Ngân hàng lãi khủng do trích lập dự phòng thấp?

06/03/2012 13:14
06-03-2012 13:14:49+07:00

Ngân hàng lãi khủng do trích lập dự phòng thấp?

Mặc dù rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam khá lớn, nhưng do trích lập dự phòng thấp, cùng với chế độ kế toán còn nhiều bất cập nên nhiều ngân hàng có mức lãi khủng so với mặt bằng chung của nền kinh tế.

Tính đến thời điểm này, có 10 ngân hàng thương mại và công ty tài chính niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 với tổng lợi nhuận sau thuế đạt gần 22,598 tỷ đồng. Bình quân năm 2011, mỗi ngân hàng niêm yết lãi gần 2,260 tỷ đồng, trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác phải rất chật vật để giữ cho mức lợi nhuận dương, chứ đừng mong đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy Ban Giám sát tài chính quốc gia chia sẻ tại buổi hội thảo do Vietstock tổ chức tại TPHCM vào cuối tháng 2 vừa qua, sở dĩ có tình trạng này là do tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM ở Việt Nam chỉ vào khoảng 9.4-9.5%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (10 - 10.5%), trong khi tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn nhiều. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) cao hơn mức tăng trưởng GDP cho thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam rất lớn.

Ngoài ra, chế độ kế toán của Việt Nam có đặc điểm là dự thu dự chi. Ví dụ ngân hàng cho vay bất động sản 3-4 năm nhưng vẫn “vô tư” hạch toán lợi nhuận hàng năm mà không quan tâm đến trích lập dự phòng để tránh cho các khoản nợ này rơi vào nợ xấu.

Bên cạnh đó, margin giữa huy động và cho vay của các ngân hàng Việt Nam là khá lớn như huy động với lãi suất trung bình khoảng 14-15%, nhưng lại cho vay đến 18-19%, thậm chí 23% hoặc 25%. Cá biệt có ngân hàng còn lách luật cho vay bất động sản bằng cách repo tài sản. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động này là rất lớn. Điều này cho thấy hệ thống kế toán của Việt Nam còn có nhiều vấn đề về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của hoạt động ngân hàng.

TS. Nghĩa cũng cho biết, sắp tới cơ quan quản lý sẽ ban hành chuẩn kế toán mới cho hệ thống ngân hàng, nhằm phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc diện đặc biệt này.

Thống kê của Vietstock cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng và công ty tài chính đang niêm yết đạt gần 10,678 tỷ đồng, chiếm khoảng ¼ tổng lợi nhuận thuần của các đơn vị này. Mức dự phòng này có sự khác biệt giữa các ngân hàng thương mại với nhau.

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

HBB, VCBCTG là ba ngân hàng có mức dự phòng trên lợi nhuận thuần trên 35%. Trong đó, HBB có mức dự phòng cao nhất với 272 tỷ đồng, chiếm 44% lợi nhuận thuần 619.48 tỷ đồng. Hai đại gia là VCB và CTG có tỷ lệ dự phòng 37.33% và 36.88%, tương ứng 3,413 tỷ đồng và 4,904 tỷ đồng.

Với EIB, ACB và SHB, các ngân hàng này có tỷ lệ dự phòng trên lợi nhuận thuần chưa tới 10%, lần lượt chiếm 6.26%, 6.53% và 9.18%, tương ứng với số tiền 271 tỷ đồng, 295 tỷ đồng và 101 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với tổng dư nợ hơn 911,272 tỷ đồng thì mức dự phòng của các tổ chức tín dụng niêm yết chưa đến 1.2%. Tính riêng từng ngân hàng, thì mức dự phòng hầu hết đều chưa đến 1%. Cụ thể như SHBEIB chỉ trích lập 0.35% và 0.37% trên tổng dư nợ; VCB, CTG và HBB có mức trích lập cao nhất với 1.67%, 1.69% và 1.57%.

Còn nhớ, HBB từng thông báo lỗ gần 42 tỷ đồng trong quý 4/2011 chủ yếu cũng do mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức lợi nhuận đạt được.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phạt tiền CEG do công bố thông tin không đúng thời hạn

Ngày 15/04, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối...

Hồ thủy điện giảm nước, SBA rơi 48% lợi nhuận quý 1

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) chứng kiến một kỳ kinh doanh sụt giảm ở nhiều chỉ tiêu so với cùng kỳ.

Cảng Đồng Nai vừa tự phá kỷ lục lãi ròng quý

Quý 1/2024, CTCP Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) đạt lãi ròng 85 tỷ đồng, đánh dấu mức lãi ròng theo quý cao nhất lịch sử Công ty tính từ thời điểm chào sàn chứng khoán...

Imexpharm muốn tăng lợi nhuận sau năm lãi kỷ lục

Năm 2023, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt lãi ròng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy vậy, Doanh nghiệp chưa có dấu hiệu muốn dừng lại khi tiếp tục đặt...

Gas Petrolimex trước bài toán giữ vững thị phần, tăng năng lực cạnh tranh

Ông Nguyễn Quang Định - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) khẳng định quan điểm của PGC là phải song song tiến hành cả hai giải pháp vừa...

ĐHĐCĐ DNSE: Chứng khoán phái sinh là trọng tâm phát triển trong năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán DNSE đã diễn ra ngày 16/04/2024 tại Hà Nội, thống nhất các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh quan trọng trước thềm niêm...

SHS đặt kế hoạch lãi gấp rưỡi năm 2024

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 đạt 1,035.3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước. Tổng doanh thu và thu nhập khác...

Bản chất các khoản phải thu khác khiến TVB phải lập dự phòng 70% là gì?

CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) công bố báo cáo kiểm toán 2023 với lãi ròng 63 tỷ đồng - 1 năm khấm khá so với số lỗ hơn 317 tỷ đồng vào năm trước. Tuy nhiên...

Lần đầu thua lỗ trong 17 năm, VNE bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2023, VNE lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng, năm 2022 lãi gần 15 tỷ đồng, đây cũng là năm đầu tiên VNE thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE năm...

Dự báo cạnh tranh khốc liệt, Vinasun đặt mục tiêu lợi nhuận bằng nửa năm trước

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi, đặc biệt là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98