Nữ đại biểu: Sao bắt chúng tôi nghỉ hưu sớm thế?

23/05/2012 22:51
23-05-2012 22:51:53+07:00

Nữ đại biểu: Sao bắt chúng tôi nghỉ hưu sớm thế?

Trong khi đa số đại biểu cho rằng, quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động như trong dự luật là hợp lý thì một số đại biểu nữ cho rằng, điều đó không bình đẳng.

Tại buổi thảo luận về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi ngày 23/5, có 3 nội dung được các đại biểu quan tâm là tuổi nghỉ hưu, thời gian làm thêm và thời gian nghỉ thai sản của người lao động.

Theo báo cáo tiếp thu, giải trình của và chỉnh lý của Bộ luật Lao động sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất giữ nguyên tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi, trên cơ sở đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, theo một số nữ đại biểu Quốc hội, việc quy định hai mức tuổi nghỉ hưu như vậy vô tình vi phạm pháp luật về bình đẵng giới, gây thiệt thòi cho nữ lao động.

Theo đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), nếu thực hiện theo dự luật, tức là nam về hưu ở tuổi 60, nữ về hưu ở tuổi 55 thì chúng các cơ quan làm luật cũng cần phải sửa đổi một số quy định hiện hành đang gây bất bình đẳng rất lớn đối với chị em phụ nữ.

Cụ thể, theo đại biểu Minh, thực tế hiện nay có những cơ quan khi tuyển dụng, đào tạo,quy hoạch cán bộ thì vẫn có những văn bản quy định nữ kém nam 5 tuổi, trong khi cả nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học như nhau. Hơn nữa, nữ còn hơn 10 năm thực hiện thiên chức của phụ nữ là chăm sóc và nuôi con nhỏ.

Nhưng khi các cơ quan bổ nhiệm, chuyển đổi, quy hoạch cán bộ thì lại quy định nam không quá 45 và nữ không quá 40. Như vậy là mất cơ hội của chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, đại biểu Minh cũng cho rằng có sự bất bình đẳng trong hệ số lương khi nữ về hưu trước 5 tuổi. Bởi, hiện luật định 3 năm tăng một bậc lương cho người lao động, thì cơ hội với những năm cuối của chị em phụ nữ là cơ bản không được hưởng 2, 3 bậc cuối.

Theo đại biểu, nếu giữ tuổi về hưu của nữ là 55 thì cần quy định để nam 3 năm lên một bậc lương và nữ 2,5 năm tăng một bậc lương, như vậy để đến khi cùng về hưu là nữ 55 và nam 60 thì có thể đảm bảo được bình đẳng.

“Tôi nghĩ, nếu vì lý do quỹ bảo hiểm thì chúng ta có thể chọn tuổi nghỉ hưu bằng nhau của nam và nữ là 57, 58 và vẫn có ưu tiên cho các đối tượng lao động nặng nhọc và các đối tượng người ta có nhu cầu về hưu sớm làm trong những điều kiện độc hại... Tôi nghĩ rằng về lâu dài chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn về ý kiến này”, đại biểu Minh nói.

Dù ủng hộ tuổi nghỉ hưu của người lao động như dự thảo luât, song theo đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, việc quy định “tuổi nghỉ hưu” như dự luật là không được chính xác. Bởi, trên thực tế, một người lao động để được nghỉ hưu phải có 2 điều kiện là tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, trong đó điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội quan trọng hơn rất nhiều.

Do vậy, việc quy định nữ đủ 55 tuổi và nam đủ 60 tuổi mà không đủ thời gian đóng bảo hiểm thì cũng không thể được hưởng chế độ hưu trí, cho nên nếu luật chỉ nói tuổi là chưa đầy đủ. Đại biểu kiến nghị nên đổi thuật ngữ “tuổi nghỉ hưu” thành “điều kiện nghỉ hưu”.

Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) tỏ ra không hài lòng với quy định tuổi nghỉ hưu của dự luật. Theo đại biểu, vấn đề lao động là nhu cầu của tất cả mọi người, quyền được lao động cũng là quyền của mọi người, nó phải bình đẳng như nhau, tức là trong luật phải đặt vấn đề mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, trừ những trường hợp các vùng lao động độc hại, nặng nhọc, vũ trang.

Đại biểu An cho rằng, nếu có chữ "ưu tiên cho nữ" thì chỉ cần ưu tiên trong những vùng cần thiết cho nghỉ sớm và cho cộng tuổi bảo hiểm.

“Hiện đội ngũ lao động nữ cũng rất lớn, đào tạo được một người nam cũng như nữ rất khó khăn và rất tốn kém. Để những người phụ nữ đạt được trình độ quản lý, lãnh đạo, khoa học, kỹ thuật, bác sĩ, dược sĩ, công nhân lành nghề rất khó khăn, đến bây giờ các đồng chí để cho nghỉ tuổi như thế là rất lãng phí”, đại biểu An nói.

Đại biểu này cũng viện dẫn, hiện Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết rằng tuổi thọ của nữ cao hơn nam, còn nếu ai đó bị bệnh tật do tuổi cao thì sẽ không chỉ nữ giới mới bị.

Đặc biệt, theo đại biểu, do hiện nay nữ giới trước khi về hưu ở 55 tuổi vẫn chưa được hưởng lương ở bậc cao nhất, nên sau khi về hưu, hầu hết vẫn phải đi làm thêm để cải thiện thu nhập, lo cho gia đình, hỗ trợ con cái. Tức là họ vẫn không nghỉ hưu thực sự, trong khi đối với các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, họ là “vàng ròng” vì đã có nhiều kinh nghiệm, mất bao nhiêu công sức, tiền của đào tạo.

“Tôi xin nói thật, mọi so sánh đều rất khập khiễng, ví dụ người vùng xuôi hằng ngày ăn cơm tẻ, bây giờ mặc dù gạo nếp rất đắt và ngon hơn nhưng bắt chúng tôi ăn suốt ngày suốt năm như  một sự ưu tiên, nhưng ưu tiên khổ sở cho nên tôi mong rằng các đồng chí nên xem lại như thế nào. Các đồng chí luôn ca ngợi chúng tôi trong ngày 8/3, ngày 20/10, nhưng thực tế hàng ngày lại không như vậy, cho nên tôi rất mong các đồng chí cố gắng làm việc này”, đại biểu An nói.

Phản biện lại những quan điểm trên, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng, không nên quy định nam, nữ nghỉ hưu bằng nhau. Nữ nghỉ hưu trước không có nghĩa là không bình đẳng mà đó là sự bình đẳng.

Theo đại biểu Lâm, đối với phụ nữ, ngoài việc lo công việc của xã hội, công tác việc làm như nam còn phải lo công việc gia đình với thiên chức của người phụ nữ.

“Tôi có tìm hiểu, gặp gỡ nhiều lao động nữ, họ đều có mong muốn được nghỉ hưu sớm hơn để có điều kiện chăm lo công việc gia đình”, đại biểu Lâm nói.

Theo một số đại biểu nam khác, việc nữ giới muốn nghỉ hưu muộn chỉ xảy ra ở khối cơ quan Nhà nước, còn ở các doanh nghiệp nước ngoài, các thành phần kinh tế khác và đặc biệt người lao động, lao động phổ thông, không ít người vẫn có nguyện vọng nghỉ hưu sớm.

Với hai nội dung quan trọng còn lại của dự luật là thời gian nghỉ thai sản và giờ làm thêm, hầu hết các đại biểu đều nhất trí với dự thảo là nâng thời gian nghỉ thai sản của nữ lao động từ 4 lên 6 tháng và thời gian làm thêm không quá 200 giờ/năm.

Nguyên Trang

TBKTVN



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98