Dọn “mạng nhện” trong ngân hàng

25/04/2012 06:34
25-04-2012 06:34:47+07:00

Dọn “mạng nhện” trong ngân hàng

Sở hữu chồng chéo là một trong những nguyên nhân làm hệ thống ngân hàng trở nên yếu kém và thiếu minh bạch.

Trong hệ thống ngân hàng (NH) có hiện tượng góp vốn chồng chéo.

Ngân hàng trong ngân hàng

Một NH góp vốn vào nhiều NH khác, ví dụ như NH Á Châu (ACB) góp vốn vào NH Đại Á (DaiABank), Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), Kiên Long (KienLongBank); còn NH Ngoại Thương (Vietcombank) góp vốn vào NH Phương Đông (OCB), Eximbank (EIB); NH Công Thương (Vietinbank - CTG) góp vốn vào các NH Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), VietCapitalBank.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự góp vốn chồng chéo giữa các NH, ví dụ ACB góp vốn vào Eximbank và Eximbank lại đi đầu tư vào Sacombank (nắm 9,73% vốn). Theo báo cáo tài chính năm 2010 của Vietcombank thì NH này có vốn tại năm NH là Eximbank, SaigonBank, MB, VietCapitalBank, OCB, trong đó tỉ lệ sở hữu tại MB là cao nhất - 11%. Hiện Vietcombank đã thoái hết vốn tại VietCapitalBank và vẫn đang nắm giữ khoảng 5% vốn điều lệ của OCB. Hiện MaritimeBank cũng đang nắm giữ trên 20% vốn cổ phần của MeKongBank.

Giao dịch tại một ngân hàng. 

Trục lợi và thôn tính

Việc sở hữu chéo như trên đã giúp ngành NH sử dụng sức mạnh nội lực trong hệ thống, tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa là bài toán “thôn tính” và các hậu quả khác.

TS Vũ Thành Tự Anh (chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright) đưa ra ví dụ “ma trận”. Một NH A sở hữu một công ty bất động sản B, theo nguyên tắc, NH A không được phép cho các dự án của công ty B vay tiền. Thế nhưng NH A ủy thác đầu tư cho một quỹ đầu tư C. Quỹ C mang tiền đi đầu tư vào dự án bất động sản của công ty B! Vấn đề đáng nói là “sự lòng vòng” này không chỉ xảy ra với quy mô tương đối lớn mà còn không rõ ràng, không minh bạch và không có cơ chế điều tiết.

TS Vũ Viết Ngoạn, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng sở hữu chồng chéo là vấn đề lớn hiện nay trong lĩnh vực tài chính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hệ thống ngân hàng trở nên yếu kém và thiếu minh bạch. Trên thế giới việc sở hữu chéo tuy có nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ một chút chứ không quá nhiều.

Sở hữu vượt rào: Khó xử

Trước đây, dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng có cấm các NH sở hữu CP của nhau. Tuy nhiên, khi chính thức ban hành thì lại không cấm. Điều 55 của Luật cho phép tổ chức được sở hữu tối đa là 15%. Điều 129 của luật quy định một NH và các công ty con, công ty liên kết của NH đó không được góp vốn vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

NH vi phạm thì sao? Đã có một số văn bản khẳng định sẽ hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NH, sẽ kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu… Thế nhưng vẫn cho phép đến năm 2015 mới phải xử lý dứt điểm. Thậm chí việc xử lý các NH yếu kém và các trường hợp được chỉ định góp vốn vượt giới hạn còn được “rê” đến năm 2020.

Kế hoạch xử lý thì vậy nhưng không phải dễ thực hiện vì sự chồng chéo quá phức tạp. TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng các quan hệ sở hữu chằng chịt này như một mạng nhện. Cắt bất kỳ một nút nào trong cái mạng nhện đấy thì nó sẽ tác động lan tỏa, liên đới đến tất cả phần còn lại.

Phải chế tài mạnh

Phần lớn công ty trên sàn hiện còn nhiều yếu kém, báo cáo tài chính rất đáng nghi ngờ, sở hữu chồng chéo, sự minh bạch không được tôn trọng.

Việc sở hữu chồng chéo tạo nên những mâu thuẫn, lợi ích giữa công ty và các cổ đông nắm quyền. Ở Mỹ, mọi sở hữu chủ trên 5% cổ phiếu phải minh bạch báo cáo. Tại các ngân hàng, ngoài việc minh bạch còn phải có sự cho phép của các cơ quan kiểm soát.

Ở Việt Nam cũng phải quản lý tương tự như vậy. Vấn đề chính là việc phải thực thi luật định và biện pháp chế tài phải rất mạnh.

TS ALAN PHAN , Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải

Xử hình sự nếu cần

Hiện nay chúng ta cũng có luật, tuy nhiên phải tăng cường, bổ sung, ban hành thêm các quy định pháp lý cũng như hướng dẫn cụ thể các văn bản này. Thứ hai là phải tăng cường thanh tra giám sát kỹ lưỡng hơn nữa. Thứ ba, khi phát hiện thì phải có chế tài cụ thể và đủ mạnh. Tùy từng trường hợp mà xử lý, nếu vi phạm nặng thì có thể xử hình sự.

TS VŨ VIẾT NGOẠN , Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

LAM PHƯƠNG - YÊN TRANG

Pháp luật TPHCM





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ mất 11,9 tỷ ở Vietcombank: VCB kháng cáo, VKS kháng nghị việc bồi thường 700 triệu

Viện Kiểm sát nhân dân TP. Từ Sơn cho rằng chưa đủ căn cứ để xác định Vietcombank có lỗi trong việc khách hàng bị mất số tiền 11,9 tỷ đồng trong tài khoản, để buộc...

Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB

Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho phép các ngân...

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98