Moody's hạ triển vọng tín nhiệm SHB xuống “tiêu cực”

09/07/2012 19:08
09-07-2012 19:08:57+07:00

Moody's hạ triển vọng tín nhiệm SHB xuống “tiêu cực”

Ngày 09/07, Moody's thông báo giữ nguyên các mức xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) nhưng lại hạ triển vọng từ mức “xem xét hạ bậc” xuống mức “tiêu cực”.

* NHNN chấp thuận việc sáp nhập HBB vào SHB

* Moody dọa hạ xếp hạng tín nhiệm của SHB

Theo đó, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm tiền gửi và nhà phát hành của SHB ở mức “B2”, xếp hạng sức mạnh độc lập tài chính ở mức “E+”, tương đương với mức “b2” trong dài hạn. Các mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn của SHB được giữ nguyên.

Động thái này khép lại quá trình xem xét hạ bậc tín nhiệm của SHB được Moody’s bắt đầu vào ngày 11/05/2012.

Theo Moody’s, việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm SHB sau vụ mua lại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) phản ánh quan điểm của tổ chức này về 3 vấn đề sau: (i) kế hoạch giải quyết và dự phòng nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, đặc biệt là khoản nợ xấu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); (ii) chi phí không đáng kể dành cho vụ sáp nhập vì thương vụ này sẽ được thực hiện thông qua thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu; và (iii) sự cải thiện về nguồn vốn của ngân hàng sau sáp nhập tính tới thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, nguyên nhân khiến Moody’s hạ thấp triển vọng tín nhiệm của SHB là do những bất ổn xung quanh vụ sáp nhập với HBB, đặc biệt là về chất lượng tài sản thời gian tới của ngân hàng sau sáp nhập và khả năng tạo ra lợi nhuận đủ để đáp ứng yêu cầu về các khoản trích lập dự phòng do chất lượng các khoản vay tương đối yếu kém của HBB.

Dù các mức xếp hạng tín nhiệm hiện tại cho thấy các thông số tài chính và môi trường hoạt động của SHB có thể tiếp tục sa sút nhưng cần phải theo dõi thêm từ 12 đến 18 tháng mới có thể đánh giá được thực trạng tài chính của ngân hàng sau sáp nhập.

Theo Moody’s, triển vọng “tiêu cực” còn do hồ sơ tín dụng yếu kém của HBB và quy mô khá lớn của vụ sáp nhập so với quy mô của SHB. Điều này có thể gây áp lực lên chất lượng tín dụng của ngân hàng này và cuối cùng là của ngân hàng sau sáp nhập vì trước đó hồ sơ tín dụng của SHB tương đối lành mạnh.

Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của là 2.2% trong khi của HBB là 4.4%. Nếu trừ các khoản vay của Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu của HBB là 16.7% nhưng rủi ro từ khoản vay của Vinashin đối với ngân hàng sau sáp nhập sẽ hạ thấp nếu được trích lập dự phòng đầy đủ trong vòng 5 năm. Hơn nữa, tất cả các khoản vay của Vinashin đều được thế chấp và có thể thu hồi một phần trong 6-12 tháng tới.

Tuy nhiên, vẫn cần phải dõi xem liệu trong năm nay ngân hàng sau sáp nhập có khả năng tạo ra đủ lợi nhuận để trích lập dự phòng khoảng 1.8 ngàn tỷ đồng trong trường hợp xấu nhất. Hiện các thông số lợi nhuận của HBB cũng yếu hơn so với SHB với tỷ lệ lợi nhuận ròng/tài sản có mức độ rủi ro trung bình năm 2011 là chưa tới 1% trong khi của SHB là 2.3%.

Moody’s ước tính tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng sau sáp nhập ở vào khoảng 13.3%, chỉ nhỉnh hơn so với mức 13.2% của SHB vào cuối năm 2011. Ngoài ra, hệ số thanh khoản của HBB cũng thấp hơn đáng kể so với SHB với tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (LDR) của HBB vào cuối năm 2011 là 120% trong khi tỷ lệ này đối với SHB là 84%. Moody’s lưu ý thêm theo báo cáo tài chính quý 1/2012 chưa kiểm toán, LDR của HBB và SHB dần ổn định khi lần lượt giảm về mức 90% và 75% một phần nhờ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay thấp hơn.

Theo nhận định của Moody’s, ban lãnh đạo của SHB sẽ gặp khó khăn liên quan đến quy mô của vụ sáp nhập vì tổng tài sản của HBB tương đương ít nhất 58% của SHB.

Moody’s cho rằng việc nâng xếp hạng tín nhiệm của SHB trong ngắn hạn là hầu như không thể do triển vọng “tiêu cực”. Dù vậy trong trung hạn, tổ chức này có thể điều chỉnh triển vọng của SHB lên “ổn định” nếu LDR giảm xuống dưới 90% và tỷ lệ lợi nhuận ròng/tài sản có mức độ rủi ro trung bình cao hơn 2%. Ngược lại, SHB có thể bị hạ bậc tín nhiệm nếu tình hình thanh khoản của ngân hàng sau sáp nhập giảm sút đáng kể với LDR tăng lên trên 120%, nợ xấu vượt 5% và vốn cấp 1 xuống dưới 8%.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98