Nguồn gốc lợi nhuận 2011 và ẩn số 2012

11/02/2012 11:32
11-02-2012 11:32:56+07:00

Nguồn gốc lợi nhuận 2011 và ẩn số 2012

Bất chấp sự khó khăn chung của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm mạnh, nhiều ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, khi xem xét nguồn gốc lợi nhuận của ngân hàng chúng ta vẫn thấy tiềm ẩn những yếu tố không bền vững và lợi nhuận năm 2012 vẫn còn là một ẩn số.

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay tạo nên kỳ tích lợi nhuận

Với phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Do vậy, lợi nhuận ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lãi biên ròng (NIM - net interest margin) và tỷ lệ nợ xấu.

Năm 2011, lạm phát tăng mạnh buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thắt chặt tín dụng khiến lãi suất tăng vọt. Có thời điểm lãi suất cho vay lên tới trên 25%, còn lãi suất huy động lên 20%. Hầu hết các ngân hàng buộc phải lách trần lãi suất huy động 14% để huy động vốn. Tuy nhiên, dù khó khăn trong huy động vốn và bị giới hạn bởi trần tăng trưởng tín dụng nhưng lợi nhuận các ngân hàng vẫn tăng mạnh do chênh lệch lãi suất cho vay và huy động lớn.

Thực vậy, theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng Công thương (CTG) lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này năm 2011 đạt 5.784 tỉ đồng, tăng tới 77,64% so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tín dụng đạt 55.501 tỉ đồng, tăng 74% so với năm 2010, trong khi đó tăng trưởng cho vay khách hàng của CTG trong năm 2011 chỉ khoảng 24,44%.

Ngoài CTG, ngân hàng đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng khác là Eximbank (EIB). Theo báo cáo tài chính riêng lẻ, lợi nhuận sau thuế của EIB đạt 3.051 tỉ đồng, tăng 68,66%, trong khi tăng trưởng cho vay khách hàng chưa đến 20%. Ngoài hai ngân hàng trên thì các ngân hàng đang niêm yết khác như Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã có doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng khá mạnh.

Để xác định nguồn gốc lợi nhuận, có lẽ phải xem xét tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) của các ngân hàng. Kết quả tính toán cho thấy NIM của CTG năm 2011 lên tới 5,03%, cao nhất trong số các ngân hàng. Sacombank (STB) có NIM đứng thứ hai với mức 4,48%. Trung bình tám ngân hàng đang niêm yết có hệ số NIM lên tới 4,18%, cao hơn khá nhiều so với mức 3,64% năm 2009 và 3,37% năm 2010. Như vậy, rõ ràng hệ số NIM cao hơn là yếu tố chính làm cho lợi nhuận của các ngân hàng tăng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý lợi nhuận tăng không đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Để xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên xem suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng. Trong số tám ngân hàng niêm yết công bố báo cáo tài chính thì chỉ có ba ngân hàng ACB, CTG và EIB có ROE tăng so với năm trước, còn lại đều sụt giảm.

Nguyên nhân, một phần do các ngân hàng này mới tăng vốn nhưng lợi nhuận tăng chưa tương ứng. Ngoài ra, ROE sụt giảm còn do lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh phi tín dụng giảm và phải trích lập dự phòng cao hơn. Cá biệt, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) bị lỗ hơn 40 tỉ đồng trong quí 4 do lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Ẩn số nợ xấu quyết định lợi nhuận 2012

Kết quả tính toán cho thấy ROE trung bình (trọng số) của tám ngân hàng niêm yết đạt 19,68%, cao hơn khá nhiều so với mức 15,24% của toàn thị trường. Trong đó, ROE của các ngân hàng như ACB, CTG và EIB cao hơn 20%. Đây là một kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, liệu mức lợi nhuận này đã phản ánh thực chất lợi nhuận của ngân hàng hay chưa thì cần phải xem nợ xấu của các ngân hàng.

Nợ xấu của các ngân hàng vẫn là một ẩn số. Con số chính thức của toàn hệ thống được công bố năm 2011 chỉ là 3,39%. So với thông lệ quốc tế, đây là mức khá an toàn khi vẫn ở dưới ngưỡng 5% và cũng thấp hơn nhiều so với nợ xấu của ngân hàng nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại hội nghị ngành ngân hàng cuối tháng 12-2011, ông Trần Minh Tuấn - Phó thống đốc NHNN - thừa nhận con số trên phản ánh chưa đúng thực chất rủi ro tín dụng của các ngân hàng do tiêu chuẩn phân loại nợ hiện nay còn bất cập và các tổ chức tín dụng thường không phân loại đúng theo quy định. Bên cạnh đó, một thực tế là tình trạng “đảo nợ” làm đẹp báo cáo tài chính của các ngân hàng cũng xảy ra phổ biến.

Theo ước tính của nhiều chuyên gia, nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7-8%, thậm chí trên 10%. Như vây, nếu trích đủ, trích đúng thì có thể lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm mạnh so với những con số hiện nay.

Báo cáo tài chính năm 2011 của một số ngân hàng cũng cho thấy một nghịch lý đang tồn tại là dù nợ xấu của ngân hàng tăng nhưng trích lập dự phòng lại không tăng tương ứng, thậm chí còn giảm so với năm trước.

Chẳng hạn, khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của EIB năm 2011 chỉ là 270 tỉ đồng, tăng chưa đến 2% so với năm trước. Tương tự của ACB là 280 tỉ đồng, tăng khoảng 23%, trong khi đó nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) của ACB lại tăng gấp ba lần lên 837 tỉ đồng. SHB chỉ trích lập dự phòng rủi tín dụng 101 tỉ đồng, thấp hơn mức 150 tỉ đồng của năm 2010, trong khi đó nợ xấu lại tăng gần gấp đôi. Xem báo cáo tài chính của các ngân hàng khác (trừ VCB và CTG) cũng cho thấy hiện tượng tương tự.

Năm 2012, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến 15-17%. Lãi suất trung bình dự kiến vẫn sẽ ở mức cao. Như vậy, ngân hàng vẫn có thể được hưởng một tỷ lệ lãi biên cao. Tuy nhiên, chìa khóa lợi nhuận của ngân hàng là có kiểm soát được nợ xấu hay không.

Thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy nợ nhóm 2 đang có chiều hướng tăng mạnh. Nguy cơ nợ nhóm 2 phải chuyển lên các nhóm cao hơn là rất lớn khi khách hàng chậm trả nợ hoặc phá sản. Lúc đó khoản trích lập dự phòng cụ thể rủi ro cho vay khách hàng sẽ tăng lên.

Hồ Bá Tình

TBKTSG Online





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới.

ĐHĐCĐ HBC: Quý 1/2024 đã trúng thầu gần 53 triệu USD dự án ở nước ngoài

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...

Chủ tịch Đặng Tuấn Tú (SGN): “Sân bay Long Thành sẽ quyết định tương lai của Công ty”

Triển vọng ngành hàng không năm 2024 và vấn đề đấu thầu tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là những điểm nóng được bàn luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2024...

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98