Thông qua phương án xử lý 9 ngân hàng ngay tháng 6

08/06/2012 18:01
08-06-2012 18:01:55+07:00

Thông qua phương án xử lý 9 ngân hàng ngay tháng 6

Thông tin này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về đề án tái cấu trúc nền kinh tế chiều 8/6.

Là bộ trưởng đầu tiên tham gia phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội hôm nay (8/6), Thống đốc Bình tập trung chia sẻ thông tin của ngành mình, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Ông dành ít phút mở đầu bài phát biểu để kể lại quá trình hình thành đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, như muốn khoe khéo ngành ngân hàng đã đi tiên phong, trình đề án từ tháng 2, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 3 có nghị quyết về vấn đề tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Sau khi trình xin ý kiến Bộ Chính trị, đề án được Thủ tướng thông qua ngay đầu tháng 3, trong đó nêu rõ thế mạnh cũng như các tồn tại mà hệ thống ngân hàng cần khắc phục, phân nhóm ngân hàng dựa trên năng lực tài chính, mục tiêu và phương châm tái cơ cấu. Đề án này dành riêng một phần quan trọng cho nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, với mục tiêu đảm bảo vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng.

Ý tưởng đầu tiên về tái cấu trúc ngân hàng được Thống đốc Bình chia sẻ với các đại biểu Quốc hội từ kỳ họp cuối năm ngoái. Khi đó, ông cho biết có 8 ngân hàng quy mô nhỏ và hoạt động chưa lành mạnh, buộc phải tái cơ cấu, chiếm 5% toàn hệ thống. Ít thời gian sau phiên họp này, Thống đốc cũng công khai lộ trình tái cơ cấu, với mục tiêu hoàn tất những bước xử lý đầu tiên với 8 ngân hàng này ngay trong quý I/2012.

Trên thực tế, ngoài 3 ngân hàng đã hợp nhất cuối năm ngoái, và một số đơn vị tự nguyện xin hợp nhất, sáp nhập với nhau, Ngân hàng Nhà nước chưa công bố xử lý thêm trường hợp nào.

Trao đổi tại hội trường chiều nay, ông Bình cho biết các ngân hàng cần tái cấu trúc được phân thành 2 nhóm, nhóm cần xử lý trong ngắn hạn và trong trung - dài hạn. Nhóm cần xử lý trong ngắn hạn cũng được phân thành 2, một là phải tái cấu trúc do tài chính yếu kém và hai là các ngân hàng muốn tự nguyện hợp nhất, sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động.

Với nhóm yếu kém cần xử lý ngay, Thống đốc Bình cho biết có 9 ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất thanh tra toàn diện cả 9 ngân hàng, mời kiểm toán độc lập vào cuộc, tạo tiền đề cho những bước xử lý tiếp theo.

"Phương án xử lý 9 ngân hàng đã có. Tuần qua, thường trực Chính phủ đã thông qua phương án xử lý 2 trong số này. Ngân hàng Nhà nước đang xúc tiến các công việc nhằm đảm bảo cả 9 đề án sẽ được thông qua trong tháng 6", người đứng đầu ngành ngân hàng cam kết.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích 9 ngân hàng này tự xây dựng phương án cho riêng mình, chừng nào họ không thể tự xử lý thì Ngân hàng Nhà nước mới vào cuộc và đưa ra giải pháp. Ông Bình cho biết, thực tế cả 9 ngân hàng đều đã có phương án cho mình, một là mời nhà đầu tư mới hoặc hai là tìm đối tác trong hệ thống để kịp thời hợp nhất, sáp nhập.

Nhiều đại biểu Quốc hội hôm nay đề nghị Chính phủ rạch ròi chi phí dành cho tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế cũng như từng lĩnh vực. Đồng tình với quan điểm này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết trong điều kiện Việt Nam còn nghèo, chi phí tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ trông chờ vào Nhà nước.

3 nguồn lực được ngành ngân hàng kỳ vọng, đó là kêu gọi mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài và cuối cùng mới là can thiệp của Nhà nước.

"Thời gian qua có nhiều đơn vị trong nước sẵn sàng tham gia tái cấu trúc hệ thống tín dụng. Họ chấp nhận tổn thất trước mắt và có kế hoạch vực dậy tổ chức tín dụng để thu lợi nhuận trong tương lai", Thống đốc Bình cho biết.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước để tham gia vào quá trình sắp xếp lại hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương ưu tiên nội lực, khi nào các đối tác nội không thể tham gia mới mời gọi nước ngoài.

Với phương án Nhà nước can thiệp, Thống đốc Bình cho biết có thể có 2 cách làm, một là Ngân hàng Nhà nước mua cổ phần để tham gia khôi phục các ngân hàng yếu kém sau đó giao, bán để thu hồi vốn; hai là lập công ty mua bán nợ.

"Vốn nhà nước nếu tham gia cũng chỉ mang tính đòn bẩy, xử lý trong ngắn hạn. Còn trong trung dài hạn cần phải phát huy các nguồn lực khác", ông nói thêm.

Hướng về nông nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, theo Thống đốc. Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được đưa ra khỏi danh sách buộc phải cổ phần hóa, mà chỉ tái cơ cấu để trở thành trụ cột về tài chính cho nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra quy định dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank không được thấp hơn 80% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng này. Tỷ lệ bắt buộc với các ngân hàng thương mại vốn nhà nước khác là 20%, nếu không có khả năng cho vay nông nghiệp nông thôn, các ngân hàng phải chuyển số vốn tương ứng sang để nhờ Agribank thực hiện giúp.

Song Linh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98