"Vụ nổ" OTC: Ai bị thiệt hại?

17/10/2011 06:45
17-10-2011 06:45:43+07:00

"Vụ nổ" OTC: Ai bị thiệt hại?

Tuần qua, vụ lừa đảo và vỡ nợ liên quan tới đối tượng Huỳnh Thị Huyền Như là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là với thị trường OTC. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các NH hay công ty chứng khoán, các tổ chức được cho là có liên quan đến vụ việc này đều phủ nhận bị thiệt hại trong vụ việc này.

Vụ vỡ nợ của bà Như được cho là do thua lỗ nặng nề trên thị trường chứng khoán hai năm qua. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Đối tượng Như từng là thành viên Hội đồng quản trị công ty chứng khoán Phương Đông (ORS) vừa bị bắt giữ vì hành vi lừa đảo được cho là có quy mô lớn nhất trên thị trường kể từ trước đến nay. Số tiền bị lừa được thống kê lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Trong những phản ứng ngay sau đó, các công ty chứng khoán và một số tổ chức được cho là có liên quan lại đều phủ nhận thông tin bị thiệt hại trong vụ này. Trong khi các cơ quan chức năng còn đang điều tra làm rõ phương thức, thủ đoạn lừa đảo, thì câu hỏi "Ai bị thiệt hại?" trong vụ này cũng cần được đặt ra.

Thủ đoạn bà Huyền Như dùng để huy động vốn trên thị trường chứng khoán tự do OTC hay với các tổ chức ngân hàng, công ty chứng khoán được nhiều thành viên trên thị trường cho rằng không hề mới ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng vẫn có nhiều người dân, tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán bị tổn thất trong vụ việc này.

Bà Anh Thư, Công ty chứng khoán An Bình (ABS) nhận định: “Đây là một thủ đoạn kinh điển, nhưng nhiều người vẫn bị lừa. Nhiều thông tin cho rằng, bà Như đã dùng những số tiền trên đổ vào bất động sản và chứng khoán, khi cả 2 thị trường đi xuống như hiện nay thì gây nên vỡ nợ. Trong vụ việc này tất nhiên sẽ có nhiều người dân, ngân hàng và công ty chứng khoán bị tổn thất”.

Thế nhưng cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các ngân hàng như ViettinBank (CTG) , hay các công ty chứng khoán ORS, Chứng khoán Kim Eng (KEVS), các tổ chức được cho là có liên quan đến vụ việc này đều có văn bản khẳng định mình không bị thất thiệt khoản tiền nào trong vụ việc này. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Vậy thì ai là người chịu thiệt hại? Chẳng lẽ chỉ có các môi giới OTC và nếu vậy thì số tiền trong vụ lừa đảo này có thể lớn đến những con số nghìn tỷ như vậy hay không? Và có hay không chuyện nhiều tổ chức mất mát mà vẫn phải “Ngậm bồ hòn làm ngọt”?

Ông Nguyễn Phùng Hậu, Nhà đầu tư phát biểu: “Bây giờ, các tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán kêu ầm lên thì liệu có lấy lại được số tiền đã mất không? Mà đây lại là các tổ chức làm dịch vụ, thời điểm này đối với họ rất nhạy cảm vì niềm tin của nhà đầu tư là rất quan trọng. Nếu kêu lên mà lấy lại được tiền, chắc họ sẽ kêu ngay, mà còn kêu mất nhiều hơn số thực. Nhưng kêu lên mà không lấy lại được, thì chỉ mất thêm lòng tin của nhà đầu tư”.

Ông Lê Đắc An, Công ty chứng khoán Tân Việt (TVS) thì cho rằng: “Ai cũng có lúc sai, miễn sai rồi biết sửa, chưa chắc ém nhẹm thông tin đi đã là tốt. Tất nhiên theo tôi, các tổ chức này cũng đã cân nhắc thiệt hơn khi công bố thông tin về vấn đề này. Nhưng thị trường vẫn mong chờ các đối tác tham gia thị trường một sự minh bạch”.

Không thể phủ nhận đây chính là thời điểm hết sức nhạy cảm trên thị trường tài chính. Nhiều vụ việc được cho là lừa đảo đến con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ liên tiếp được các phương tiên thông tin đại chúng đưa tin mỗi ngày. Chính vì vậy, với các tổ chức tài chính, chữ “Tín” giờ đây đang được hết sức xem trọng. Tuy nhiên, trong câu chuyện vỡ nợ của bà Huyền Như, những người ngây thơ nhất cũng đang đặt ra câu hỏi: Vậy thì ai là người chịu tổn thất trong vụ việc này?

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên Bản tin Tài chính kinh doanh đã tiếp cận được một số môi giới trên thị trường OTC, và bất ngờ được biết rằng, những hoạt động huy động vốn lãi suất cao từ lâu nay vẫn được nhiều cá nhân thực hiện, và rất phổ biến trên thị trường. Những hoạt động vay mượn quá rủi ro, và chỉ cần 1 mắt xích trong hoạt động kiểu này mất khả năng thanh toán, thì đổ vỡ tín dụng sẽ xảy ra theo dây chuyền.

Theo các nhà đầu tư tài chính, kể từ hồi thị trường chứng khoán OTC còn giao dịch cổ phiếu sôi động, phương thức huy động vốn theo kiểu vay của người này để trả lãi cho người khác đã tồn tại và khá phổ biến. Tài sản thế chấp thường là chứng khoán, ô tô hoặc giấy tờ nhà đất, đôi khi lại chỉ bằng… niềm tin.                      

Theo các nhà đầu tư, những vụ lừa đảo hay vỡ tín dụng đang gây xôn xao dư luận được nhiều người biết đến chỉ vì quy mô rất lớn, dính dáng đến nhiều tổ chức, chứ những vụ quy mô nhỏ thì đã từng xảy ra rất nhiều.                

Cách làm tưởng chừng như rất đơn giản trong khi khả năng huy động vốn lại rất lớn. Chỉ cần 1 mắt xích trục trặc sẽ gây ra sự đổ vỡ dây chuyền. Có thể ví hoạt động vay mượn kiểu này như một sợi chỉ dài nhưng hết sức mong manh, nó có thể đứt bất cứ chỗ nào và bất kỳ lúc nào. Ấy vậy mà không ít người chỉ vì lòng tham, mà đánh cược cả khối tài sản của mình vào sợi chỉ này. Họ sẵn sàng vì vài phần trăm lãi suất mà chấp nhận nguy cơ mất trắng hàng chục, hàng trăm tỷ đồng…     

Lê Hương-Ngọc Trinh

VTV





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 16/04: Tự doanh mua ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 16/04, tự doanh và khối ngoại giao dịch cùng chiều, mua ròng lần lượt 1,422 tỷ đồng và 191 tỷ đồng.

Góc nhìn 17/04: Tiếp tục điều chỉnh?

CTCK Beta nhận định, trong giai đoạn hiện nay, nhiều khả năng áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Lỗ nặng năm 2023, vốn chủ sở hữu VNECO 8 còn 1 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây quyết định duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (HNX: VE8) do lợi nhuận sau thuế chưa...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

16/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Tiền rút khỏi cổ phiếu bất động sản, chứng khoán

Thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần 08 - 12/04 dù thị trường cải thiện về mặt điểm số. Trong tuần, nhóm bất động sản và chứng khoán bị rút tiền mạnh.

Kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ 5 năm liền về một vấn đề, cổ phiếu SIG tiếp tục bị cảnh báo

Công trình mỏ đá nhà máy xi măng Công Thanh tiếp tục khiến BCTC của CTCP Đầu tư và Thương mại Sông Đà (UPCoM: SIG) nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ, cổ phiếu theo đó...

Theo dấu dòng tiền cá mập 15/04: Tự doanh và khối ngoại cùng mua ròng mạnh MWG

Phiên giao dịch ngày 15/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 708 tỷ đồng thì khối ngoại bán ròng 1,231 tỷ đồng. Tuy nhiên cổ phiếu MWG được cả tự...

VN-Index có phiên giảm mạnh nhất trong gần 2 năm

Phiên đầu tuần 15/04, thị trường chứng khoán bị bán tháo bất ngờ. VN-Index "bốc hơi" gần 60 điểm (tương đương giảm 4.7%), đóng cửa ở mức 1,216.61 điểm. Trong đó, số...

Kiểm toán từ chối ý kiến, PXS bị hạn chế giao dịch từ 17/04

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (UPCoM: PXS) vào diện hạn chế giao dịch từ ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98