Kinh tế Vĩ mô Tuần 16 - 20/7: Mừng hay lo với nhập siêu 6 tháng thấp kỷ lục?

15/07/2012 20:59
15-07-2012 20:59:00+07:00

Kinh tế Vĩ mô Tuần 16 - 20/7: Mừng hay lo với nhập siêu 6 tháng thấp kỷ lục?

Dù bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu, kim ngạch xuất khẩu đang cho thấy vẫn tiếp tục tăng trưởng đáng kể. Đây là động lực quan trọng để nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Nhập siêu 6 tháng thấp kỷ lục: Đáng mừng hay đáng lo?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 9.89 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước; và kim ngạch nhập khẩu đạt 9.53 tỷ USD, giảm 6.8%. Do đó, cán cân thương mại trong tháng 6 thặng dư 360 triệu USD, khác với con số thâm hụt ước tính 150 triệu USD của Tổng cục Thống kê. 

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 53.33 tỷ USD, tăng 22.7% so với cùng kỳ năm 2011; và kim ngạch nhập khẩu đạt 53.49 tỷ USD, tăng 6.3% Cán cân thương mại trong 6 tháng đầu năm 2012 thâm hụt 158 triệu USD, thấp hơn so với con số ước tính 685 triệu USD của Tổng cục Thống kê và là mức thấp kỷ lục kể từ năm 2005 đến nay.

Dù bị ảnh hưởng đáng kể do tình hình ảm đạm của kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn từ 2005 đến nay.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lại sụt giảm mạnh so cùng kỳ năm trước, và thấp hơn mức trung trình so với các năm trở lại đây. Nhu cầu cũng như sức mua yếu của nền kinh tế trong và ngoài nước là những lý do chính khiến nhu cầu nhập khẩu sụt giảm mạnh. Điều này đã giải thích cho mức thâm hụt thương mại thu hẹp đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay.

Theo đó, áp lực thâm hụt cán cân thương mại, cũng như cán cân thanh toán tổng thể trong năm 2012 đã vơi đi ít nhiều. Ở một khía cạnh nào đó, việc cán cân thương mại tìm về điểm cân bằng sẽ là tín hiệu tốt cho thị trường ngoại hối, đặc biệt là khả năng bình ổn tỷ giá USD/VND.

Như vậy, dù bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu, kim ngạch xuất khẩu đang cho thấy vẫn tiếp tục tăng trưởng đáng kể. Đây là động lực quan trọng để nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.


Dư nợ tín dụng tuần đầu tháng 7 tăng mạnh

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, hết tuần đầu của tháng 7 (tức khoảng ngày 7-8/7) dư nợ tín dụng toàn hệ thống đã tăng 1.76% so với đầu năm 2012. Trước đó, cơ quan này cũng công bố tín dụng tính đến ngày 30/6 chỉ mới tăng trưởng ở mức 0.76% so với đầu năm.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, dư nợ tín dụng được báo cáo tăng thêm khoảng 1%, tương đương khoảng 26,000 tỷ đồng (Giả định dư nợ toàn hệ thống vào cuối năm 2011 là 2.6 triệu tỷ đồng).  

Trong bối cảnh nền kinh tế đang “khát vốn” trầm trọng, thì việc tín dụng được đẩy tăng mạnh sẽ phần nào giải tỏa được nhu cầu vốn vay cho mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân.

Trong khi chất lượng của tín dụng vẫn đang còn là một quan tâm, tín hiệu này cho thấy dòng tín dụng đã được khơi thông ít nhiều. Cùng với việc chỉ đạo trần lãi suất các khoản vay cũ về 15%, NHNN đang thể hiện quyết tâm hỗ trợ tăng trưởng. Với thực tế này, rất có thể tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ lên mức 10%.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Thông tin mới nhất từ NHNN cho thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202,000 tỷ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ

Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tính đến cuối tháng 5/2012 là khoảng 197,000 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản vào khoảng 12,000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6.5% dư nợ của mảng này.

Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán đến cuối tháng 5/2012 khoảng 12,000 tỷ đồng, nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng, tức 4%.

• Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất với Chính phủ hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Quan điểm chủ yếu nhắm tới điều chỉnh công thức tính giá, kiểm soát chi hoa hồng đại lý cũng như việc trích lập quỹ bình ổn để sát với yêu cầu thực tế.

• Ngày 12/7, Bộ Tài chính công bố dự thảo biểu thuế nhập khẩu hàng Chi Lê theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê, dự kiến áp dụng từ đầu tháng 10 tới.

Có gần 9,100 dòng thuế cam kết cắt giảm theo hiệp định; trong đó có nhiều dòng thuế được giảm dần từ nay đến năm 2015

• Theo Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương, giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần (có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm) trong thời gian tới, theo thông số đầu vào và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

• Hạng mức xếp hạng tín nhiệm của một loạt ngân hàng Việt Nam như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE: STB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank (HOSE: CTG), Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được Fitch Ratings giữ nguyên ở mức "B" với triển vọng "ổn định" trong thời gian tới.

• Ngày 09/07, Moody's thông báo giữ nguyên các mức xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) nhưng lại hạ triển vọng từ mức “xem xét hạ bậc” xuống mức “tiêu cực”.

• Theo số liệu công bố ngày 13/07, GDP quý 2/2012 của Trung Quốc tăng trưởng 7.6% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ mở rộng chậm nhất từ quý 1/2009 đồng thời đánh dấu quý giảm tốc thứ 6 liên tiếp.

• Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) bất ngờ hạ lãi suất cơ bản 0.25% xuống 3%, mức thấp nhất trong một năm và đánh dấu lần hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009.

Cùng ngày, NHTW Brazil cũng hạ lãi suất Selic từ 8.5% về mức thấp kỷ lục 8%, ghi nhận lần hạ lãi suất thứ 8 liên tiếp kể từ tháng 8/2011.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98