thành một nhân tố gây bất ổn cho thị trường vàng và cả nền kinh tế, khiến cơ quan quản lý lúng túng với chính sách điều hành.

Vàng tích trữ trong dân khoảng 700-1.000 tấn. Đây là một lượng tài sản không lồ tích lũy qua nhiều năm, theo ý thích tích trữ và dự phòng bằng vàng của người dân Việt Nam. Đây là một nguồn lực lớn trong dân.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn lực này lại đang ở dạng "đóng" dưới đáy tủ, trong két mỗi gia đình mà không được huy động cho đầu tư sản xuất. Đã thế, mỗi khi có biến động, vàng lại được đưa ra để mua bán, trao đỏi không chỉ các DN, nhà đầu tư lớn mà mỗi người dân dù ít nhiều cũng lao vào "đánh" vàng để kiếm lãi.

Thị trường cứ thế theo vòng xoáy thêm bất ổn và nhiều rủi ro khi bị lợi dụng để làm giá.

Trong khi đó, dù đã rất nỗ lực nhưng mọi sự quản lý về kinh doanh vàng, nhất là vàng miếng đến thời điểm này một thông tư quy định về cơ chế quy định về kinh doanh vàng vẫn chưa được cụ thể hóa. Thậm chí, trong dự thảo mới nhất, người ta tỏ ra thất vọng về những quy định khó thành hiện thực khi nó không thể hiện được sự đột biến nào để quản lý và huy động nguồn lực này, và cũng không có cách nào để ngăn được đầu tư và làm giá.

Đang loay hoay với các cơ chế quản lý và giao dịch thì chúng ta lại vấp phải những tác động trái chiều của thị trường vàng, như: xáo trộn vì giá "nhảy múa"; buộc phải nhập khẩu vàng và rối bời với chính sách hạn chế nhập khẩu... Vàng, một nguồn lực lớn nhưng vì chưa có cách khai thác đang gây ra áp lực cho nền kinh tế.

Nhập vàng và hệ luỵ

Ngân hàng Nhà nước đã có động thái cho nhập khẩu vàng. Đây là một phản ứng đã quen thuộc khi xử lý các cơn sốt vàng. Vàng đã có phản ứng xuống giá, nhưng nhập vàng về không có nghĩa là hết chuyện sốt giá vàng.

Ít nhất, 1-2 ngày tới, vàng nhập khẩu mới có thể về đến Việt Nam, rồi mới chế tác để đưa ra thị trường. Đó là một khoảng thời gian dài với rất nhiều biến động giá. Vì thế, trong thời điểm hiện nay, dù được nhập khẩu nhưng chắc hẳn các DN còn phải thận trọng xem xét.

Ngoài ra, theo nhiều nghị ngờ hiện nay, giá vàng tăng cao do một lực lượng gom vàng xuất khẩu nhưng bị ách lại vì thuế tăng nên tìm cách đẩy giá lên để bán hàng kiếm lãi. Họ gặp may khi giá thế giới tăng, làm giá trong nước tăng. Tuy nhiên, với lượng vàng này trong tay dân đầu cơ, nhà nhập khẩu càng cảnh giác hơn trong quyết định của mình.

Đồng tình với quyết định cho nhập vàng, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho đây là giải pháp tình thế và chỉ với bài nhập vàng, khó có thể giải mã được sốt vàng trong dài hạn.

Trong khi đó, việc nhập vàng lại gây nên sức ép về nhập siêu và tỷ giá. Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp phép nhập 5 tấn vàng, có nhiều ý kiến lo ngại rằng: Nếu lại cho nhập vàng, thì khả năng nhập siêu sẽ tăng trở lại, đe dọa mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đang theo đuổi. Bên cạnh đó, để nhập khẩu vàng sẽ cần một lượng ngoại tệ mà điều này sẽ gây sức ép lên tỷ giá.

Trong hai ngày nay, khi giá vàng lên cao, tỷ giá cũng đến thời biến động cao kịch trần. Giá USD tự do bùng lên qua 21.000 đồng. Chưa ai khẳng định được nguyên nhân, song đều cho rằng có một phần là do việc cần gom USD để nhập vàng.

Và với quyết định nhập khẩu vàng thì dù có thực hay không, USD vẫn có lý do để điều chỉnh tăng lên. Và mỗi lo ngại tỷ giá vì thế càng đến gần hơn trong những ngày cuối năm.

Giá vàng tăng, hút một lượng tiền lớn vào mua bán và đầu cơ. Tất nhiền, điều này sẽ tác động không thuận chiều đến nhiều kênh đầu tư khác. Chứng khoán, vốn đang héo mòn vì khô hạn dòng vốn - thì nay càng mất đi sức sống khi rất nhiều nhà đầu tư bỏ chứng khoán hướng sang vàng. Kéo theo đó, lượng vốn èo uột trên thị trường này lại càng bị rút bớt.

Chưa có một thống kê nào, nhưng sự kiệt sức của chứng khoán hai ngày nay có thể bắt đầu từ cả tâm lý cần vật chất, khi nhà đầy tư hứng thú hơn với vàng.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Woori CBV cho rằng, sự gia tăng của giá vàng thế giới và trong nước đã gây khó khăn rất lớn trong quá trình hồi phục ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

Theo công ty chứng khoán ACB - ACBS, việc giá vàng trong nước vượt giá vàng thế giới sau khoảng thời gian dài luôn thấp hơn là một tín hiệu khá tiêu cực đối với nền kinh tế. Sự chênh lệch giá vàng có thể kích thích việc nhập khẩu vàng làm tăng nhập siêu của Việt Nam và gây áp lực lên tỷ giá. Rõ ràng là thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong một giai đoạn rủi ro. Mặc dù, các cổ phiếu đã giảm rất mạnh nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đà giảm sẽ dừng lại.

Dõi theo giao dịch vàng trong những ngày qua, ông Dương Thế Sơn, Giám đốc Công ty Thương mại Xây dựng và BĐS Hoàng Sơn ở Hoàng Mai, cám cảnh nói, tiền đổ vào vàng hết thì giao dịch BĐS sẽ càng khó khăn hơn.

Ông cho biết, sản phẩm chủ yếu mà ông giao dịch là dân cư tự do, tuy ít bị ảnh hưởng hơn so với các phân loại khác của BĐS nhưng lại cực kỳ nhạy cảm với giá vàng. Vàng lên giá, tức thì các giao dịch sẽ bị khó khăn và tình huống này có thể sẽ khiến cho công việc cuối năm của ông bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, theo một số chuyên gia, vốn BĐS đang gặp nhiều bất lớn từ tín dụng và đang được kỳ vọng sẽ tìm mọi cách để huy động vốn trong dân.

Tuy nhiên, khi người dân đang thận trong dò xét để góp vốn thì giá vàng đã lôi kéo sự quan tâm của họ. Người có tiền đang có rất nhiều kênh kiếm lãi từ lãi suất, đến vàng... nhưng BĐS lại không còn trong danh sách TOP như trước đây và có vẻ như không còn là sự lựa chọn.

Với thực tế nguồn vốn đã hạn hẹp trong thời kỳ thắt chặt, kiềm chế lạm phát thì với sức hút từ vàng, BĐS sẽ càng khó khăn hơn. Vàng vốn quan hệ mật thiết với BĐS nhưng giá vàng tăng luôn gây ra bất lợi, và bất lợi đó sẽ càng lộ rõ trong thời điểm hiện tại.

Lê Khắc

diễn đàn kinh tế việt nam





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Quản lý Thị trường TPHCM: Chưa có căn cứ xác định lý do ngừng kinh doanh của nhiều tiệm vàng

Tại họp báo kinh tế xã hội TPHCM diễn ra chiều ngày 25/04/2024, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường Thành phố chia sẻ thông tin về công...

Hủy đấu thầu vàng miếng ngày 25/04, giá vàng trong nước bật tăng trở lại

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo phiên đấu thầu vàng miếng sáng 25/04/2024 bị hủy bỏ do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Vàng SJC giảm 700.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm đi xuống

Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm cao nhất 700.000 đồng mỗi lượng, kéo chiều bán ra xuống dưới mốc 84 triệu đồng phiên sáng 25/4, trong khi vàng nhẫn tại Bảo...

Vàng thế giới tiếp tục ổn định chờ dữ liệu PCE của Mỹ

Giá vàng ổn định vào ngày thứ Tư (24/04), khi phí rủi ro bảo hiểm về căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt, trong khi nhà đầu tư chuyển sự chú ý đến dữ liệu kinh tế Mỹ...

NHNN tiếp tục đấu thầu 16,800 lượng vàng vào sáng 25/04

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo sẽ tiếp tục phiên đấu thầu vàng miếng lần 2 vào sáng thứ Năm ngày 25/04/2024. 

Sau phiên đấu thầu đầu tiên, giá vàng trong nước tăng trở lại

Sau phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên, giá vàng miếng trong nước không những không hạ nhiệt mà còn tiếp tục tăng.

Vàng thế giới ổn định chờ dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng ổn định vào ngày thứ Ba (23/04) sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn 2 tuần, do lo ngại dịu bớt về căng thẳng leo thang ở Trung Đông, trong khi nhà đầu tư...

Cân nhắc giảm giá tham chiếu trong các phiên đấu thầu vàng tiếp theo?

Số lượng vàng đấu thầu được và giá trúng thầu quá cao, do đó khó có thể kéo giảm giá vàng trong nước trên thị trường xuống.

3,400 lượng vàng đã trúng thầu, giá đấu cao nhất 81.33 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết quả đấu thầu vàng miếng sáng ngày 23/04/2024.

Thanh niên Hàn Quốc đổ xô mua vàng từ máy bán tự động

Cơn sốt vàng ở Hàn Quốc đang lan sang giới trẻ, những người có ngân sách hạn chế nhưng có thể dễ dàng mua các miếng vàng nhỏ từ máy bán vàng tự động.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98