Sẽ không có gói cứu trợ doanh nghiệp toàn diện như 2009

19/04/2012 21:55
19-04-2012 21:55:53+07:00

Sẽ không có gói cứu trợ doanh nghiệp toàn diện như 2009

Dù không có gói cứu trợ toàn diện như năm 2009 nhưng Chính phủ cũng đang có những chính sách để doanh nghiệp không bị “ngất” trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nỗ lực để tạo rủi ro thành cơ hội.

TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay ở mức 6% sẽ không đạt, còn kiềm chế lạm phát dưới 10% thì có thể đạt được. - Hình: SGTT

Không có gói cứu trợ toàn diện như 2009

Nhìn nhận về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương cho rằng, nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ, đình đốn. Điều này thể hiện rất rõ khi trong quý 1, nhập khẩu xăng dầu giảm và tình trạng thừa điện diễn ra, đồng thời sức mua giảm liên tục trong 7 tháng qua, khiến hàng tồn kho tăng liên tục. Đây có thể là thời điểm đáy của sản xuất kinh doanh trong năm 2012.

Với tình hình này, ông cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay ở mức 6% sẽ không đạt, còn kiềm chế lạm phát dưới 10% thì có thể đạt được.

Cũng tại Diễn đàn kinh doanh thường niên lần thứ 3 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức sáng 19/04, TS Thành cho biết, trong tuần qua đã có 3 cuộc họp ở cấp Chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất, giảm thuế cho doanh nghiệp. Thứ hai, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA. Đồng thời, xem xét bỏ trần lãi suất, giảm lãi suất. Dự kiến trong tháng 5 sẽ xử lý xong 9 ngân hàng đang bị Ngân hàng nhà nước giám sát. Khi đó, trần lãi suất có thể được xóa bỏ. Ngoài ra, có thể khoanh nợ, cơ cấu nợ, tạo dựng quỹ ngân sách để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện cơ quan quản lý cũng đang xem xét mở room cho nhà đầu tư nước ngoài trên mức 49%.

Như vậy, “chắc chắn sẽ không có một gói giải cứu cho doanh nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và đầy đủ bởi nguồn lực của Chính phủ không như năm 2009” – TS Thành cho biết.

Cùng nhận định với TS Thành, ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ: “Chưa bao giờ thị trường vốn khó khăn, méo mó và phức tạp như bây giờ bởi ba tác động kinh tế như lạm phát cao 2008, giảm phát 2009 và bây giờ thiểu phát cao".

Năm 2011-2012, Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… và đã thành công khi kiềm chế lạm phát và chắc chắc đạt được mục tiêu 8-9%. Tuy  nhiên do tập trung cao vào lạm phát nên chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh, dẫn đến hệ lụy mới là thanh khoản ngân hàng, thanh khoản doanh nghiệp và toàn thị trường thiếu hụt trầm trọng, các loại chi phí tăng lên, tồn kho tăng mạnh, số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể “ngất”. Như vậy cần nhìn nhận việc kiềm chế lạm phát có quá đà không, hay phản ứng phụ nên phải chấp nhận và giải quyết.

Như vậy, vấn đề này cần giải quyết thế nào? Theo ông, nếu sang năm lạm phát được kéo về 9% thì vẫn còn gấp 3 lần thế giới. Còn nếu để tăng trưởng dưới 5% thì vấn đề xã hội lớn nhất là việc làm.

Chính phủ cũng cần khắc phục, giải quyết nút thắt nền kinh tế đồng bộ, triệt để cụ thể là:

- Chống lạm phát để giảm lãi suất, giải quyết tồn kho cho doanh nghiệp. Lãi suất tiền vay đưa về 13-14%, bỏ lãi suất trần huy động và cho vay, cố gắng giữ tỷ giá như hiện nay.

- Tiến hành miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp có điều kiện đầu tư (bên cạnh việc vẫn tiếp tục giãn, hoãn thuế).

- Giảm phí, điều chỉnh giá đầu vào cho doanh nghiệp, như thế doanh nghiệp mới có thể giảm tồn kho tạo nên sức mua…

- Đi vào vấn đề cốt lõi là thị trường bất động sản, chứng khoán, hàng tiêu dùng. Cho xì bong bóng tài chính theo đúng ý đồ.

“Dò đá qua sông” và kèm cây vợt

Trong bối cảnh đó, theo ông Lý Xuân Hải – Tổng Giám đốc ACB, bức tranh kinh tế đang u ám, nhưng doanh nghiệp phải biết chiến thắng sự sợ hãi. “Dò đá qua sông” và kèm cái vợt để dành lấy nhiều cơ hội.

Ông Hải cũng chia sẻ thêm, theo khảo sát, 30-35% doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn khi tiếp cận ngân hàng, 35% gặp khó khăn, 30% không thể tiếp cận nguồn vốn.

Trong đó, lý do doanh nghiệp không tiếp cận được vốn là thủ tục rườm rà, tài sản thế chấp không đủ, không chứng minh được thu nhập, lãi suất cao, không có khả năng tạo thu nhập trả nợ, tâm lý không tự tin vào tương lai nên không muốn mở rộng kinh doanh…

Như vậy, yếu tố lãi suất không phải là trọng yếu mà là thủ tục, tài sản đảm bảo và dòng tiền thu nhập là rào cản lớn đối với doanh nghiệp.

Ông cho rằng, doanh nghiệp thiếu sự minh bạch về thông tin tài chính cũng như trong các thông tin khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không khoa học về quản lý tài chính. Doanh nghiệp cũng không thẳng thắn nói ra những điểm yếu trong kinh doanh mà chủ yếu nói về điểm mạnh, đôi khi thổi phồng năng lực tài chính. Đồng thời không có định hướng và năng lực xây dựng các chương trình kinh doanh dài hạn. Sự uyển chuyển trong kinh doanh bị lẫn lộn với thiếu ngành nghề cốt lõi và tính cơ hội trong đầu tư. Doanh nghiệp cũng thiếu kỷ luật trong cam kết tài chính và tùy tiện trong quản lý dòng tiền.

Theo TS Thành, doanh nghiệp phải bươn chải và trưởng thành. Nghĩa là phải thay đổi cách nhìn, có ý tưởng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thân thiện với xã hội. Bởi lòng tin của người tiêu dùng rất quan trọng với doanh nghiệp để từ đó có thể dễ dàng huy động vốn. Ngoài ra, nếu muốn cạnh tranh, doanh nghiệp phải giữ lấy ý tưởng, thông tin và người lao động. Phải có sự kết nối, chia sẻ và chuỗi giá trị thì sẽ gia tăng sức mạnh.

Hiện doanh nghiệp đang thờ ơ với công cụ phòng chống rủi ro, vì thế cần giảm tính bất định và tăng tính xác định.

Cuối cùng là doanh nghiệp phải hiểu bong bóng tài chính, phải biết sống với nợ nần và phải chứng minh có khả năng trả nợ.

Còn theo ông Kiêm, doanh nghiệp phải dự báo, quan sát được tình hình để xác định chiến lược kinh doanh, khắc phục những yếu điểm và phát huy thế mạnh kinh doanh… tranh thủ chớp thời cơ, ý thức hoạt động cộng đồng để tạo hiệu ứng đối với xã hội và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý phải hợp tác với doanh nghiệp để cùng “chạy”, tức tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường, điều kiện tốt để phát huy sản xuất.

Thanh Nụ (Vietstock)

Finfonet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98