Hoàn tất phương án xử lý 9 nhà băng

05/07/2012 13:55
05-07-2012 13:55:55+07:00

Hoàn tất phương án xử lý 9 nhà băng

NHNN vừa cho biết phương án xử lý 9 NHTM yếu kém đã hoàn tất và trình Chính phủ. Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố trong tháng 6 sẽ hoàn tất phương án xử lý toàn bộ 9 NH yếu kém.

Đề án tái cơ cấu của TienPhong Bank chỉ sử dụng nguồn lực từ NH
Đề án tái cơ cấu của TienPhongBank chỉ sử dụng nguồn lực từ NH

Ngân hàng tự cơ cấu

Theo NHNN, trong phương án chung xử lý 9 NHTM yếu kém, sau khi kiểm toán đặc biệt và kiểm toán độc lập sẽ để các NH này tự xây dựng phương án xử lý cho mình, chỉ khi không xây dựng được phương án riêng, NHNN sẽ can thiệp.

Đầu tháng 7 NHNN cũng đã có Văn bản 3977 chấp thuận việc cơ cấu lại TienPhongBank theo các kế hoạch tái cơ cấu như sau: TienPhongBank sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng điểm, trong đó tận dụng thế mạnh của Doji mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng. Với cổ đông FPT, TienPhongBank sẽ hỗ trợ cho các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ về tài chính, kinh nghiệm quản trị.

Vấn đề quan trọng nhất trong tái cơ cấu hệ thống NHTM là chi phí, trong đó muốn xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay phải bỏ ra ít nhất 4-5 tỷ USD. Tái cơ cấu NH chi phí lớn nhất là chi phí xử lý nợ xấu. Những vấn đề như thuê tư vấn nước ngoài để tái cơ cấu có thể chỉ mất vài trăm triệu USD, các NHTM có thể tự lo nhưng tiền để xử lý nợ xấu chủ yếu Chính phủ phải bỏ ra. Hàn Quốc trước đây tái cơ cấu NH xử lý nợ xấu phải mất khoảng 20-30% GDP.

TS. LÊ XUÂN NGHĨA, Chuyên gia NH

Chậm nhất ngày 5 của quý kế tiếp, TienPhongBank phải báo cáo NHNN kết quả thực hiện trong quý trước và dự kiến kế hoạch thực hiện trong quý này. Trước đó, tại ĐHCĐ của Navibank lãnh đạo NH này cũng cho biết NHNN chấp thuận cho NaviBank tự xây dựng phương án tái cơ cấu hoạt động thay vì hợp nhất, sáp nhập với NH khác.

Có thể thấy ngoài trường hợp hợp nhất 3 NH đầu tiên và sáp nhập Habubank vào SHB, theo Đề án Tái cơ cấu của TienPhongBank, cũng như NaviBank, Nhà nước không phải tốn chi phí hỗ trợ mà sử dụng nguồn lực từ NH.

Cụ thể, các cổ đông lớn của NHTM yếu kém đã chủ động mời các nhà đầu tư tham gia, trong đó chấp nhận thay đổi hệ thống quản trị NH, nhất là các vị trí lãnh đạo cao cấp. Đơn cử, trường hợp TienPhongBank có sự tham gia của Tập đoàn Vàng bạc Doji.

Theo đó ông Đỗ Minh Phú, Tổng giám đốc Doji, đã làm Chủ tịch HĐQT của TienPhongBank và hôm qua 4-7 NHTM này cũng chính thức công bố Tổng giám đốc mới là ông Nguyễn Hưng (nguyên Tổng giám đốc của VPBank).

Chưa biết kết quả tái cơ cấu NHTM sẽ hiệu quả đến đâu, nhưng giải pháp này đang được các NHTM ưu tiên thực hiện, thay vì tìm đối tác trong hệ thống để hợp nhất, sáp nhập.

Bởi lẽ giải pháp này không gây xáo trộn về mặt tâm lý cho CBCNV NH và về mặt nào đó cổ đông cũ dễ có sự thỏa thuận theo hướng có lợi hơn với nhà đầu tư mới so với phương án sáp nhập, hợp nhất với NH khác.

Bài toán chi phí

Vấn đề đang được dư luận quan tâm và tranh luận là chi phí để tái cơ cấu hệ thống NHTM lấy từ đâu trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp. Vì vậy phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ trông chờ vào Nhà nước.

Trong đó, ngoài việc các NHTM phải tự bỏ chi phí ra để tái cơ cấu, giải pháp được trông đợi là mời gọi nhà đầu tư nước ngoài rồi mới đến cần có sự can thiệp của Nhà nước.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hiện có cả chục NH lớn nằm trong danh sách “đen” có dư nợ cao trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Những NH này chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức lớn trong việc xử lý nợ xấu theo lộ trình tái cơ cấu NH, đặc biệt là việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

Theo một lãnh đạo NH cổ phần, kết quả kinh doanh của hệ thống NHTM những tháng gần đây có xu hướng giảm sút vì chênh lệch thu nhập - chi phí giảm bởi các NHTM phải liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay.

Đặc biệt tới đây theo Thông tư 21 của NHNN, hoạt động cho vay trên thị trường liên NH cũng phải trích lập dự phòng rủi ro. Hiện nay NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi Quyết định 493 về cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng mới.

Khi quyết định này được thông qua và ban hành, việc phải trích lập dự phòng đồng nghĩa các NHTM phải gia tăng chi phí, ảnh hưởng vào lợi nhuận. Thực tế trên báo cáo tài chính của nhiều NH còn có những món nợ trên liên NH quy mô lớn, trong đó nhiều khoản vẫn chưa thể thu hồi, tức tỷ lệ phải trích lập dự phòng sẽ tăng cao khi phân loại nợ. Như vậy, các NHTM sẽ phải “chịu đau” trong lộ trình tái cơ cấu theo yêu cầu của NHNN.

Gần đây, nhiều NHTM nhỏ đã đưa ra kế hoạch tăng vốn trong năm 2012, trong đó không chỉ phát hành cho cổ đông hiện hữu mà còn mời chào nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia.

Điều này cho thấy các NHTM đang gấp rút tăng vốn trong năm nay không chỉ để củng cố nội lực, mở rộng khả năng cho vay, mà còn vì nhiều NHTM yếu kém đứng trước sức ép phải cơ cấu lại nguồn vốn khi nợ xấu có khả năng ăn mất hết vốn tự có.

Theo một chuyên gia NH, thay vì Nhà nước phải bỏ vốn ra để tái cơ cấu NH, hay cấp phép cho thành lập NH nước ngoài, NHNN có thể có cơ chế đặc biệt cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào NHTM yếu kém với tỷ lệ góp vốn cao hơn quy định hiện tại. Điều này sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đổ vốn vào quá trình tái cơ cấu NH yếu kém.

Thanh Như

Sài gòn đầu tư tài chính







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98