Ngân hàng dồn tiền mua trái phiếu

30/05/2012 06:19
30-05-2012 06:19:51+07:00

Ngân hàng dồn tiền mua trái phiếu

Khi tín dụng tăng trưởng ì ạch, thậm chí là âm, các ngân hàng đã chuyển hướng đẩy mạnh "ôm" trái phiếu để giải quyết khâu tắc nghẽn do ứ đọng thanh khoản.

Trái ngược với tình cảnh ế ẩm của trái phiếu chính phủ vào những tháng cuối năm ngoái, các đợt huy động gần đây gần như đều "cháy hàng" và lãi suất trúng thầu khá thấp. Mới đây nhất, ngày 25/5, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) gọi thầu thành công 3.100 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 và 5 năm với lãi suất trúng thầu đều chỉ dưới 10% một năm, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Trong cả 3 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ vào tháng 5 của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất trúng thầu cao nhất cũng chỉ 10,15% một năm. Tại phiên gần đây nhất (ngày 21/5), 2.000 tỷ đồng trái phiếu được bán hết với "giá" 8,9% một năm. Từ cuối năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu với các kỳ hạn ngắn. Lãi suất tín phiếu các kỳ hạn ngắn trong đợt phát hành ngày 23/5 thấp nhất là 4,5% và cao nhất chỉ 8% một năm.

Khi tín dụng khó tăng trưởng, các ngân hàng đổ tiền vào mua trái phiếu để tránh rủi ro.

Một chuyên gia đầu tư trái phiếu cho biết cơ cấu thành phần tham gia đấu thầu trong các phiên gần đây chủ yếu là ngân hàng, các đối tượng khác như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm gần như không đáng kể. Số liệu thống kê đến tháng 3/2012 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng cho biết, các ngân hàng đang nắm trên 86% lượng trái phiếu Chính phủ.

Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa qua cho biết thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ngày càng tốt lên. Tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tăng 5,42%. Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngân hàng, thực chất các nhà băng đang ứ đọng vốn.

"Tiền gửi của người dân vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng lại âm đủ thấy ngân hàng đang tắc đầu ra như thế nào. Không cho vay được khu vực tư nhân nên họ chuyển sang cho Nhà nước vay bằng cách mua trái phiếu", vị này bình luận.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB thừa nhận, ngân hàng đổ vốn mua trái phiếu vì đang dư tiền. Theo ông, mua trái phiếu Chính phủ cũng là cách để các ngân hàng xử lý tình trạng thanh khoản dư thừa, vừa được hưởng lãi, lại vừa có thể chuyển thành tiền để thanh toán khi cần.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần phân tích, mua trái phiếu Chính phủ, nhà băng nhiều lúc phải chịu lỗ. Hiện, lãi suất trái phiếu là 9,5% trong khi lãi huy động từ dân cư là 11%. Tính trên danh nghĩa, ngân hàng khi đem tiền huy động dân cư đi mua trái phiếu Chính phủ sẽ phải chịu lỗ 1,5%.

Tuy nhiên, về lâu dài, đây lại là lựa chọn an toàn hơn cả bởi rủi ro thanh khoản của trái phiếu Chính phủ bao giờ cũng thấp hơn so với đem cho vay tín dụng. "Nếu cho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng phải chịu rủi ro cao hơn khi họ không trả được nợ. Trong khi đó, với trái phiếu Chính phủ lại an toàn hơn rất nhiều", ông nói. Mặt khác, khi chính sách tiền tệ được nới lỏng, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất tái chiết khấu nên về lâu về dài, đầu tư trái phiếu Chính phủ sẽ lãi.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Chuyên gia kinh tế Chương trình giảng dạy Fullbright) cho rằng, kênh trái phiếu vừa an toàn lại có lợi cho ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. "So với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát hiện nay ước chỉ 8,3%. Nếu mua trái phiếu lãi suất khoảng 10-12%, các ngân hàng vẫn có lời và an toàn bởi khi cần có thể tham gia vào thị trường OMO để giải quyết thanh khoản", ông nói.

Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước thì hóm hỉnh ví von, việc ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ và các loại giấy tờ có giá cũng giống như người điều khiển phương đi đến một ngã tư đường nhưng bị tắc. Khi đó, họ sẽ phải tìm cách chọn con đường tốt và thông thoáng nhất để đi. "Hiện lãi suất liên ngân hàng thấp, dân cư khó cho vay. Do đó, tuy lãi suất giấy tờ có giá không bằng lãi cho vay, nhưng so với liên ngân hàng lại đang cao hơn", lãnh đạo này nói.

Tuy nhiên, nếu không đứng trên góc độ lợi ích của ngân hàng thương mại, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng việc Chính phủ đẩy mạnh phát hành trái phiếu như hiện nay lại không có lợi cho nền kinh tế . "Khi Chính phủ tạo ra một kênh thanh khoản an toàn với lãi suất khá cao cho ngân hàng thương mại thì họ không có nhiều động cơ hay chịu sự thúc ép phải cho vay khu vực tư nhân (dân cư, doanh nghiệp). Như vậy nợ công (trái phiếu do Chính phủ phát hành) đang chèn lấn nợ của khu vực tư nhân", chuyên gia này phân tích. Hậu quả là, các doanh nghiệp lại khó tiếp cận vốn hoặc nếu vay được thì cũng phải chịu lãi suất cao.

Bà Dương Thu Hương, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, ngân hàng mua trái phiếu là bình thường. Theo bà, đây cũng là cách gián tiếp đầu tư vào nền kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng số vốn này để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... Thông qua đó, các doanh nghiệp liên quan như sắt thép, xi măng cũng được giải quyết hàng tồn kho.

Tuệ Minh - Thanh Lan

vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, KBNN đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ

Tính đến hết tháng 3/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội, đạt 20.06%...

Đức Long Gia Lai tiếp tục “khất” lãi trái phiếu

Trong năm 2023, Đức Long Gia Lai đã thanh toán số tiền gốc 45.5 tỷ đồng của lô trái phiếu mã 30122017-01, tuy nhiên vẫn còn nợ 72 tỷ đồng. Ngoài ra, số lãi phải trả...

Bộ đôi cao su Cường Thịnh - An Thịnh chi ngàn tỷ mua trước hạn trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Hai công ty cao su là Cường Thịnh và An Thịnh dù kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, nhưng lại mạnh tay chi gần 1.2 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn trái phiếu. Trước...

Chủ dự án "đất vàng" 87 Cống Quỳnh chi gần 2.2 ngàn tỷ mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) vừa chi hơn 2,175 tỷ đồng để mua lại một phần lô trái phiếu GHICB2124001. Đây cũng chính là lô trái phiếu Công ty đã...

Bất động sản S-homes chi hơn 235 tỷ đồng mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes vừa chi gần 235.3 tỷ đồng để mua lại một phần gốc của lô trái phiếu SSHCH2123001. Đây chính là lô trái phiếu mà Công ty...

2,500 tỷ đồng trái phiếu chảy về Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng thông báo kết quả chào bán hai lô trái phiếu tổng trị giá 2,500 tỷ đồng.

Hưng Thịnh Phát huy động 2,888 tỷ đồng trái phiếu

Hưng Thịnh Phát huy động thành công 2,888 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 12/03/2024.

Một doanh nghiệp dùng tiền vay để thanh toán trước trái phiếu?

Không loại trừ khả năng doanh nghiệp này tìm vốn từ nhà băng để có nguồn tài chính thanh toán trái phiếu.

Một công ty chi 2 ngàn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn 

Sau nhiều lần khất nợ lãi trái phiếu, doanh nghiệp này đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 2,000 tỷ đồng. Công ty hiện còn lưu hành 2 lô trái phiếu với tổng...

Chủ đầu tư dự án Angel Island 20 ngàn tỷ mua lại hơn ngàn tỷ trái phiếu trước hạn

Chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Nhơn Phước (tên thương mại Angel Island) 20 ngàn tỷ, mới đây đã mua lại toàn bộ 1,060 tỷ đồng trái phiếu, trước hạn đến hai năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98