TS Lê Thẩm Dương: Hợp nhất 3 ngân hàng là động thái quản trị rủi ro chủ động

06/12/2011 11:54
06-12-2011 11:54:33+07:00

TS Lê Thẩm Dương: Hợp nhất 3 ngân hàng là động thái quản trị rủi ro chủ động

(Vietstock) - “Niềm tin thị trường hiện nay là cái đau đầu nhất, cho nên việc hợp nhất như thế là bước đi đầu tiên để đạt được mục tiêu bình ổn niềm tin”.

* Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank, Ficombank

Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa công bố phương án hợp nhất tự nguyện giữa 3 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Đệ Nhất (Ficombank).

Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh - ĐH Ngân hàng TPHCM trong bối cảnh hiện nay, việc hợp nhất này sẽ có tác động tích cực đến thị trường.

Thứ nhất, niềm tin thị trường hiện nay là cái đau đầu nhất, cho nên việc hợp nhất như thế là bước đi đầu tiên để đạt được mục tiêu bình ổn niềm tin.

Kế đến, việc hợp nhất mang tính tự nguyện này thể hiện động thái quản trị rủi ro chủ động. Còn nếu rơi vào thế bị động “mất bò mới lo làm chuồng” thì việc hợp nhất, sáp nhập mang ý nghĩa rất thấp. Đặc biệt, với sự chủ động này thì cơ quan quản lý hoàn toàn có thể ổn định tâm lý của người gửi tiền ở các ngân hàng có liên quan đến việc hợp nhất.

Thứ ba, với “trụ đỡ” là BIDV, mô hình hợp nhất lần đầu tiên này tỏ ra rất vững chãi. Điều này có thể giúp tạo hiệu ứng tốt, vì giả sử “trụ đỡ” là một ngân hàng khác khì có lẽ người ta sẽ e ngại là liệu tiến trình hợp nhất có thành công không, sau hợp nhất liệu có trục trặc gì hay không...

Ngoài ra, việc tự nguyện hợp nhất có ưu điểm là tôn trọng luật pháp. Bản chất của sáp nhập, hợp nhất là phải dựa trên luật pháp chứ không phải tự nhiên sáp nhập, hợp nhất. Do vậy, SCB, TinNghiaBank và Ficombank tự nguyện hợp nhất là một hình thức tái cấu trúc tôn trọng luật pháp.

Nếu trong trường hợp không đủ chuẩn, thì tự ngân hàng cũng phải sáp nhập, hợp nhất theo luật.

Ở đây có 3 tình huống: ngân hàng đã đủ chuẩn muốn mạnh lên thì sáp nhập, hợp nhất; ngân hàng chưa muốn sáp nhập, hợp nhất nhưng không đủ chuẩn nên theo luật cũng phải thực hiện; ngân hàng rơi đến mức thấp hơn chuẩn mà không chịu sáp nhập, hợp nhất thì khi đó phải áp dụng đến phương pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Đến lúc đó thì bản thân ngân hàng có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cũng cho biết kết quả cuối cùng quan trọng nhất của quá trình tái cấu trúc là phải nhìn thấy tương lai sáng hơn sau hợp nhất. Việc hợp nhất cũng phải quan tâm đến nhân sự, toàn bộ nợ xấu, di sản quản trị, nét văn hóa, toàn bộ các quá trình định giá tài sản... Đây là một việc làm không dễ dàng.

Bội Mẫn thực hiện





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98