Vốn đầu tư Nhật Bản hướng sang M&A

14/03/2012 10:32
14-03-2012 10:32:47+07:00

Vốn đầu tư Nhật Bản hướng sang M&A

Bất động sản, thương mại, dịch vụ, công nghệ thông tin được xem là 4 điểm “hút” dòng vốn đầu tư gián tiếp từ Nhật Bản về Việt Nam trong thời gian gần đây. Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đầu tư, thay vì đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư Nhật Bản bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A).

Cuối năm 2011, một thương vụ đình đám được nhiều nhà đầu tư đề cập là việc Tama Global Investment Pte - thành viên của Tập đoàn Tama Home (Nhật Bản) đã khởi động tiến trình “chinh phục” thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Nhà đất Cotec (Cotecland), thành viên của Cotec Group để trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Trên lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin, sau thời gian rầm rộ đầu tư vào 7 doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2011 (là VNG, VMG, Vật giá, VGame, Baokim, CleverAds và Di Động Xanh) ngay những ngày đầu tháng 3/2012, Quỹ CyberAgent của Nhật đã công bố khoản đầu tư mới vào website thương mại điện tử Tiki.vn. Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện Quỹ đầu tư CyberAgent tại Việt Nam cho biết, Tiki là công ty thứ 3 trong lĩnh vực Internet & Mobile của Việt Nam được CyberAgent đầu tư trong vòng chỉ chưa đầy một tháng. CyberAgent chọn là do, Tiki có tiềm năng phát triển thành mạng thương mại điện tử B2C hàng đầu tại Việt Nam nhờ đạt mức tăng trưởng tốt từ khi thành lập.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Masata “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành Công ty Recof tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay, dòng đầu tư hướng tới lĩnh vực thương mại, dịch vụ”.

Cùng chia sẻ quan điểm này, ông Shinichiro Hori, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dream Incubator Việt Nam (chủ sở hữu Quỹ Đầu tư Công nghiệp DI châu Á  - DIAIF) nói: “Với nguồn vốn 70 triệu USD, chúng tôi xác định lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thực phẩm và đồ uống (F&B) và ngành chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, DIAIF đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) với việc nắm giữ 31,1% cổ phần của công ty này và Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood)”.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là, vì sao các nhà đầu tư lại chọn Việt Nam?

Ông Masata “Sam” Yoshida cho biết, quyết định đầu tư của Nhật Bản thường dựa vào các thông số quan trọng là thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định, tăng trưởng thu nhập đầu người và tính hấp dẫn của dự án.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản (AFIRE), Việt Nam được xếp thứ 4 trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là lý do nhiều nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam. Còn tại sao chọn phương án M&A, ông Masata “Sam” Yoshida cho rằng, khi thực hiện phương án mua lại một phần doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư. Chi phí đầu tư có thể giảm đến 20% trong bối cảnh hiện nay.

Ông Toshifuni Iwaguchi, Giám đốc điều hành Công ty Recof cho biết, trong thời gian tới, M&A giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam sẽ tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, do rào cản ngôn ngữ và việc lên kế hoạch đầu tư dự án cần nhiều thời gian, công sức, do vậy họ thực hiện các thương vụ M&A thông qua các công ty chuyên tư vấn về M&A như một giải pháp tối ưu để đầu tư vào Việt Nam.

Bảo Bắc

đầu tư





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...

Tại sao "đại gia" mía đường SBT tạm dừng phương án phát hành thêm 148 triệu cp?

SBT cho rằng thị thường chứng khoán không thuận lợi và để bảo đảm lợi ích của cổ đông, Công ty quyết định tạm dừng phương án phát hành hơn 148 triệu cp ra công...

"Ế" hơn 60% cổ phiếu ESOP dù giá phát hành bằng 1/25 thị giá, IDP quyết không phân phối tiếp

CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) "ế" tới hơn 700 ngàn cp ESOP (chiếm 61.5% tổng số cổ phiếu phát hành), mặc dù được chào bán với giá ưu đãi 10,000 đồng/cp - thấp hơn...

Chứng khoán BOS muốn phát hành riêng lẻ 50 triệu cp gấp gần 8 lần thị giá 

Năm 2024, CTCP Chứng khoán BOS (UPCoM: ART) kỳ vọng sớm được các cơ quan chức năng khôi phục lại giao dịch chiều mua. Đồng thời, đề xuất tăng vốn điều lệ thêm 500...

Chứng khoán KAFI sắp tăng vốn lên 2,500 tỷ đồng

Ngày 13/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của CTCP chứng khoán KAFI (KAFI).

Bloomberg: HDBank cân nhắc đợt phát hành cổ phiếu trị giá 500 triệu USD

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HOSE: HDB) đang cân nhắc huy động 500 triệu USD thông qua phát hành cổ phiếu mới, theo nguồn tin từ Bloomberg.

Chứng khoán IVS sắp chào bán hơn 69 triệu cp, 75% vốn huy động dùng cho vay ký quỹ

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) (HNX: IVS) vừa thông qua phương án chào bán 69.35 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo...

PGBank chính thức tăng vốn sau hơn thập kỷ “nằm im”

Ngày 08/03/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có phản hồi về báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98