Giải cứu nợ xấu: Những bài học từ TARP của Mỹ

16/07/2012 13:41
16-07-2012 13:41:21+07:00

Giải cứu nợ xấu: Những bài học từ TARP của Mỹ

Chương trình Giải cứu Tài sản xấu (TARP) trên thực tế bao gồm nhiều chương trình khác nhau như hỗ trợ ngân hàng, thị trường tín dụng, bất động sản, ngành công nghiệp ô tô…

Phần 1: TARP – Quy mô, phạm vi và thực hiện

Phản ứng lại cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ đỉnh điểm vào năm 2008, Quốc hội, Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Bộ Tài chính, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã độc lập và cùng với các cơ quan khác thực hiện một loạt giải pháp để ổn định lại thị trường tài chính, và một trong những trọng tâm là Chương trình Giải cứu Tài sản xấu (TARP, Troubled Asset Relief Program) kéo dài trong hai năm đến ngày 03/10/2010.

TARP ra đời dựa trên đạo luật “Ổn định khẩn cấp nền kinh tế” (Emergency Economic Stabilization Act – EESA) vào tháng 10/2008. Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính Mỹ sử dụng tối đa 700 tỷ USD từ ngân sách liên bang để mua hoặc bảo hiểm những tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao của các tổ chức tài chính trong nước.

Sau đó, Đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật cải cách Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng) ra đời ngày 21/07/2010 đã hạn chế hoạt động của TARP và giảm số tiền tổng thể xuống còn 475 tỷ USD.

Ý tưởng và thực hiện trên thực tế

Ý tưởng chính ban đầu của chương trình TARP là mua lại các tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại (mortgage-related toxic assets) để làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính, giúp giảm bớt bất ổn và quan ngại đang lan rộng trên thị trường.

Ngay khi ra đời, chương trình này đã gặp phải sự phản đối đầu tiên bởi định nghĩa tài sản xấu/tổn hại hay tổ chức tài chính là quá rộng lớn và mơ hồ.

Trên thực tế, TARP đã được triển khai dưới một loạt các chương trình khác chứ không chỉ dừng lại đơn thuần ở khái niệm mua lại những tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại. Những chương trình này có thể được phân loại vào bốn chương trình lớn, bao gồm: hỗ trợ ngân hàng, thị trường tín dụng, bất động sản và các chương trình khác như trong bảng dưới đây.


Hỗ trợ ngân hàng (Bank Support Programs)

• Capital Purchase Program (CPP): Chương này không mua các chứng khoán phái sinh dựa trên khoản thế chấp (MBS, Mortgage Backed Securities) mà là mua cổ phần ưu đãi ở các ngân hàng. Mục đích là cấp vốn cho các ngân hàng để vượt qua ảnh hưởng tiêu cực từ các tài sản xấu, và các tài sản này vẫn còn nguyên trên bảng cân đối kế toán. Số dư giải ngân đến giữa tháng 5/2012 là 11.6 tỷ USD, hiện chương trình đã đóng.

• Targeted Investment Program (TIP): Mua cổ phần ưu đãi đặc biệt ở ngân hàng Citigroup và Bank of America. Chương trình này đã đóng và đã hoàn trả lại số tiền giải cứu.

• Asset Guarantee Program (AGP): Chương trình hỗ trợ đặc biệt cho Citigroup và Bank of America. Đã hủy và không giải ngân.

• Community Development Capital Initiative (CDCI): Mua cổ phiếu (ưu đãi) với cổ tức thấp ở các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhỏ, nhằm tăng mức độ tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp này. Chương trình hiện đã đóng với số dư giải ngân chỉ 0.57 tỷ USD.

Thị trường tín dụng (Credit Market Programs)

• Public-Private Investment Program (PPIP): Cung cấp tín dụng và đảm bảo cho các nhà đầu tư tư nhân mua chứng khoán có liên quan đến thế chấp (mortgage-related securities) của các ngân hàng. Chương trình hiện vẫn đang thực hiện, số dư giải ngân 18 tỷ USD, trong tổng số tối đa 21.9 tỷ USD.

• Term Asset-Backed Securities Loan Facility (TALF): Chương trình do Fed điều hành để hỗ trợ thị trường chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản đảm bảo (ABS, Asset Backed Securities). Số dư giải ngân 0.1 tỷ USD trong tổng số ngân sách 4.2 tỷ USD. Dự báo sẽ không giải ngân thêm.

• Section 7(a) Securities Purchase Program: Mua các chứng khoán do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ bảo đảm để tăng mức độ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ. Số dư giải ngân bằng không và chương trình hiện đã đóng.

Các chương trình khác (Other Programs)

• Trợ giúp AIG (Systemically Significant Failing Institution Program): Mua cổ phần ưu đãi tại AIG do là một định chế “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail), mức tối đa có lúc nắm đến 92% cổ phần. Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu bán ra số cổ phần này và hiện còn nắm giữ 61% AIG. Chưa rõ kế hoạch thoái vốn. Số dư giải ngân là 30.4 tỷ USD và khó giải ngân thêm.

• Hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô: Ban đầu là khoản tín dụng cấp cho General Motors và Chrysler, sau đó chuyển thành mua cổ phần ưu đãi dưới tên công ty chuyên cấp tài chính cho ngành công nghiệp ô tô GMAC (hiện đã đổi tên thành Ally Financial). Chính phủ Mỹ sau đó bán cổ phần ra công chúng và bán cho Fiat, giảm tỷ lệ sở hữu. Số dư giải ngân là 37.1 tỷ USD, không giải ngân thêm.

Các chương trình hỗ trợ bất động sản (Housing Programs)

Tất cả các chương trình này vẫn đang có hiệu lực và số vốn được phép giải ngân còn rất lớn.

• Home Affordable Modification Program (HAMP): Hoàn trả cho các công ty dịch vụ thế chấp nếu giảm chi phí tài chính (lãi vay) cho người mua nhà. Số dư giải ngân 2.85 tỷ USD, trong số vốn tối đa 29.9 tỷ USD.

• Hardest Hit Fund (HHF): Hỗ trợ tài chính cho các công ty tài chính bất động sản của các tiểu bang có tỷ lệ thất nghiệp cao và giá nhà đất sụt giảm mạnh. Số dư giải ngân 0.9 tỷ USD, trong số vốn tối đa 7.6 tỷ USD.

• FHA Short Refinance: Chương trình khuyến khích tái cấp vốn cho các khoản vay thế chấp mà giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn số nợ vay, nếu chủ nợ đồng ý xóa một phần nợ thế chấp. Số dư giải ngân 0.06 tỷ USD, trong số vốn tối đa 8.1 tỷ USD.

Quy mô giải ngân: Ngân hàng, ô tô và AIG đứng đầu bảng

Bảng bên dưới cho thấy sự phân bổ kinh phí quỹ TARP tập trung nhiều nhất vào chương trình hỗ trợ ngân hàng với gần 60% ngân quỹ toàn bộ chương trình; tiếp theo là hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ô tô và AIG, rồi sau đó mới đến thị trường tín dụng, thị trường bất động sản.

Riêng kinh phí dành cho chương trình thị trường tín dụng (bao gồm cả PPIP) chỉ mới giải ngân được 18.42 tỷ USD, so với con số dự kiến là 26.52 tỷ USD.

Tính đến ngày 15/05/2012, kinh phí giải ngân thực tế cho các chương trình TARP đạt 414.88 tỷ USD, thấp hơn so với con số dự kiến là 470.12 tỷ USD.

Nhiều khả năng dòng vốn từ quỹ TARP trong thời gian tới sẽ tiếp tục chảy vào các chương trình còn nhiều dư địa như bất động sản hay thị trường tín dụng.


Bài viết có sử dụng thông tin từ báo cáo về chương trình TARP của Quốc hội Mỹ.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98