Việt Nam hấp dẫn các công ty Nhật hơn cả Trung Quốc

15/03/2012 07:02
15-03-2012 07:02:33+07:00

Việt Nam hấp dẫn các công ty Nhật hơn cả Trung Quốc

Theo doanh nhân Nhật Bản Shinichiro Hori, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dream Incubator Việt Nam, đơn vị đang đồng quản lý Quỹ Đầu tư công nghiệp DI châu Á (DIAIF), Việt Nam đặc biệt hấp dẫn các công ty hoặc các quỹ Nhật Bản có quy mô trung bình hoặc nhỏ đang muốn vươn ra thị trường nước ngoài. Thậm chí, Việt Nam còn hấp dẫn hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai thị trường rộng lớn này cần đầu tư lớn, phải vài trăm triệu USD, trong khi chỉ cần vài triệu USD đã có thể đầu tư hiệu quả ở Việt Nam…

Không chỉ đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản còn đang tạo ra một làn sóng đầu tư mới thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Họ đang dẫn đầu với 14 thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm 2011. Riêng số tiền nhóm 3 ngân hàng Nhật Bản Mizuho Bank đã bỏ ra để sở hữu 15% cổ phần tại Vietcombank đã lên tới 567,3 triệu USD. Mizuho Bank còn có ý định mua thêm 5% cổ phần nữa của Vietcombank...

Vào cuối tháng 5 tới, nhóm 3 ngân hàng Nhật Bản Minato sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong một CLB mà họ đang dẫn đầu, gồm 144 thành viên. Ngân hàng này cho biết, họ sẽ tăng lượng vốn cho vay đối với các dự án M&A vào thị trường Việt Nam.

Theo doanh nhân Nhật Bản Shinichiro Hori, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dream Incubator Việt Nam, đơn vị đang đồng quản lý Quỹ Đầu tư công nghiệp DI châu Á (DIAIF), Việt Nam đặc biệt hấp dẫn các công ty hoặc các quỹ Nhật Bản có quy mô trung bình hoặc nhỏ đang muốn vươn ra thị trường nước ngoài. Thậm chí, Việt Nam còn hấp dẫn hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai thị trường rộng lớn này cần đầu tư lớn, phải vài trăm triệu USD, trong khi chỉ cần vài triệu USD đã có thể đầu tư hiệu quả ở Việt Nam…

Xu hướng “chung tay” với các doanh nghiệp trong nước để phát triển công việc kinh doanh ở Việt Nam, tất nhiên không chỉ diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng.

Hai nhà sản xuất hàng tiêu dùng có tiếng của Nhật là Kirin (sản xuất bia và nước giải khát), Unicharm (sản xuất tã giấy) cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức mua cổ phần của các công ty trong nước, trong đó Unicharm mua tới 95% cổ phần của Diana còn Kirin mua 57,3% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế. Người khổng lồ công nghệ thông tin NTT DoMoCo mua 25% cổ phần của Công ty Dịch vụ Viễn thông di động VMG Media JSC…

Trong những diễn biến khác, tính đến tháng 3-2012, đã có khoảng 20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu của các nước đầu tư vào Việt Nam, trong số này có nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường hợp tác với doanh nghiệp trong nước. E-Mart - tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc đã vào Việt Nam thông qua liên doanh với Tập đoàn U&I của Việt Nam có trụ sở tại Bình Dương. Liên doanh E-Mart Việt Nam có vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD và có kế hoạch từ nay đến năm 2020 mở chuỗi 52 siêu thị.

Theo giải thích của nhà đầu tư nước ngoài, chung tay với các doanh nghiệp nội để khai thác thị trường, họ có thể tận dụng kinh nghiệm và tiềm lực vốn để tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, tạo điều kiện cho hàng hóa của nước họ vào Việt Nam và ngược lại.

Tìm được đối tác tốt, nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng “bén rễ xanh cây” tại Việt Nam. Như Big C, riêng trong năm 2011 đã xuất khẩu khoảng 21 triệu USD các sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, tăng khoảng 20% so với năm 2010. Trong đó, tăng mạnh nhất là các mặt hàng thực phẩm chế biến từ cá basa, tôm, gạo, cà phê, hoặc chế biến sẵn như tương ớt, mít sấy; tiếp đến là nhóm hàng vải sợi; hàng gia dụng; thủ công mỹ nghệ; trang trí nội thất… 

Anh Thư

Sài Gòn Giải phóng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Novaland chốt phương án chào bán gần 1.2 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCD thường niên tổ chức ngày 25/04/2024, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 22/04 đã thông qua liên tiếp 3 nghị quyết...

Masan huy động thành công vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ngày 23/04 đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain).

Chứng khoán Sen Vàng đổi chủ, muốn tăng vốn thêm 5,000 tỷ 

Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ...

HDC sắp chào bán cổ phiếu thấp hơn 54% thị giá, huy động 300 tỷ thanh toán nợ vay

Ngày 11/04, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời...

TNG dự kiến phát hành 12.3 triệu cp giá 10,000 đồng/cp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua 2 hình thức, bao gồm phát hành hơn 9 triệu cp để trả cổ tức 2023...

SBBS muốn tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhóm cổ đông chiếm hơn 30% vốn phản đối

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), toàn bộ 9 nội dung trình cổ đông đã được thông qua tại đại hội. Đáng chú ý...

Bain Capital dự kiến hoàn tất rót 250 triệu USD vào Masan ngày 22/04

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Hồ sơ này liên quan...

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98