Vì sao HBB tăng mạnh khi báo lỗ?

09/03/2012 16:49
09-03-2012 16:49:56+07:00

Vì sao HBB tăng mạnh khi báo lỗ?

Động lực mạnh nhất cho sự sôi nổi của thị trường vào giai đoạn giữa quý 1/2012 chính là nhóm CP ngân hàng. Hàng loạt mã như là HBB, EIB, STB, MBB, SHB… đang là điểm nóng thị trường.

* HBB: Bức tranh thực về kết quả kinh doanh năm 2011

* Tổng giám đốc Habubank: Cổ phiếu HBB "nóng" theo thị trường

* HBB khớp lệnh 40 triệu cp: Đang “xả” hay đang gom?

Đặc biệt nhất là mã cổ phiếu HBB được giao dịch với khối lượng “khủng” có phiên lên đến 40 triệu cổ phiếu (ngày 28/2/2012) và giá đã tăng gần 60% chỉ trong vòng trên dưới 2 tháng, đem lại siêu lợi nhuận cho nhiều NĐT.

Giá và khối lượng giao dịch CP HBB tăng rất mạnh bất thường vào cuối tháng 2/2012

Điều gì đã làm giá cổ phiếu HBB tăng một cách ngoạn mục như vậy? Xét trong nhóm các ngân hàng được niêm yết trên hai sàn, HBB chỉ thuộc top những ngân hàng bậc trung với quy mô hoạt động nhỏ với 19 chi nhánh và 53 phòng giao dịch. Năm 2011 là năm khó khăn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng này với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt khoản 262 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với các NH lớn như CTG, EIB, STB…, đặc biệt kết quả kinh doanh trong quý IV lỗ hơn 40 tỉ đồng là một tin khá xấu trong tiêu chuẩn đầu tư chứng khoán. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của DN và các chỉ tiêu cốt lõi của ngành ngân hàng đề thấp hơn so với bình quân ngành. Tốc độ tăng trưởng tín dụng âm 4,57%, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng 4,69% thuộc hàng cao trong ngành. Bên cạnh đó, các chỉ số ROE, ROA lần lượt 6,39%; 0,66% cũng ở mức thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành là 17,11%; 1,32%.

Với giá HBB hiện nay là 7.500VND thì P/E ở mức 10 không thuộc loại hấp dẫn so với nhiều cổ phiếu khác.

Theo phân loại của NHNN thì HBB thuộc nhóm 3 với mức tăng trưởng tín dụng cho phép là 8%. Với các số liệu trên cho thấy HBB là ngân hàng thuộc nhóm cận trung bình, hiệu quả kinh doanh thấp hơn bình quân ngành, dù chưa có những lo ngại về thanh khoản, nhưng HBB cũng thuộc nhóm ngân hàng sẽ gặp khó khăn mạnh về sức cạnh tranh với các NH tốp trên, nhất là trong giai đoạn Chính phủ vừa hạn chế cung tiền vừa yêu cầu các NH hạ lãi suất huy động xuống 13 – 12% vào cuối quý 1.

Với tất cả nhận định trên cho thấy HBB không thuộc một trong 2 loại cổ phiếu được NĐT giá trị quan tâm, một là hiệu quả kinh doanh không thuộc nhóm đầu của ngành, hai là chưa có những tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn các ngân hàng khác. Điều đó cho thấy khối lượng và giá CP của HBB tăng mạnh trong giai đoạn này có nguyên nhân từ động lực khác, mà nhiều khả năng là do xuất hiện làn sóng mua thâu tóm – sáp nhập để sở hữu hay nắm quyền lãnh đạo như trường hợp Sacombank. Xét trên góc độ này cho thấy với giá CP có lúc chỉ có 4000 đ/CP, trong khi HBB có bề dày hoạt động hơn 23 năm, đây là ngành được giám sát chặt và khó được thành lập mới.

Như vậy việc mua khối lượng lớn để tham gia kiểm soát HBB là khá hợp lý. Tuy nhiên với giá HBB hiện nay là 7.500 VND thì P/E ở mức 10 không thuộc loại hấp dẫn so với nhiều cổ phiếu khác. Ngoài ra năm 2012 ngành ngân hàng sẽ đối diện với áp lực cạnh tranh mạnh, hoạt động tín dụng sẽ khó khăn hơn, mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay khó cao như năm 2011 sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Tóm lại, mặc dù giá HBB tăng là hợp lý xuất phát từ giá quá thấp trước đó và có động lực M&A. Tuy nhiên vào giai đoạn hiện nay, giá cổ phiếu HBB đã tăng 59,52% cao gần 2 lần mức tăng chung toàn thị trường, do vậy khả năng tăng giá tiếp tục sẽ rất thấp. Ngược lại khi việc mua thâu tóm chững lại thì giá HBB sẽ quay đầu theo xu thế chung của thị trường. Điều này cho thấy nếu các NĐT cá nhân tiếp tục tham gia mua lướt sóng HBB để hưởng lợi theo hoạt động M&A thì có nguy cơ thua lỗ lớn.

Thế Anh - Tấn Huy

diễn đàn doanh nghiệp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98