Cướp' thương hiệu Việt ở nước ngoài và toan tính sâu xa

15/09/2011 06:15
15-09-2011 06:15:10+07:00

Cướp' thương hiệu Việt ở nước ngoài và toan tính sâu xa

Những vụ "cướp" thương hiệu Việt trên thị trường thế giới có thể do đối tác không tin tưởng vào thiện chí làm ăn hay đón đầu để ép DN Việt mua lại thương hiệu. Không loại trừ khả năng lôi kéo vào các vụ kiện tụng kéo dài, tốn kém, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của và chặn đường phát triển của các sản phẩm VN.

* Nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: Sai một li đi... ngàn dặm

Cách đây vài ngày, một hãng luật quốc tế có trụ sở ở Việt Nam vừa phát hiện ra hai nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" và "Buôn Ma Thuột cà phê 1896" đều được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là, trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường.

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam bị nhái hoặc thậm chí bị một đơn vị khác đăng ký sở hữu và được bảo hộ ở nước ngoài. Cứ mỗi lần như vậy, các doanh nghiệp Việt đã rất vất vả, tốn nhiều thời gian, tiền bạc mới có thể đòi lại được quyền sở hữu chính đáng và hợp pháp của mình.

Cách đây hơn 10 năm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất ngỡ ngàng khi biết nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên bị các đối tác phía Nhật và Mỹ "phỗng tay trên" trước khi hợp đồng nhượng quyền kinh doanh hệ thống quán cà phê Trung Nguyên tại những quốc gia này được ký kết.

Rất may cho Trung Nguyên là phía các đối tác chỉ lo xa vì "sợ sau khi họ khai phá được thị trường, phía ta sẽ hất họ ra để độc quyền khai thác". Trong khi đó, không may mắn như vậy, Vifon đã phải mất hơn một năm và chi phí gần 10.000 USD mới có thể lấy lại quyền sở hữu thương hiệu của mình trên đất Mỹ.

Rút kinh nghiệm, rất nhiều doanh nghiệp như Trung Nguyên, Vifon đã nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau mặc dù rất tốn kém, kể các tại các thị trường mà họ chỉ mới xác định là thị trường tiềm năng.

10 năm là một khoảng thời gian khá dài, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mới bắt đầu hội nhập với thị trường thế giới. Ấy vậy mà đến nay, câu chuyện này lại liên tiếp lặp lại, từ chuyện nhãn hiệu Kẹo dừa Bến Tre, Vinataba, Duy lợi, Sabeco, ... và mới đây là việc nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị phía Trung Quốc đăng ký sở hữu vừa được phát hiện.

Nếu tài sản hữu hình được xem là phần "xác" thì nhãn hiệu được ví như "linh hồn" của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà phần hồn bị đánh mất thì khác nào một thực thể vô tri, không có sức cạnh tranh, sức hấp dẫn, có nguy cơ bị thâu tóm và lệ thuộc.

Khi mất quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp không chỉ mất thị trường, hàng thật biến thành hàng giả vì nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ bởi một đơn vị khác, ... mà còn ảnh hưởng lâu dài tới uy tín, sức cạnh tranh và nhiều hệ lụy khác lâu dài. Nếu muốn phát triển cơ hội kinh doanh ở các thị trường này thì doanh nghiệp Việt Nam thường phải đối diện với những vụ kiện tụng tốn kém kéo dài hoặc phải tốn tiền mua lại quyền sở hữu nhãn hiệu vốn là của mình.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn mãi lo chạy theo các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận mà có phần lơ là yếu tố quan trọng nhất, đó là tên tuổi, là thương hiệu của mình. Họ chưa ý thức hết được giá trị to lớn của thương hiệu đã tác động tới thành công của doanh nghiệp như thế nào. Chỉ mỗi khi có sự tranh chấp xảy ra, họ mới hoảng hốt nhận ra thì đã quá muộn.

Để xảy ra liên tiếp các vụ việc như trên, có thể thấy việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, thậm chí trong nước, vẫn chưa được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Một phần là do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài hoặc có phần chủ quan khi chưa đủ lực để phát triển thị trường xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp không nhìn nhận được thực trạng này thì rất có thể danh sách những vụ việc tương tự sẽ không dừng lại ở đó.

Nhìn lại những vụ việc vừa qua có thể thấy nhãn hiệu Việt Nam thường bị đánh cắp bởi các đối tác hay những người có hiểu biết rất rõ tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Có vẻ như, ngày càng ít trường hợp đăng ký nhãn hiệu chỉ với lý do không tin tưởng vào thiện chí làm ăn lâu dài như trường hợp cà phê Trung Nguyên mà chủ yếu là đón đầu để ép doanh nghiệp Việt Nam phải trả tiền để "chuộc" lại tài sản của mình bị đánh cắp nếu muốn phát triển tại quốc gia nào đó.

Nguy hiểm và thâm độc hơn, không loại trừ khả năng đã có một chủ trương hẳn hoi với mục đích lôi kéo vào các vụ kiện tụng kéo dài, tốn kém nhằm làm nản lòng, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và chặn đường phát triển của các sản phẩm Việt Nam tại các thị trường tiềm năng. Đây thực sự là một toan tính sâu xa mà các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm nhận ra.

Nếu không hành động tức thời và quyết liệt, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột có thể rơi vào tay Trung Quốc, đồng nghĩa với việc chúng ta bị mất thị trường tiềm năng. Ảnh minh hoạ.

Đáng nói là nếu như trước đây, các vụ mất quyền sở hữu nhãn hiệu ở nước ngoài thường rơi vào một doanh nghiệp với nhãn hiệu cụ thể, tức là, quyền lợi thường chỉ ảnh hưởng đối với riêng doanh nghiệp đó. Nếu có đủ quyết tâm thì doanh nghiệp có thể theo đuổi tranh chấp tới cùng. Tuy nhiên lần này với nhãn hiệu chung cho một địa danh, một vùng nguyên liệu của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Câu hỏi đặt ra là liệu ai sẽ là người đứng ra đại diện để đấu tranh, giành lại quyền sở hữu nhãn hiệu? Là nhà nước (ở đây là tỉnh Đắc Lắc), là hiệp hội cà phê hay một doanh nghiệp cụ thể? Và chi phí (nếu có) sẽ do ai chi trả?

Rõ ràng, câu chuyện nhãn hiệu Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài không còn là câu chuyện riêng đối với một doanh nghiệp cụ thể nào mà nó còn cần được nhìn nhận rộng hơn, đó là cả một vùng nguyên liệu, thậm chí là của Quốc gia. Nếu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột có thể mất thì Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Năm Roi, tỏi Lý Sơn, ... vẫn luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ bị đánh cắp.

Công bằng mà nói, không phải ai cũng có đủ thông tin và hiểu biết để có thể đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu của mình trên thị trường thế giới, nhất là các sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh như nông sản thực phẩm. Do đó, những chính sách, hỗ trợ, cung cấp thông tin từ phía chính quyền và các luật gia là điều cần thiết hơn bao giờ hết, bởi nếu mất quyền tự chủ về kinh tế cũng đồng nghĩa với việc mất tất cả. Đây là điều đơn giản mà không phải ai cũng lường được hết các hệ lụy có thể xảy ra.

Nếu muốn phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài tiềm năng mà trong tương lai mình có khả năng đặt chân đến. Nếu để khi "mất bò mới lo làm chuồng" thì đã là quá muộn.

Trần Minh Quân

Diễn đàn kinh tế Việt Nam



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98