Doanh nghiệp 'chết" la liệt do kẹt chính sách?

03/04/2012 06:33
03-04-2012 06:33:45+07:00

Doanh nghiệp 'chết" la liệt do kẹt chính sách?

Nếu chỉ điều chỉnh chính sách tiền tệ với "lãi suất cao" hay thắt chặt tín dụng tiền tệ thì rõ ràng không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết tận gốc căn bệnh "lạm phát cao" - mà ngược lại, đây rõ ràng là căn nguyên dẫn đến tình trạng này trong năm nay.

Một hiện tượng xã hội xuất hiện thường chưa phản ánh được hết, chưa lột tả được tổng thể bức tranh về bối cảnh xã hội đương đại. Nó có khi chỉ là "bề nổi của một tảng băng chìm".

Nếu các chính sách công về kinh tế - xã hội chỉ đơn thuần dựa vào các "bề nổi của tảng băng chìm" này, mà không thấy hết cả "một tảng băng khổng lồ" thì sẽ dẫn tới nhiều bất cập.

Vậy cái khó là làm sao phát hiện được đâu là "bề nổi của tảng băng", và đâu là "cả một tảng băng" hiện tượng kinh tế xã hội. Nói các khác, cần phải hiểu được đâu là nguyên nhân và cái gì là hệ quả.

Tác dụng phụ của thuốc trị "bệnh" lạm phát cao?

Trong những ngày đầu năm 2012, thông tin về tình hình doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn dẫn tới phá sản hàng loạt với hơn 79 ngàn doanh nghiệp đã phá sản thì chúng ta phải hiểu là đây chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", và có thể còn có hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác đang ngắc ngoải, thoi thóp chờ đăng ký tạm ngưng hoạt động hay phá sản.

Tại sao vậy? Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần, hoặc tới 95-99%, là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc "siêu nhỏ" so với quy mô thế giới (trên thế giới, doanh nghiệp có doanh số dưới 10 triệu USD được xem là nhỏ; dưới 100 triệu USD được xem là doanh nghiệp cỡ vừa; còn ở Việt Nam các doanh nghiệp có doanh số siêu nhỏ cỡ vài trăm triệu đồng hay vài tỉ đồng là phần nhiều), do đây phần nhiều là doanh nghiệp mới, có tính chất gia đình, bạn bè, có thâm niên dưới 3-5 năm, mà theo lý thuyết thì có tới hơn 70% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ra đời và chết đi trong vòng 3-5 năm trong điều kiện rất bình thường của nền kinh tế - xã hội.

Gặp thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội bất thường như hiện nay thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng dễ chết sớm hơn. Đây chính là "phần chìm của tảng băng khổng lồ" khi mà tâm lý của người Việt là vẫn còn sĩ diện khi phải tuyên bố doanh nghiệp mình phá sản. Con số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn phải cầm cự chưa muốn tuyên bố phá sản có thể lên tới hàng trăm ngàn doanh nghiệp.

Một trong những điểm bất thường lớn nhất của nền kinh tế ta hiện nay là "lạm phát cao" và "lãi suất cho vay rất cao" như suốt từ năm 2008 đến nay. Như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam đã trải qua 5 năm chịu đựng mức lãi suất vay ngân hàng cao khoảng 20%/năm - mà so sánh trên thế giới quả là một hiện tượng kinh tế xã hội rất đặc biệt (1).

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn vay ngắn hạn hay dài hạn từ năm 2008 đến nay đều có nguy cơ đình trệ hoặc phá sản. Đặc biệt là các doanh nghiệp có liên quan đến đầu tư bất động sản với tỉ lệ nợ vay ngân hàng rất lớn so với vốn tự có.

Thường thì doanh nghiệp bất động sản chỉ có khoảng dưới 10% tới 30% vốn đối ứng trên tổng nguồn vốn đầu tư, trong khi phải vay tới 70-90% phần còn lại để làm dự án. Chưa kể các doanh nghiệp chỉ được thành lập lập nhờ mối quan hệ thân hữu, nguồn vốn thực sự không có nhiều. Các doanh nghiệp có tham vọng lớn, có 1 làm 10, sử dụng đòn cân nợ lớn hơn rất nhiều lần so với nguồn vốn thực sự của cổ đông và doanh nghiệp thì nay, khi phải trải qua rất nhiều năm trả lãi vay ngân hàng cao hơn 20%/năm, bao nhiêu lợi nhuận thu được trước giờ phải trả lại hết thì đuối sức, lãi vay ăn cả vào vốn tự có, phải tuyên bố phá sản là chuyện đương nhiên và có thể nhìn thấy trước.

Các doanh nghiệp không kinh doanh bất động sản mà chỉ làm trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác mà chịu lãi vay cao hơn 20%/năm thì cũng khó khăn rất nhiều. Để bán được 1 đồng doanh số, doanh nghiệp phải có 1 đồng đang sản xuất, 1 đồng tồn kho, và 1 đồng cho khách hàng nợ trả chậm.

Do vậy, nếu không có ưu thế kinh doanh về sản phẩm dịch vụ đặc biệt nào, doanh nghiệp phải có 2-4 đồng vốn mới có được 1 đồng doanh số. Nếu doanh nghiệp chỉ có 1 đồng vốn tự có thì phải đi vay thêm hơn 1 tới 3 đồng từ ngân hàng, tức phần nợ vay chiếm tới 100% và lên tới hơn 300% so với vốn tự có của doanh nghiệp.

Trong tình hình lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE), đặc biệt là các DNVVN thường dưới 20%/năm, thì doanh nghiệp cầm chắc thua lỗ khi vòng quay vốn chậm lại, tình trạng nợ đọng, hàng tồn kho cao, thiếu nợ dây chuyền như hiện nay.

Vậy chính sách công đưa mức lãi suất ngân hàng cho vay doanh nghiệp lên trên 20%/năm và nhìn thấy trước là DNVVN sẽ gặp khó khăn, thua lỗ kéo dài, dẫn đến phá sản cầm chắc là do đâu? Và tại sao các nhà làm chính sách công lại ra một quyết sách mà có thể nhìn thấy trước được hệ quả như vậy trong một thời gian dài?

Thế kẹt của chính sách công

Câu trả lời của các nhà điều hành chính sách công thường là do phải kiềm chế "lạm phát cao"? Nhưng tại sao lại có "lạm phát cao"? Câu trả lời của các nhà kinh tế vĩ mô trên khắp thế giới thường là do "chi tiêu công" cao không hợp lý, bội chi ngân sách so với thực thể của một nền kinh tế quốc gia.

Lãi suất cao khiến nhiều DN gặp khó khăn về vốn

Do vậy, nếu chỉ điều chỉnh chính sách tiền tệ với "lãi suất cao" hay thắt chặt tín dụng tiền tệ thì rõ ràng không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết căn nguyên của căn bệnh "lạm phát cao". Ngược lại, đây rõ ràng là căn nguyên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó và phá sản tăng cao bất thường trong năm nay.

Một số ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, thường là các giảng viên đại học hoặc nhà điều hành ngân hàng, chủ ngân hàng, thường lại thiên về giải pháp thắt chặt tiền tệ. Vì những người này thường không trực tiếp sống và làm việc hay cảm nhận được nỗi thống khổ của doanh nghiệp do họ không trực tiếp làm doanh nghiệp hoặc có quyền lợi mâu thuẫn ngược lại (lãi suất cao thường có lợi cho người gửi tiền hơn là người vay tiền, hay doanh nghiệp vay tiền).

Thế kẹt của chính sách công hiện nay còn nằm ở chỗ mà nay chúng ta thường nghe nói là mâu thuẫn "lợi ích nhóm". Quốc gia nào cũng có các "nhóm lợi ích" có quyền lợi trái ngược nhau.

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm thì có khi các ngân hàng lại thu lợi lớn như báo cáo tài chính năm 2011 của một số ngân hàng lớn có lợi nhuận tăng lớn rất đột biến (các ngân hàng lớn có tiềm lực mạnh; còn các ngân hàng nhỏ thiếu tiềm lực nguồn vốn thì cũng gặp khó khăn như doanh nghiệp vì phải vay liên ngân hàng với lãi suất cao và cũng dẫn đến tình trạng ngập nợ, mất thanh khoản phải bị sát nhập hoặc phá sản).

Nếu một chính sách công vô tình hay hữu ý cổ vũ cho lợi ích của các tập đoàn tài chính ngân hàng thì phần thiệt thòi có khi thuộc về doanh nghiệp hay cá nhân người đi vay tiền từ ngân hàng. Đây cũng xem như là một sắc thuế đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp vay tiền. Dĩ nhiên, khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải phá sản hàng loạt thì sau đó tới lượt ngân hàng với nhiều nợ xấu sẽ phải lãnh đủ khó khăn ở pha tiếp theo (2).

Ví dụ khác là các chính sách công về thuế trong đó có thuế thu nhập cá nhân tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nếu các khoản thu ngân sách tại Việt Nam mỗi năm một tăng thêm thì việc giảm trừ cho đối tượng này đồng nghĩa với việc tăng thu ở nhóm đối tượng khác và ngược lại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất tăng thu thuế, phí bảo trì hay lưu thông của đối tượng là các loại phương tiện vận tải cá nhân (xe máy, xe ôtô, xe tải ..v.v...) thì vấn đề được đặt ra là số tiền thu tăng thêm này dùng để làm gì? Có kế hoạch sử dụng cụ thể nào, bao nhiêu và việc gì, mang lại lợi ích cụ thể cho đối tượng nào chưa? Nếu không sẽ tạo một tiền lệ nguy hiểm là Bộ ngành nào cũng có thể có quyền đề xuất thu thêm phí cho ngành mình mà thực chất là một sắc thuế mới đánh vào một đối tượng người dân nào đó nhằm phục vụ một lợi ích còn mơ hồ, hoặc chưa có kế hoạch rõ ràng, dẫn tới cơ hội tham nhũng trục lợi mới dựa vào nguồn thu mới này. Thử tưởng tượng là Bộ Giáo dục Đào tại muốn tăng thêm phí bảo trì  hay khấu hao cho nhà trường, Bộ Tài nguyên Môi trường tăng thêm phí bảo vệ môi trường, Bộ Văn hóa Thông tin muốn thêm tăng phí trả bản quyền và tác quyền, Bộ Công Thương muốn tăng một số phí trên hàng hóa dịch vụ như xăng, viễn thông, ..v..v. thì sẽ ra sao?

Các việc liên quan đến chính sách công có liên quan đến quốc kế dân sinh, thu chi ngân sách quốc gia là những việc quốc gia đại sự, cần có các nghiên cứu luận chứng khả thi, các tư vấn đánh giá độc lập để hiểu rõ căn nguyên vấn đề, cần thiết phải có các "trưng cầu dân ý" hay Quốc hội biểu quyết đồng tình thì mới nên làm.

Điều này giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo về một hiện tượng kinh tế xã hội đúng với bản chất của nó và giải pháp được đưa ra phần nào thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người dân khắp đất nước.

 Cảnh Thái

Diễn đàn kinh tế Việt Nam





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98